Chế độ ăn phòng bệnh viêm loét dạ dày

Bệnh viêm loét dạ dày có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày. Khi mắc bệnh, ngoài điều trị và sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh viêm loét dạ dày cần đặc biệt lưu ý về chế độ ăn uống. Vậy chế độ ăn nào giúp phòng  bệnh viêm loét dạ dày?

1. Các nguyên tắc trong ăn uống giúp phòng tránh viêm loét dạ dày

1.1. Cần đảm bảo ăn uống vệ sinh để phòng tránh viêm loét dạ dày

Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để phòng viêm loét dạ dày
Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để phòng viêm loét dạ dày

– Rửa tay trước khi ăn nhằm hạn chế vi khuẩn xâm nhập gây bệnh viêm loét dạ dày.

– Ăn chín, uống sôi. Không ăn các loại thức ăn ôi thiu, hỏng, mốc.

1.2. Ăn chậm, nhai kỹ để phòng tránh viêm loét dạ dày

Để phòng tránh bệnh viêm loét dạ dày, nên ăn chậm, nhai kỹ. Điều này giúp giảm bớt gánh nặng hoạt động cho dạ dày.

Hạn chế việc ăn nhanh nuốt vội hay vừa ăn vừa làm việc. Cố gắng thư giãn trong bữa ăn để dạ dày hoạt động hiệu quả giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt hơn nhé.

Khi chế biến thực phẩm nên thái nhỏ, nấu kỹ cho mềm. Chủ yếu ăn đồ hấp, luộc, ninh.

1.3. Ăn uống điều độ, đúng giờ, có định lượng hạn chế khả năng viêm loét dạ dày

Ăn uống điều độ, đúng giờ để phòng tránh viêm loét dạ dày
Ăn uống điều độ, đúng giờ để phòng tránh viêm loét dạ dày

Ăn uống điều độ, đúng giờ và có định lượng sẽ hình thành phản xạ có điều kiện, điều này hỗ trợ bài tiết tuyến tiêu hóa, có lợi cho tiêu hóa.

Bạn cần ăn đầy đủ 3 bữa/ngày, ăn đúng giờ, không nên để dạ dày quá đói hoặc quá no. Bởi khi đó các axit trong dạ dày sẽ tiết ra, gây ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa, giảm nguy cơ mắc viêm loét dạ dày.

1.4. Uống nước đúng cách làm loãng dịch vị dạ dày

– Sáng sớm mới ngủ dậy và một giờ trước khi ăn là thời điểm tốt nhất để uống nước. Hãy uống một cốc nước trước bữa ăn 30 phút để giúp bạn ăn ngon miệng hơn.

– Không nên vừa ăn vừa uống.

– Sau khi ăn chỉ nên uống thêm một vài ngụm nước nhỏ. Uống nước ngay sau bữa ăn sẽ làm loãng dịch vị dạ dày. Điều này dễ gây ra chứng đau dạ dày, dẫn đến gây viêm loét dạ dày.

Uống nước đúng cách có thể phòng các bệnh tiêu hóa, trong đó có viêm loét dạ dày
Uống nước đúng cách có thể phòng các bệnh tiêu hóa, trong đó có viêm loét dạ dày

– Nếu bệnh nhân nôn ra máu, đại tiện phân đen, cần ngay lập tức cho dừng ăn thức ăn cứng. Sau khi bệnh nhân ngừng chảy máu 24h mới cho ăn một ít sữa nguội. Khi bệnh thuyên giảm và các triệu chứng ổn định mới dần ăn các món thông thường theo hướng dẫn của bác sĩ.

– Thay đổi các món ăn, tránh đơn điệu dễ gây chán.

2. Những thực phẩm tốt cho người viêm loét dạ dày

– Ăn các món giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa để tăng sức đề kháng cho niêm mạc dạ dày. Không chọn các thực phẩm chứa nhiều chất kích thích. Một số món ăn phù hợp với người bệnh viêm loét dạ dày có thể kể đến như: sữa bò, nước cháo, sữa đậu nành, bột ngó sen, đậu phụ, bí xanh, khoai tây, thịt nạc, cá…

– Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi, khi ăn nên nấu những món ăn mềm, dễ tiêu hóa.

Trái cây tốt cho người viêm loét dạ dày
Trái cây tốt cho người viêm loét dạ dày

– Bổ sung vitamin C. Vitamin C có tác dụng bảo vệ dạ dày nếu lượng tiêu thụ trong mức cho phép. Nếu duy trì hàm lượng vitamin C ở mức bình thường trong dịch dạ dày có thể phát huy hiệu quả chức năng, tăng cường sức đề kháng cho dạ dày. Bạn nên bổ sung vitamin C qua chế độ ăn uống hàng ngày với các loại rau củ quả tươi.

– Ưu tiên các thực phẩm từ tinh bột như gạo nếp, bánh mì, sữa, bánh quy, cung cấp nhiều acid béo như mỡ cá, thực phẩm giàu kẽm, vitamin A như hàu, sò, thịt.

Xem thêm

6 thói quen tốt giúp phòng ngừa viêm loét dạ dày

3. Những thực phẩm nên hạn chế để tránh viêm loét dạ dày

3.1. Thực phẩm chứa nhiều chất béo, các món chiên. xào

Các loại đồ ăn này không dễ tiêu hóa vì thế có thể làm gia tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa. Ăn nhiều thực phẩm chiên rán có thể khiến máu nhiễm mỡ, không tốt cho sức khỏe.

3.2. Viêm loét dạ dày hạn chế ăn các món muối chua

Ăn nhiều các món muối chua có thể gây bệnh dạ dày
Ăn nhiều các món muối chua có thể gây bệnh viêm loét dạ dày

Trong các thực phẩm ướp chứa nhiều muối cũng làm cho dạ dày “vất vả” hơn trong khâu xử lý. Hơn nữa, chúng còn chứa một số chất gây ung thư, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra khi ăn các loại thức ăn có chứa nitrates và nitrites như thịt hun khói, thịt ướp cá muối, cũng như rau, cà, dưa muối… nên cần hạn chế, không nên ăn.

3.3. Đồ sống, lạnh dễ gây viêm loét dạ dày

Đồ ăn sống hay lạnh kích thích khá mạnh đối với niêm mạc đường tiêu hóa, nhất là niêm mạc dạ dày bởi vậy dễ gây tiêu chảy hoặc viêm loét dạ dày.

3.4. Không nên ăn quá nhiều canh hay uống nhiều nước trong bữa ăn

Không nên ăn quá nhiều canh hay uống nhiều nước trong bữa ăn
 Uống quá nhiều nước trong bữa ăn có thể gây bệnh viêm loét dạ dày

Hấp thu lượng nước lớn sẽ pha loãng men tiêu hóa gây khó tiêu. Mỗi bữa ăn nên sử dụng 100-200 ml nước là vừa đủ. Sau khi ăn không nên vận động mạnh, không chạy nhảy, tập thể dục hay làm việc quá sức.

Bệnh viêm loét dạ dày tuy phổ biến nhưng lại là căn bệnh có thể phòng ngừa. Áp dụng và thực hiện một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học giúp bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Đặc biệt chế độ ăn hợp lý giúp hạn chế các nguy cơ về bệnh về dạ dày nói chung và viêm loét dạ dày nói riêng.

Phương Anh (Thầy thuốc Việt Nam)

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận