2,5 triệu người Việt bị loãng xương

Chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn của người Việt hiện nay thiếu canxi, chưa đáp ứng được nhu cầu cơ thể nên dễ bị loãng xương.

Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng, Khoa xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, loãng xương là một rối loạn của hệ xương do mật độ khoáng xương thấp, giảm chức năng vi cấu trúc xương, giảm sức mạnh xương từ đó làm tăng nguy cơ bị gãy xương.

Tại Việt Nam, theo số liệu khảo sát bước đầu của Viện Dinh Dưỡng, bệnh loãng xương ảnh hưởng tới 1/3 phụ nữ và 1/8 đàn ông trên 50 tuổi. Ước tính có khoảng 2,5 triệu người bị loãng xương và trên 150.000 trường hợp bị gãy xương do loãng xương.

xem thêm: Những dấu hiệu của bệnh loãng xương bạn không nên bỏ qua

Lượng canxi đưa vào cơ thể trung bình là 524 mg một ngày, thấp hơn nhiều so với nhu cầu trung bình
Lượng canxi đưa vào cơ thể trung bình là 524 mg một ngày, thấp hơn nhiều so với nhu cầu trung bình

Chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn của người Việt hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu hạn chế loãng xương. Lượng canxi đưa vào cơ thể trung bình là 524 mg một ngày, thấp hơn nhiều so với nhu cầu trung bình 800-1.000 mg mỗi người lớn một ngày.

Điều trị loãng xương bao gồm có biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc. Biện pháp không dùng thuốc bao gồm bổ sung canxi và vitamin D, bài tập tải trọng, dừng hút thuốc lá, giảm tiêu thụ rượu, cà phê và tránh ngã, đau.

xem thêm: Điều trị loãng xương

Các bác sĩ khuyến cáo hàm lượng canxi trong bữa ăn hàng ngày tối đa 1.000 mg ở nam 50-70 tuổi và 1.200 mg cho phụ nữ trên 51 tuổi và nam giới trên 71 tuổi. Vitamin D là thành phần quan trọng trong quá trình hấp thu canxi và sức khỏe của xương. Hàm lượng vitamin D cần bổ sung hàng ngày là 600UI ở nam và nữ tuổi 51-70 và 800UI với nam và nữ trên 70 tuổi.

xem thêm: 7 thực phẩm giúp xương khớp chắc khỏe

Bác sĩ lưu ý, người cao tuổi thường có bệnh lý đi kèm như tăng huyết áp, bệnh tim mạch vành, đái tháo đường… Nếu tình trạng loãng xương nặng thì khó liền xương khi gãy. Đa số người bệnh phải nằm tại chỗ hoặc điều trị dài ngày trong bệnh viện. Điều này không những làm tình trạng loãng xương càng nặng thêm mà còn kéo theo nhiều nguy cơ rất bất lợi cho sức khỏe như bội nhiễm đường hô hấp, đường tiết niệu, loét ở các nơi tì đè… Đó cũng là nguyên nhân chính gây nên tàn phế và giảm tuổi thọ cho người mắc bệnh tại Việt Nam.

Để đề phòng loãng xương, mọi người cần cung cấp đấy đủ dưỡng chất cho xương hàng ngày, nhất là canxi. Ngoài ra, cần  thường xuyên tập thể dục, vận động, tránh lạm dụng corticoid, đo mật độ xương định kỳ để kiểm tra sức khỏe của xương. Chẩn đoán và điều trị loãng xương sớm góp phần giảm tỷ lệ gãy xương, làm tăng chất lượng sống và giảm gánh nặng chi phí điều trị.

Theo Lê Nga – VNExpress

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận