Đái tháo đường và việc tuân thủ điều trị

Theo BS. CK1 Nguyễn Thị Hải Yến, phụ trách khoa Nội tổng hợp cho biết: hiện nay có rất nhiều bệnh nhân đái tháo đường vài tháng mới đi khám lại. Thậm chí cả năm trời, có những trường hợp tự ý giảm liều thuốc điều trị.  Những việc này dẫn đến tình trạng đường huyết tăng cao vọt, gây tăng nguy cơ gặp biến chứng của đái tháo đường.

Anh Đ.T.H (46 tuổi, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) phát hiện Đái tháo đường typ 2 và Tăng huyết áp cách đây 4 năm, vẫn đến khám và điều trị theo đơn Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội. Trước tết 2018, anh H không đi khám định kỳ và tự giảm liều thuốc điều trị đái tháo đường. Cách đây 3 tháng, anh H xuất hiện các triệu chứng ăn nhiều, nhanh đói, sụt cân nên đến khám tại BV Đa khoa YHCT Hà Nội, được yêu cầu nhập viện vào khoa Nội Tổng Hợp. Sau khi thăm khám và chỉ định làm các xét nghiệm cho kết quả: Đường máu 11,2 mmol/l; HbA1c 8,6 %. Cholesterol: 7,0 mmol/l . Anh H được chẩn đoán: Đái tháo đường typ 2 / Tăng huyết áp/ Rối loạn chuyển hóa Lipid, điều trị bằng việc kiểm soát lại đường huyết, kiểm soát huyết áp, lipid. Sau 15 ngày điều trị, đường huyết của anh H đã được kiểm soát tốt, bệnh nhân được xuất viện.

Theo BS. CK1 Nguyễn Thị Hải Yến, phụ trách khoa Nội tổng hợp cho biết: hiện nay có rất nhiều bệnh nhân đái tháo đường đi khám định kỳ, kết quả kiểm soát đường huyết tốt, thuốc điều trị không thay đổi nên sinh ra tâm lý chủ quan, vài tháng mới đi khám lại, thậm chí cả năm trời, có những trường hợp tự ý giảm liều thuốc điều trị. Những việc này dẫn đến tình trạng đường huyết tăng cao vọt, gây tăng nguy cơ gặp biến chứng của đái tháo đường.

Xem thêm

https://thaythuocvietnam.vn/thuc-don-mau-cho-nguoi-bi-benh-tieu-duong/

Biến chứng của đái tháo đường ( Nguồn: internet)

Đái tháo đường gây ra những biến chứng cấp tính và mạn tính như sau:

– Biến chứng cấp tính: Hạ đường huyết, Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu, Hôn mê toan ceton

– Biến chứng mạn tính: gây ra các tổn thương mạch máu và thần kinh

Biến chứng mạch máu:

* Biến chứng mạch máu lớn:

+ Bệnh mạch vành tim gây nhồi máu cơ tim.

+ Bệnh mạch máu não gây đột quỵ.

+ Bệnh mạch máu ngoại vi, hay gặp nhất là bệnh mạch máu chi dưới gây hoại tử dẫn đến cắt cụt chi.

Biến chứng mạch máu ( Nguồn: internet)

* Biến chứng mạch máu nhỏ:

+ Bệnh lý võng mạc.

+ Bệnh lý vi mạch cầu thận.

* Bệnh lý thần kinh:

* Tổn thương thần kinh ngoại biên.

* Tổn thương thần kinh sọ não.

* Tổn thương thần kinh tự động.

* Bệnh phối hợp giữa thần kinh và mạch máu:

Loét, hoại tử, hoại thư dẫn đến cắt cụt bàn chân.

Như vậy, mục tiêu điều trị của bệnh Đái tháo đường là kiểm soát tốt chỉ số đường huyết, phát hiện sớm các bệnh kèm theo như tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid, nhằm giúp bệnh nhân ngăn ngừa hoặc trì hoãn các biến chứng của đái tháo đường. Do đó Bs Hải Yến khuyến cáo người bệnh cần được theo dõi thường xuyên bằng cách đi khám bệnh định kỳ, tuân thủ theo chế độ điều trị của bác sĩ. Ngoài ra, bệnh nhân cần có chế độ luyện tập hợp lý và chế độ ăn lành mạnh.

Bs. Mai Ánh Điệp

Bệnh viện đa khoa YHCT Hà Nội

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận