Tổng quan và những triệu chứng viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày tá tràng là một trong những bệnh dạ dày phổ biến, thường gặp ở nước ta cũng như trên thế giới. Trong những năm gần đây tỷ lệ người mắc bệnh loét dạ dày – tá tràng chiếm khoảng 10-15% dân số thế giới và có xu hướng gia tăng. Mọi người dân cần cập nhật những thông tin về bệnh viêm loét dạ dày, đặc biệt là triệu chứng loét dạ dày để có những biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh. TS Viên Văn Đoan sẽ chia sẻ các kiến thức cần thiết về bệnh viêm loét dạ dày trong bài viết dưới đây!

Viêm loét dạ dày tá tràng là gì?

viêm loét dạ dày
Hình ảnh loét dạ dày – tá tràng 

Viêm loét dạ dày tá tràng là một bệnh rất thường gặp ở khắp nơi trên thế giới, nhất là ở các nước phát triển. Đây là một sự phá hủy cục bộ niêm mạc dạ dày tá tràng do acid chlorhydric và pepsin. Tổn thương vượt qua lớp cơ niêm của niêm mạc dạ dày tá tràng. Đây là đặc điểm để phân biệt với loét trợt khi tổn thương chưa vượt qua lớp cơ niêm.

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Ở Việt Nam, cho tới nay chưa có thống kê chung cho cả nước, tuy nhiên ước tính số người bị viêm loét dạ dày khoảng 12% dân số.

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng là gì?

viêm loét dạ dày
Nguyên nhân loét dạ dày 

Viêm loét dạ dày do nhiễm trùng

Với tác nhân thường gặp nhất là vì khuẩn Helicobacter Pylori. Ngoài ra còn do: Helicobacter Heilmannil, trực khuẩn lao, xoắn khuẩn giang mai, nấm, ký sinh trùng, virus.

Viêm loét dạ dày do sử dụng thuốc

Do bệnh nhân lạm dụng các thuốc trong thời gian dài. Các thuốc kháng viêm không steroid ( NSAID): bao gồm các thuốc Celecoxib, Diclofenac, Etodolac, Flubiprofen, Ibuprofen, Indomethacin, Keroprofen, Ketorolac tromethamin, Acid mefenamic, Meloxicam, Naproxen, Piroxicam, Tenoxicam, Aspirin. Các thuốc Corticoid: hydrocortison, cortison, Prednisone, Prednisone, Methylprednisolon, Triamcinolon, Dexamethason, Betamethason.

Viêm loét dạ dày do tự miễn

Do sự xuất hiện của kháng thể chống lại tế bào thành của dạ dày và yếu tố nội tại.

Viêm loét dạ dày liên quan đến bệnh mạn tính hoặc suy đa tạng

Loét do stress, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, xơ gan, suy thận, ghép tạng.

Viêm loét dạ dày do nguyên nhân khác

U bài tiết Gasttin, tăng hoạt động tế bào G hang vị, chiếu xạ, Crohn, Sarcoidosis.

Biểu hiện của viêm loét dạ dày tá tràng

Đau bụng vùng thượng vị là triệu chứng viêm loét dạ dày thường thấy nhất, tuy nhiên có những đặc điểm khác biệt giữa đau do loét dạ dày và đau do loét tá tràng.

Các triệu chứng viêm loét dạ dày thường gặp (ảnh: Internet)
Các triệu chứng viêm loét dạ dày thường gặp (ảnh: Internet)

Biểu hiện của loét dạ dày

  • Đau vùng thượng vị đôi khi lan lên ngực sau mũi ức.
  • Đau quặn bụng cảm giác như đói cồn cào hoặc đôi khi nóng rát. Nhưng có khi đau âm ỉ từng đợt có tính chất chu kỳ. Những đợt đau thường kéo dài 2-8 tuần rồi giảm trong vài tháng, có khi vài năm và tái phát đau trở lại.
  • Đau có nhịp điệu trong ngày, thường liên quan đến bữa ăn. Xuất hiện 30 phút đến 2 giờ sau khi ăn.
  • Tuy nhiên cũng có trường hợp không đau. Bệnh viêm loét dạ dày được phát hiện tình cờ khi soi dạ dày thực quản hoặc khi có biến chứng thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hóa…
  • Ngoài đau bụng, người bệnh có thể có các triệu chứng khác như: Đầy bụng, khó tiêu, chậm tiêu, ăn kém, buồn nôn, nôn, ợ hơi, ợ chua, phân táo lỏng bất thường…

Trong phần lớn trường hợp loét trong viêm loét dạ dày thường tự lành sẹo sau 2-3 tháng, nhưng trong 2 năm đầu tái phát >50% trường hợp. Tần suất tái phát trung bình 2-3 năm và càng về sau thời gian tái phát càng rút ngắn.

Biểu hiện của loét tá tràng

  • Đau là đặc trưng với các đợt bộc phát rõ ràng. Giữa các cơn đau thường không có triệu chứng nào cả. Đau xuất hiện 2-4 giờ sau khi ăn tạo thành nhịp 3 kỳ. Hoặc đau về đêm 1-2 giờ sáng.
  • Đau quặn thắt nhiều hơn là đau kiểu nóng ran. Đau ở thượng vị lan ra sau lưng, lệch bên phải. Cũng có 10% trường hợp không đau, cũng có 10% loét đã lành những người bệnh vẫn đau.
  • Trên một nửa số trường hợp viêm loét dạ dày tá tràng thì tá tràng bị tái phát trong năm đầu tiên. Lâu dài sau 10-15 năm có khoảng 60% người bệnh có các triệu chứng được cải thiện, 20% có biến chứng phải phẫu thuật và 20% diễn biến loét theo chu kỳ.

Như vậy, triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng dễ nhầm với bệnh gì?

Xem thêm: Các triệu chứng của viêm loét dạ dày

Chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng như thế nào?

Hiện nay, chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng chủ yếu dựa vào nội soi dạ dày tá tràng, kết hợp với sinh thiết để chẩn đoán nguyên nhân.

Nội soi đường tiêu hóa trên bao gồm nội soi thực quản, dạ dày – tá tràng là một trong các xét nghiệm loét dạ dày tá tràng.

Hình ảnh nội soi dạ dày chẩn đoán viêm loét dạ dày
Hình ảnh nội soi dạ dày chẩn đoán viêm loét dạ dày (Ảnh internet)

Các bác sĩ sẽ tiến hành đưa một dây soi mềm có đường kính 0.7 – 0.9cm qua miệng, hoặc đường kính nhỏ hơn nếu đưa qua đường mũi. Khi ông nội soi được đưa vào trong thực quản dạ dày và tá tràng sẽ giúp bác sĩ phát hiện các tổn thương trên bề mặt niêm mạc.

Ở đầu dây soi có hệ thống thiết bị đèn phát ánh sáng. Các tín hiệu ánh sáng thu được sẽ được truyền về qua bộ xử lý và truyền tải thành hình ảnh trung thực trong quá trình soi lên màn hình. Vì vậy nội soi cho phép đánh giá và chẩn đoán chính xác hơn chụp x quang loét dạ dày

Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Ngày nay nhờ sự tiến bộ của y học và công nghệ dược, nhiều thuốc điều trị viêm loét dạ dày ra đời đã làm giảm tỷ lệ tái phát và các biến chứng.

Nguyên tắc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

  • Diệt sạch HP
  • Giảm đau nhanh
  • Chóng liền sẹo
  • Ngăn ngừa tái phát

Thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống cho người bị viêm loét dạ dày tá tràng

  • Không uống rượu bia, cà phê, chè đặc.
  • Không hút thuốc lá
  • Sinh hoạt thoải mái, làm việc vừa sức, điều độ, tránh căng thẳng, lo lắng.
  • Tập thói quen ăn đúng giờ, đủ bữa, ngủ đủ giấc.
  • Không nên nhịn ăn, dù cả khi có xuất huyết. Không ăn quá no hay quá đói. Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa. 
  • Nên ăn các thức ăn mềm, loãng, không quá nóng hay lạnh, thường khoảng 40-50 độ C là phù hợp nhất.
  • Kiêng đồ chua cay nóng, đồ chứa nhiều gia vị, quá cứng, đồ uống có ga.

Thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Thuốc trung hoà acid dịch vị

Thuốc có tác dụng làm giảm nhanh các triệu chứng tuy nhiên không có tác dụng điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh.

Các thuốc thường sử dụng trong nhóm này bao gồm:

Aluminium hydroxide, Magnesium carbonate, Magnesium trisilicate, Magnesium hydroxide….

Thuốc ức chế histamin H2

Giảm tiết acid HCl thông qua việc ức chế quá trình gắn histamin vào receptor H2

Các thuốc thường dùng trong nhóm là Cimetidine, Ramotidine,Famotidin….

Thuốc ức chế bơm proton

Nhóm thuốc này có tác dụng giảm tiết acid do bất kỳ nguyên nhân nào gây ra. Đây là nhóm thuốc được lựa chọn đầu tay để điều trị các biến chứng viêm loét dạ dày tá tràng như xuất huyết tiêu hoá, chảy máu dạ dày, đi ngoài phân lẫn máu…

Các thuốc hay được sử dụng như: Omeprazole, Esomeprazol….

Thuốc kháng HP

Các phác đồ sẽ được bác sĩ lựa chọn tuỳ thuộc vào tình trạng mỗi bệnh nhân. Với trường hợp có nhiễm vi khuẩn HP, thông thường sẽ kết hợp 2 nhóm kháng sinh + 1 thuốc ức chế bơm proton (PPI), có thể phối hợp thêm các thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Các thuốc khác

Một số thuốc được sử dụng thêm để giảm co thắt như Drotaverin, thuốc giảm nôn như Metoclopramid…

Phòng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng như thế nào?

  • Không lạm dụng thuốc giảm đau. Phải dùng đúng chỉ định
  • Tránh thức khuya, ăn không đúng, đủ bữa, không nhịn ăn để giảm cân.
  • Không sử dụng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu bia.
  • Hạn chế bỏ nhiều gia vị cay nóng như ớt, tiêu, tỏi vào chế biến món ăn. Hạn đồ chua cứng như xoài, cóc, chanh,…
  • Khám sức khoẻ định kì, điều trị ngay khi phát hiện bệnh viêm dạ dày tá tràng 

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận