8 thủ phạm gây hôi miệng có thể bạn chưa biết

Hôi miệng do đồ ăn, vấn đề ở miệng hay một số bệnh lý,… chính là những thủ phạm khiến bạn bị hôi miệng.

1. Hôi miệng do đồ ăn

Một số đồ ăn như đồ ăn giàu protein, đồ ăn nhiều chất béo, đồ ngọt,… là những thủ phạm khiến miệng bạn bị hôi.

Cụ thể:

– Đồ ngọt: vi khuẩn nơi miệng là loại vi khuẩn ưa thích đồ ngọt. Nếu bạn ăn nhiều đố ngọt thì cũng đồng nghĩa với việc bạn đang “nối giáo cho giặc”, vi khuẩn sẽ sinh sản và phát triển nhanh chóng và khiến hơi thở của bạn có mùi.

– Thực phẩm giàu protein, chất béo: một chế độ ăn giàu protein, chất béo sẽ khiến cho phản ứng trong quá trình tiêu thụ diễn ra mạnh hơn. Khi các thực phẩm này được tiêu hóa, chất bay hơi trong chúng sẽ được hấp thụ vào máu,

lên phổi và theo không khí hít thở mà bay ra ngoài cửa miệng. Cơ chế này khiến bạn dễ dàng bị hôi miệng.

– Ngoài ra, còn một số thực phẩm khác như: tỏi, hành cũng là những thực phẩm gây hôi miệng.

2. Do một số bệnh lý

Rối loạn sự co bóp bao tử khiến thực phẩm lên men khi chưa kịp tiêu hóa. Điều này làm tăng nguy cơ gây hôi miệng, nhất là khi bạn ợ.

Một số bệnh lý có thể dẫn tới tình trạng hôi miệng như: viêm xoang kinh niên, ung thư phổi, viêm cuống họng, vật lạ trong mũi, nhiễm trùng kinh niên phổi hay ung thư phổi, cơ thể suy yếu gan, thận, tiểu đường.

Ảnh minh họa

3. Do hội chứng hôi mùi cá ươn

Đây là bệnh tự miễn của trẻ sơ sanh với rối loạn chuyển hóa chất Trimethylamine. Chất này tụ lại trong máu rồi thải ra ngoài qua mồ hôi, nước miếng, nước tiểu, máu. Bệnh không chữa được và ta phải giới hạn tiêu thụ thực phẩm có nhiều choline, tiền thân của trimethylamine, như broccoli, đậu, trứng, bộ đồ lòng động vật.

4. Do vấn đề ở ngay miệng

Rất nhiều trường hợp hôi miệng là do những vấn đề ngay ở miệng như bệnh nướu, sâu răng, vệ sinh răng không sạch,…

– Vệ sinh răng miệng không sạch: làm thức ăn sót lại trong miệng hay giữa các kẽ răng, bị vi khuẩn phân hóa, sẽ tạo ra mùi hôi.

–  Nhiễm trùng ở nướu răng

–  Răng sâu có lỗ hổng thuận tiện cho vi khuẩn trú ẩn, phát triển.

– Bựa vôi đóng vào chân răng là môi trường tốt cho vi khuẩn tác dụng vào và đưa đến hôi miệng.

– Lưỡi bị viêm là nơi mà mảnh vụn thực phẩm dễ dính lại và là môi trường tốt cho vi khuẩn phân hủy protein tạo ra mùi hôi;

– Miệng khô khi nước miếng giảm trên 50% mức độ bình thường. Nước miếng có nhiệm vụ giữ miệng ẩm, giúp tiêu hóa thực phẩm, giảm các thay đổi về tính acid trong miệng và tiêu hóa tinh bột. Khi tính acid miệng cao thì vi khuẩn tăng sinh nhiều hơn.

Ảnh minh họa

5. Nghẹt mũi

Theo Huffington Post, nghẹt mũi bắt buộc bạn phải thở bằng đường miệng. Điều này dẫn đến khô miệng, giảm tiết nước bọt và thúc đẩy tác nhân tạo nên bệnh sâu răng, từ đó gây hôi miệng.

6. Nước súc miệng

Theo các chuyên gia, lượng cồn trong nước súc miệng và kháng khuẩn (chiếm 27% tổng số thành phần) có thể gây khô và chỉ làm sạch khoang miệng khoảng một giờ sau khi sử dụng.

7. Vi khuẩn gram âm

Gram âm là một loại vi khuẩn sống dưới nướu răng và ẩn náu sâu trong lưỡi. Việc chúng sinh sống trong miệng gây ra những mùi hôi giống sulfuric. Dùng chỉ nha khoa vệ sinh răng và làm sạch lưỡi giúp giảm hôi miệng tới 70%.

8. Lo lắng

Khi bạn căng thẳng, tim đập nhanh, hơi thở gấp gáp, lòng bàn tay đổ mồ hôi cũng khiến khoang miệng của bạn bị khô và có mùi.

TTVN tổng hợp

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận