5 nguyên nhân gây tiêu chảy ở người lớn nên biết để phòng tránh
Tiêu chảy được đặc trưng bởi phân lỏng, phân nhão không thành khuôn hoặc nhu cầu đi đại tiện nhiều lần trong ngày. Có nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà gây ra các triệu chứng, mức độ bệnh khác nhau. Vậy nguyên nhân tiêu chảy ở người lớn là gì?
Nội dung bài viêt
1. Do các loại vi sinh vật gây bệnh
Đây là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra bệnh tiêu chảy ở người lớn.
- Nguyên nhân gây tiêu chảy ở người lớn
Virus
Một số loại virus có khả năng gây tiêu chảy như virus Rota,Norwalk, cytomegalovirus và viêm gan siêu vi…
Vi khuẩn
Nhiều loại vi khuẩn có thể giải phóng ra các loại độc tố gây ra các triệu chứng của bệnh. Những vi khuẩn thường gặp do thực phẩm, thức ăn, nước uống bị ô nhiễm, ôi thiu… Có thể kể đến các loại hay gặp như campylobacter, salmonella, shigella và Escherichia coli (E. coli).
Salmonella
Vi khuẩn này thường gặp nhất, xuất hiện ở cả phân người, động vật và nhiễm qua thực phẩm do vệ sinh kém trong quá trình chuẩn bị thức ăn. Chúng có thể không làm thay đổi mùi vị của thực phẩm, không thể phát hiện chúng khi ngửi hoặc nhìn thực phẩm được.
Campylobacter
Vi khuẩn này có ở những sản phẩm gia cầm sống chưa được xử lý tốt, hay không nấu chín kĩ thịt gia cầm, trong sữa tươi, thịt.
Shigella
Tiêu chảy do Shigella có thể có máu, và xảy ra do tiếp xúc trực tiếp với phân, thực phẩm và nước uống bị nhiễm hoặc thậm chí bơi lội trong nguồn nước bị ô nhiễm.
E. coli
Nguyên nhân tiêu chảy do vi khuẩn này thường thấp. Loại vi khuẩn này có thể được tìm thấy trong nước uống, sữa tươi, rượu táo không tiệt trùng và sản phẩm từ sữa như pho mát, bánh hamburger. Các loại rau rửa hoặc tưới với nước bị ô nhiễm cũng có thể truyền vi khuẩn lây nhiễm vào người.
Ký sinh trùng
Kí sinh trùng thường gặp gây tiêu chảy ở người là loại Giardia lamblia và cryptosporidium. Nguyên nhân chính là do tiếp xúc với chất thải, nước ô nhiễm có chứa kí sinh trùng này.
2. Do các loại thuốc
Nhiều loại thuốc cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy, có thể trực tiếp hoặc do tác dụng phụ.
Kháng sinh
Đây là một nguyên nhân hay gặp do thuốc có thể tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi ở đường ruột gây mất cân bằng giữa vi khuẩn tốt và xấu.
Thuốc nhuận tràng
Dòng thuốc tẩy, rửa, nhuận tràng như lactulose.
Một số loại khác
Các loại thuốc ung thư và thuốc kháng acid có magiê.
Xem thêm: Cảnh giác với bệnh tiêu chảy cấp ở người lớn – Thầy Thuốc Việt Nam
3. Do rối loạn tiêu hoá
Không dung nạp lactose: Lactose là một loại đường có trong sữa và các sản phẩm từ sữa khác. Những người khó tiêu hóa lactose có tiêu chảy sau khi ăn các sản phẩm từ sữa. Cơ thể tạo ra một loại enzyme giúp tiêu hóa lactose, nhưng enzyme này giảm nhanh chóng sau khi trưởng thành. Điều này làm tăng nguy cơ không dung nạp lactose với người lớn tuổi.
Fructose: Fructose là một loại đường được tìm thấy tự nhiên trong trái cây và mật ong và được thêm vào như một chất ngọt cho một số loại đồ uống, có thể gây tiêu chảy ở những người gặp khó khăn khi tiêu hóa nó.
Chất làm ngọt nhân tạo: Sorbitol và mannitol là những chất tạo ngọt nhân tạo được tìm thấy trong kẹo cao su và các sản phẩm không đường khác, có thể gây tiêu chảy ở một số người.
4. Sau phẫu thuật
Một số người sau phẫu thuật bụng hoặc phẫu thuật cắt bỏ túi mật, dạ dày hoặc ruột có thể bị tiêu chảy. Nguyên nhân có thể do một phần đường tiêu hoá bị đã bị cắt hoặc do phẫu thuật gây ra sự nhạy cảm của cơ thể với thức ăn ngọt hoặc tinh bột..
5. Do bệnh lý khác
Tiêu chảy cũng có thể gặp do một số nguyên nhân, chẳng hạn như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, bệnh celiac, viêm đại tràng vi mô và hội chứng ruột kích thích.
Cách điều trị bệnh tiêu chảy
Hầu hết các trường hợp tiêu chảy đều tự khỏi trong vòng vài ngày mà không cần điều trị. Tùy thuộc vào nguyên nhân tiêu chảy và các triệu chứng mà lộ trình điều trị cũng khác nhau.
- Bù dịch: Để ngăn ngừa mất nước. Có thể sử dụng oresol.
- Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh có thể giúp điều trị tiêu chảy do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây ra. Nếu siêu vi khuẩn gây tiêu chảy, thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng.
- Điều chỉnh thuốc đang dùng.
- Với các nguyên nhân viêm, bệnh mạn tính có những biện pháp điều trị cụ thể riêng.
DS Nguyễn Quốc Sang
Theo Nội khoa Việt Nam
Xem thêm: Cách trị tiêu chảy theo góc nhìn từ y học cổ truyền