Điều trị basedow bằng phóng xạ iốt
Bên cạnh phương pháp dùng thuốc hoặc phẫu thuật thì phóng xạ iốt cũng được áp dụng để điều trị bệnh basedow. Cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu về bệnh basedow và cách điều trị này ra sao.
Nội dung bài viêt
Phương pháp phóng xạ iốt
- Điều trị basedow (Ảnh Internet)
Năm 1942, tại bệnh viện Massachusett – Hoa Kỳ, phương pháp phóng xạ iốt (I -131) đã được hai bác sỹ Hert và Roberts sử dụng để điều trị bệnh cường giáp trạng.
Ở Việt Nam, năm 1978, tại khoa Y học hạt nhân và ung bướu – Bệnh Bạch Mai, I -131 cũng đã được áp dụng để điều trị bệnh basedow và cường giáp trạng. Hiện nay phương pháp này đã được sử dụng rộng rãi ở hầu hết các bệnh viện để điều trị bệnh cường giáp và basedow.
I-131 thường được dùng dưới dạng dung dịch hoặc dạng viên nang natri iodua. I-131 là chất phóng xạ phát ra tia gamma có năng lượng 364 keV và tia beta có năng lượng cực đại 610 keV, quãng đường đi trong mô giáp khoảng 2-3 mm và truyền năng lượng cho các tế bào khiến chúng tổn thương. Vì quãng đường đi của tia beta ngắn nên có tác dụng điều trị chọn lọc cao, không gây ảnh hưởng tới các mô lân cận.
Cụ thể, dưới tác dụng ion hóa của tia beta các tế bào tuyến bị hủy hoại và tổn thương, giảm phát triển mà chết dần. Các mạch máu nhỏ trong tuyến bị xơ hóa, dẫn đến giảm tưới máu cho nhu mô tuyến
Chỉ định và chống chỉ định của phóng xạ iốt
- Chỉ định điều trị basedow (Ảnh Internet)
Chỉ định:
Phương pháp phóng xạ iốt được chỉ định cho những bệnh nhân basedow trong những trường hợp sau:
- Đã trải qua điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa nhưng ít hoặc không có kết quả.
- Có biến chứng tim mạch nặng do cường giáp, không điều trị ngoại khoa được
- Bệnh nhân chưa trải qu bất kỳ phương pháp điều trị nào
Chống chỉ định:
Phương pháp phóng xạ iốt được chống chỉ định cho phụ nữ có thai, đang cho con bú, trẻ nhỏ, bệnh nhân bị suy gan, suy thận nặng và độ tập trung quá thấp.
Ưu điểm và Nhược điểm của phóng xạ iốt
- Ưu nhược điểm phương pháp (Ảnh Internet)
Nhìn chung điều trị basedow bằng phương pháp phóng xạ iốt có ưu điểm như kinh tế, thực hiện đơn giản và hầu như không có tai biến của phẫu thuật mà hiệu quả cao. Có thể đưa bệnh nhân về tình trạng bình giáp khi dùng một liều.
Bên cạnh những ưu ddeierm vượt trội, nó cũng có những nhược điểm: nhiều chuyên gia cho rằng iốt đồng vị phóng xạ không điều trị khỏi được bệnh basedow, tỷ lệ bệnh nhân suy giáp khá cao 13,3% và tỷ lệ tích lũy hàng năm là 2,1%.
Biến chứng/nguy cơ của phóng xạ iốt
- Biến chứng có thể gặp (Ảnh Internet)
Bất kỳ phương pháp điều trị nào bên cạnh ưu điểm cũng có nhược điểm. Với phương pháp phóng iốt nhược điểm cũng nằm ở những biến chứng, nguy cơ có thể gặp như:
- Viêm tuyến giáp
- Viêm tuyến nước bọt
- Bàng quang
- Triệu chứng cường giáp tăng lên
- Bão giáp
- Nhược giáp
- Mắt lồi nặng hơn
- Liệt dây thanh quản (hiếm gặp)…
Hướng xử trí biến chứng/nguy cơ của phóng xạ iốt
Sau khi áp dụng phương pháp điều trị phóng xạ iốt nếu người bệnh có những biểu hiện lạ như đau họng, tăng tiết nước bọt, sốt, nhịp tim nhanh… cần báo ngay cho bác sĩ điều trị để được theo dõi và xử tri đúng hướng.
Người bệnh cũng cần lưu ý, không nên chủ quan hay tự ý mua thuốc để điều trị các triệu chứng xuất hiện sau khi điều trị bằng phương pháp phóng xạ iốt.
Ds Nguyễn Nga