10 điều cần biết về mổ sỏi mật để giảm biến chứng nguy hiểm

Mổ sỏi mật là phương pháp điều trị sỏi mật rất phổ biến. Nhiều bệnh nhân sau khi phát hiện bệnh thường được chỉ định phẫu thuật cắt túi mật để loại bỏ sỏi. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ các thông tin về phẫu thuật này. Hãy cùng Thầy thuốc Việt Nam tìm hiểu các thông tin của phẫu thuật mổ túi mật trong bài viết dưới đây.

Mổ sỏi mật là cách đẩy sỏi mật ra ngoài nhanh chóng
Mổ sỏi mật là cách đẩy sỏi mật ra ngoài nhanh chóng

1. Khi nào nên tiến hành mổ sỏi mật?

Thông thường, đối với các bệnh nhân sỏi mật không có triệu chứng, kích thước sỏi còn nhỏ và chưa xảy ra biến chứng sẽ được chỉ định sử dụng thuốc điều trị nội khoa kết hợp với chế độ ăn uống, luyện tập. Người bệnh trong trường hợp này chỉ cần tái khám định kỳ để kiểm tra kích thước và số lượng sỏi. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp sỏi nhỏ đều có thể điều trị nội khoa. Có rất nhiều trường hợp sỏi chỉ vài milimet đã được chỉ định phẫu thuật. Phương pháp điều trị sỏi mật phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước sỏi, số lượng sỏi, vị trí sỏi, các biến chứng do sỏi mật,…

Mổ sỏi mật thường được chỉ định trong một số trường hợp sau:

  • Sỏi kích thước trên 25mm, người bệnh có các cơn đau dữ dội do túi mật bị sỏi cản trở hoạt động.
  • Số lượng sỏi nhiều
  • Người bệnh gặp các biến chứng như viêm túi mật, viêm tụy cấp,…
  • Sỏi kẹt ở đường dẫn mật gây tắc toàn phần hoặc bán phần dịch mật.
  • Sỏi mật kèm polyp túi mật lớn hơn 10mm
  • Bệnh nhân sỏi túi mật có kèm bệnh lý tiểu đường
  • Bệnh nhân suy giảm miễn dịch
  • Bệnh nhân có nguy cơ ung thư túi mật
Mổ sỏi mật thường chỉ được chỉ định khi sỏi có kích thước quá lớn

2. Các phương pháp mổ sỏi mật

Phẫu thuật điều trị sỏi mật gồm hai loại là mổ nội soi cắt túi mật và mổ hở cắt túi mật. Hiện nay với khoa học kỹ thuật hiện đại, phẫu thuật nội soi cắt túi mật được ưu tiên lựa chọn hơn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, người bệnh sẽ được thực hiện mổ hở.

2.1 Mổ nội soi cắt túi mật

Phẫu thuật nội soi cắt túi mật thường diễn ra trong vòng 30 đến 60 phút. Bác sĩ sẽ rạch 2-4 đường rạch khoảng 2-3cm để đưa thiết bị phẫu thuật vào khoang bụng..

Mổ nội soi là phẫu thuật ít xâm lấn nhưng vẫn đảm bảo an toàn và được chứng minh hiệu quả điều trị sỏi túi mật rất cao. Người bệnh sau phẫu thuật nội soi ít đau đớn, sẹo vết mổ có tính thẩm mỹ cao. Thời gian gây mê và phẫu thuật nên rút ngăn thời gian nằm bất động tại giường, đẩy nhanh quá trình phục hồi sau phẫu thuật. Người bệnh có thể xuất viện sau 7-10 ngày nếu tình trạng ổn định

2.2. Mổ hở cắt túi mật

Phương pháp mổ mở cắt túi mật là phương pháp điều trị sỏi mật cổ điển. Phương pháp này được chỉ định trong một số trường hợp bệnh nhân sỏi mật như:

  • Viêm phúc mạc
  • Ống mật hoặc túi mật bị viêm nhiễm nặng
  • Tiền sử sẹo mổ cũ
  • Chống chỉ định mổ nội soi: chấn thương mạch máu lớn, thành túi mật dày, không nhìn rõ tạng qua máy quay.

Vết mổ hở thường dài khoảng 10-15cm ở vùng giữa rốn và điểm cuối xương ức. Túi mật được bóc tách khỏi động mạch và cắt bằng dao chuyên dụng. Phẫu thuật thường diễn ra trong 1 đến 2 giờ. Cắt túi mật bằng phương pháp mổ hở có tác dụng tương đương như phẫu thuật nội soi. Tuy nhiên, do vết mổ có kích thước nên thời gian phục hồi sau phẫu thuật sẽ lâu hơn và có nhiều nguy cơ biến chứng hơn so với phẫu thuật nội soi. Để người bệnh phục hồi hoàn toàn sau phẫu thuật cần 4-6 tuần.

Mổ sỏi mật nội soi thường được chỉ định hơn mổ hở

3. Mổ sỏi mật có nguy hiểm không?

Tất cả các cuộc phẫu thuật đều có tỷ lệ rủi ro nhất định. Tuy nhiên, mổ sỏi mật là một trong các phẫu thuật đơn giản và tương đối an toàn, ít ảnh hưởng đến tính mạng.Ngoài cảm giác đau đớn và mệt mỏi, người bệnh có thể gặp một số biến chứng sau phẫu thuật như:

  • Nôn hoặc buồn nôn
  • Tiêu chảy
  • Nhiễm trùng
  • Tổn thương ống dẫn mật.
  • Sót sỏi mật

4. Mổ sỏi mật có chữa khỏi hẳn được bệnh không?

Mổ sỏi mật là phương pháp có thể loại bỏ hoàn toàn mật tại thời điểm phẫu thuật. Những điều này không có nghĩa là bệnh nhân không có nguy cơ tái phát bệnh. Có tới 50% bệnh nhân sau phẫu thuật sỏi mật sau 3 năm xuất hiện sỏi mới ở các vị trí khác trong đường mật. Chính vì vậy, người bệnh sau túi mật cần quản lý chế độ ăn và sinh hoạt lành mạnh để hạn chế nguy cơ sỏi tái phát.

Nhiều nghiên cứu cho thấy bài thuốc 8 thảo dược quý Uất kim, Chi tử, Sài hồ, Hoàng bá, Diệp hạ châu, Nhân trần, Chỉ xác, Kim tiền thảo không chỉ giúp bài sỏi cho những người chưa có chỉ định mổ mà còn giúp người đã mổ sỏi mật phòng sỏi tái phát sau phẫu thuật.

Thay vì phải đun sắc phức tạp, bạn có thể tham khảo sử dụng các thảo dược này dưới dạng viên uống tiện dụng như TPCN Kim Đởm Khang. Điểm khác biệt của Kim Đởm Khang là hiệu quả đã được kiểm chứng tại Viện 103. Theo đó, dùng TPCN Kim Đởm Khang hỗ trợ sẽ giúp

  • Hỗ trợ bài sỏi mật, sỏi gan, ngăn sỏi tái phát sau can thiệp, phẫu thuật
  • Giúp giảm đau, đầy trướng, khó tiêu, sợ mỡ, táo bón, vàng da, vàng mắt….
  • Phòng ngừa biến chứng do sỏi mật gây ra.

Để hiểu hơn về sản phẩm, bạn có thể đọc bài viết: TPCN Kim Đởm Khang – Giải pháp vàng giúp bài sỏi mật, sỏi gan hoặc gọi tới hotline 0963.022.986.

TPCN Kim Đởm Khang - Giải pháp giúp bài sỏi mật, sỏi gan, phòng sỏi tái phát
TPCN Kim Đởm Khang – Giải pháp giúp bài sỏi mật, sỏi gan, phòng sỏi tái phát

*Lưu ý: sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Thông tin do nhãn hàng cung cấp

5. Mổ sỏi mật tại các bệnh viện nào tốt?

Hiện nay, có rất nhiều bệnh viện từ tuyến trung ương đến địa phương  được cấp phép thực hiện phẫu thuật cắt túi mật trên cả nước. Dưới đây là một số bệnh viện mổ sỏi mật tốt nhất:

  • Bệnh viện Bạch Mai
  • Bệnh viện hữu nghị Việt đức
  • Bệnh viện trung ương quân đội 108
  • Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
  • Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn
  • Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Bệnh viện nhân dân 115
  • Bệnh viện Chợ Rẫy

6. Mổ sỏi mật hết bao nhiêu tiền?

Để tính toán chi phí cố định cho phẫu thuật cắt túi mật là rất khó. Thông thường, chi phí thực hiện mổ nội soi cắt túi mật khoảng 10 triệu đồng, mổ hở khoảng 8-10 triệu đồng. Chi phí thực tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố như bệnh viện phẫu thuật là bệnh viện công hay bệnh viện tư, thời gian lưu viện sau phẫu thuật, chi phí thuốc men, giường bệnh, bảo hiểm y tế, sự cố bất ngờ xảy ra trong và sau phẫu thuật,…

7. Mổ sỏi mật có được hưởng bảo hiểm không?

Hiện nay, các giải pháp mổ sỏi mật như cắt túi mật nội soi hay mổ hở, lấy sỏi đường mật, nội soi mật tuỵ ngược dòng… đều đã nằm trong danh mục thanh toán của bảo hiểm y tế. Mức độ thanh toán có thể từ 40-100% tuỳ theo tình trạng đúng tuyến hay ngược tuyến, đối tượng đặc biệt hay không…

Trường hợp lựa chọn mổ sỏi mật tại bệnh viện tư nhân, bạn nên trao đổi cụ thể với bác sĩ xem liệu bệnh viện có thanh toán theo bảo hiểm y tế không.

Chi phí mổ sỏi mật được Bảo hiểm Y tế thanh toán một phần

Xem thêm

Bệnh sỏi gan có nguy hiểm không? Bác sĩ tư vấn cách điều trị

8. Chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi mật

Sau phẫu thuật mổ sỏi mật, người bệnh không chỉ đau đớn mà còn có nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm. Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật đúng cách sẽ giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng, giảm các triệu chứng khó chịu và các biến chứng.

8.1. Sau mổ sỏi mật nên ăn gì, kiêng gì?

  • Nên chọn các thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu hóa.
  • Uống nhiều nước.
  • Bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ, trái cây: rau xanh, đậu bắp, cam, quýt,…
  • Hạn chế thức ăn nhiều chất béo: mỡ động vật, da động vật,  nội tạng động vật, thịt bò, lòng đỏ trứng.
  • Hạn chế các thực phẩm từ sữa béo: sữa nguyên kem, bơ, phô mai.
  • Không ăn cay, quá mặn.
  • Bổ sung các thực phẩm hỗ trợ từ các thảo dược thiên nhiên có lợi cho gan, mật: Kim tiền thảo, Nhân trần, Nghệ,…

8.2. Hướng dẫn tập luyện cho người mổ sỏi mật

Lựa chọn các môn thể thao nhẹ nhàng luyện tập hàng ngày khoảng 15-30 phút thúc đẩy lưu thông dịch mật, hạn chế tích tụ mật. Các môn thể thao được khuyến nghị cho người sau mổ gồm đi bộ, đạp xe, yoga, thiền.

8.3. Lưu ý khi phải đặt dẫn lưu Kehr

Ống dẫn lưu Kehr có tác dụng đưa dịch mật dư thừa, dẫn sỏi còn sót (nếu có) sau phẫu thuật ra khỏi cơ thể, vệ sinh đường mật. Thông thường trước khi xuất viện, ống dẫn lưu Kehr sẽ được rút ra ngoài. Trong một số trường hợp, người bệnh vẫn phải đặt ống dẫn lưu tại nhà. Dùng cồn iod vệ sinh phần da tiếp xúc với ống dẫn lưu hàng ngày. Sau khi vệ sinh xong cần dùng băng vô khuẩn để băng và cố định ống dẫn lưu.

Mở ống dẫn lưu khi người bệnh thấy căng tức để dịch mật chảy ra ngoài. Theo dõi và ghi lại số lượng, màu sắc,… dịch mật hàng ngày. Nếu có bất thường cần đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế để xử lý.

Mổ sỏi mật là phương pháp điều trị an toàn  mang lại hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, người bệnh hoàn toàn có nguy cơ tái phát sỏi sau phẫu thuật. Mỗi người bệnh cần xây dựng chế độ ăn, sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp duy trì kết quả điều trị được lâu dài hơn.

Mở ống dẫn lưu khi người bệnh thấy căng tức để dịch mật chảy ra ngoài. Theo dõi và ghi lại số lượng, màu sắc,… dịch mật hàng ngày. Nếu có bất thường cần đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế để xử lý.

Mổ sỏi mật là phương pháp điều trị an toàn mang lại hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, người bệnh hoàn toàn có nguy cơ tái phát sỏi sau phẫu thuật. Mỗi người bệnh cần xây dựng chế độ ăn, sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp duy trì kết quả điều trị được lâu dài hơn.

BS. Vũ Thị Anh Đào

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận