6 điều bạn nhất định phải biết về ung thư bàng quang

Ung thư bàng quang, tính đến năm 2015, ảnh hưởng đến khoảng 3,4 triệu người trên toàn cầu với 430.000 trường hợp mới mỗi năm. Trong năm 2015, dẫn đến 188.000 người chết . Tuổi khởi phát thường là từ 65 đến 85 tuổi. Nam giới thường bị ảnh hưởng nhiều hơn nữ giới

Ung thư bàng quang là bệnh gì?

Bàng quang là một tạng rỗng nằm ở bụng dưới, chứa nước tiểu do thận tạo ra.
Bàng quang là một tạng rỗng nằm ở bụng dưới, chứa nước tiểu do thận tạo ra (Ảnh: Internet).

Ung thư bàng quang chủ yếu là ung thư biểu mô đường niệu xuất phát từ bàng quang, một số ít là ung thư của tổ chức liên kết như sarcoma cơ trơn, mạch máu.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư bàng quang hiện vẫn chưa được xác định. Nhưng các nhà khoa học đã tìm ra một số yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh.

Các yếu tố nguy cơ

Các yếu tố nguy cơ của ung thư bàng quang bao gồm:

  • Tỷ lệ nam giới mắc ung thư bàng quang nhiều hơn nữ giới.
  • Người lớn tuổi.
  • Gia đình có người mắc ung thư bàng quang.
  • Phơi nhiễm với một số hóa chất như asen, các amin thơm được sử dụng trong sản xuất thuốc nhuộm hóa học và dược phẩm,…
  • Người hút thuốc lá
  • Xạ trị vùng chậu hoặc sử dụng các thuốc ví dụ cyclophosphamide.
  • Nhiễm trùng bàng quang mạn tính.
  • Những người mắc bệnh đái tháo đường, béo phì,…

Biểu hiện bệnh

Đái ra máu, đái nhiều lần, đái khó hoặc đái không tự chủ là những biển hiện phổ biến nhất của bệnh ung thư bàng quang.

Có dấu hiệu tắc nghẽn đường niệu: ví dụ như giảm lực dòng chảy, cảm giác trống không hoàn toàn, dòng chảy không liên tục, căng thẳng,…

Ở giai đoạn muộn khi đã có di căn, bệnh nhân sẽ có biện hiện của di căn hoặc bệnh tiến triển. Ví dụ như đau bụng, xương bên sườn hoặc đau vùng chậu. Biểu hiện toàn thân thường là sốt, sút cân, thiếu máu,…

Điều trị

Bệnh hay tái phát vì vậy việc điều trị gặp phải không ít khó khăn.

Với nguyên tắc điều trị chung là điều trị theo các giai đoạn của bệnh ung thư bàng quang:

Ung thư bàng quang giai đoạn đầu:

Ung thư bàng quang giai đoạn đầu là giai đoạn ung thư chỉ ở lớp lót bên trong của bàng quang. Ở giai đoạn này ung thư chưa xâm lấn vào sâu trong thành bàng quang. Việc cần làm là tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u ác tính và sử dụng liệu pháp tiêm tĩnh mạch trong vòng 24 giờ.

Bệnh hay tái phát vì vậy việc điều trị gặp phải không ít khó khăn.
Bệnh hay tái phát vì vậy việc điều trị gặp phải không ít khó khăn (Ảnh: Internet).

Ung thư bàng quang giai đoạn I

Ung thư bàng quang giai đoạn I đã phát triển thành lớp mô liên kết của thành bàng quang nhưng chưa đến được lớp cơ. Biện pháp cắt đốt khối u qua đường niệu đạo được ưu tiên để điều trị bệnh đồng thời hóa trị. Đối với những người không đủ sức khỏe để cắt bàng quang, xạ trị sẽ được lựa chọn thay thế..

Ung thư bàng quang giai đoạn II

Những bệnh ung thư này đã xâm lấn lớp cơ của thành bàng quang. Khi ung thư đã xâm lấn vào cơ, phải cắt bàng quang triệt để. Các hạch bạch huyết gần bàng quang cũng thường được loại bỏ. Nếu chỉ bị một phần bàng quang thì tiến hành cắt bàng quang một phần.

Hóa trị trước khi phẫu thuật cũng thường xuyên được chỉ định để giảm nguy cơ tái phát ung thư. Nếu ung thư được tìm thấy trong các hạch bạch huyết gần đó, có thể cần phải xạ trị sau phẫu thuật.

Ung thư bàng quang giai đoạn III

Những ung thư này đã đến bên ngoài bàng quang và có thể đã phát triển thành các mô hoặc cơ quan lân cận và / hoặc các hạch bạch huyết. Chúng không lan đến các bộ phận xa của cơ thể.

Cần phải tiến hành hóa trị sau đó là cắt bàng quang triệt để (loại bỏ bàng quang và các hạch bạch huyết gần đó). Cắt bàng quang một phần hiếm khi là một lựa chọn cho bệnh ung thư giai đoạn III.

Đối với những bệnh nhân không thể phẫu thuật vì các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác, các lựa chọn điều trị có thể bao gồm TURBT, liệu pháp tiêm tĩnh mạch, xạ trị, hóa trị liệu, liệu pháp miễn dịch hoặc kết hợp các phương pháp này.

Ung thư bàng quang giai đoạn cuối

Ung thư đã lan đến bụng hoặc vùng chậu hoặc thành bụng, có thể đã lan đến các hạch bạch huyết gần đó và / hoặc đã lan đến các phần xa của cơ thể. Ung thư giai đoạn cuối rất khó để loại bỏ hoàn toàn. Hóa trị có hoặc không có phóng xạ là phương pháp điều trị đầu tiên khi ung thư đã lan đến các bộ phận xa của cơ thể.

Cách phòng tránh

Hiện nay chưa có phương pháp nào chắc chắn có thể phòng ngừa được ung thư. Tuy nhiên có những điều bạn có thể làm để giảm thiểu nguy cơ bị mắc ung thư:

  • Không hút thuốc.
  • Hạn chế tiếp xúc với một số hóa chất: như thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, thuốc nhuộm tóc,…
  • Uống nhiều nước: làm giảm nguy cơ ung thư bàng quang.
  • Ăn nhiều trái cây và rau quả.

BS Nguyễn Thùy

Nguồn Nội khoa Việt Nam

 

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận