9 câu hỏi thường gặp khi bị tiêu chảy cấp

Khi bị tiêu chảy, bạn sẽ có vô số thắc mắc cần giải đáp. Bài viết dưới đây sẽ trả lời 9 câu hỏi thường gặp nhất khi bị tiêu chảy cấp.

Tiêu chảy cấp có nên uống nước cam?

Vì cam có vị chua nên nhiều người nhầm tưởng không nên ăn nếu có biểu hiện rối loạn tiêu hóa hay tiêu chảy cấp. Trái lại khi bị tiêu chảy người bệnh nên ăn nhiều cam để tăng cường đề kháng, giúp nhanh hết bệnh.

Nước cam giúp bổ sung lượng nước đã mất do tiêu chảy cấp và cung cấp các vitamin cần thiết
Nước cam giúp bổ sung lượng nước đã mất do tiêu chảy cấp và cung cấp vitamin

Cam chứa hàm lượng lớn vitamin C và các vitamin, cùng nhiều khoáng chất như vitamin B1, Kali, Folate, Lycopen…Do vậy nước cam không chỉ giúp bổ sung lượng nước đã mất do tiêu chảy mà còn cung cấp các vitamin, khoáng chất, điện giải cần thiết.

Lưu ý nhỏ, nước cam tuy tốt cho người bị tiêu chảy nhưng không thể uống tùy tiện. Bạn không nên cho quá nhiều đường vào nước cam hoặc uống nước cam quá ngọt. Nếu cam quá chua bạn chỉ nên bỏ chút xíu đường và thêm chút muối để tăng điện giải. Như vậy rất tốt cho người bị tiêu chảy cấp. Bạn chỉ nên uống 1 -2 cốc nhỏ cam mỗi ngày, không nên lạm dụng uống quá nhiều sẽ phản tác dụng.

Tiêu chảy cấp có được uống sữa không?

Khi bị tiêu chảy cấp sẽ dẫn đến mất nước, ăn uống không ngon miệng cũng như khả năng hấp thu kém đi. Việc bổ sung các loại thức ăn, đồ uống giàu dinh dưỡng và dễ hấp thu là điều cần thiết. Sữa cũng là một trong những loại thực phẩm giàu dưỡng chất mà người bị tiêu chảy có thể dùng được. Nhưng sữa phải bảo đảm tiệt trùng, sơ chế và an toàn vệ sinh. Trường hợp ngoại lệ, một số người bẩm sinh không dung nạp men lactose trong sữa thì tuyệt đối không nên dùng.

Một số trường hợp trẻ bị tiêu chảy cấp không nên dùng sữa để tránh bệnh nặng thêm
Một số trường hợp trẻ bị tiêu chảy cấp không nên dùng sữa để tránh bệnh nặng thêm

Với trẻ bú mẹ bị tiêu chảy thì việc bú sữa mẹ nhiều hơn và bổ sung nước là rất tốt cho bé. Nhưng không được cho bé dùng sữa bò có chứa men lactose vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ đang yếu, khả năng bài tiết men kém để tránh tiêu chảy nặng hơn. Những trẻ lớn hơn cũng nên áp dụng điều này và mẹ có thể cho bé uống sữa đậu nành thay thế cho đến khi hết tiêu chảy.

Tiêu chảy ăn sữa chua được không?

Sữa chua là kết quả của sự lên men lactic từ sữa động vật. Nhờ đó, thành phần protein trong sữa đã phân giải thành các axit amin, đường bột chuyển hóa thành đường lactoza dễ tiêu hóa. Đồng thời, lượng vi khuẩn lactic có lợi cho hệ tiêu hóa trong sữa chua rất nhiều. Do vậy, không có lý do gì mà người bị tiêu chảy lại không được ăn sữa chua.

Tiêu chảy cấp có được ăn sữa chua không?
Tiêu chảy cấp có được ăn sữa chua không?

Người bị tiêu chảy hoàn toàn có thể ăn sữa chua để bổ sung lợi khuẩn giúp dễ tiêu hóa và tiêu diệt vi khuẩn có hại trong ruột. Tuy nhiên, khi bị tiêu chảy bạn không nên ăn sữa chua lúc bụng đang đói, trống rỗng, sẽ không tốt cho dạ dày.

Tiêu chảy ăn trứng được không?

Người bị tiêu chảy cấp có nên ăn trứng?
Người bị tiêu chảy cấp có nên ăn trứng? 

Trứng rất giàu đạm và chất béo. Do vậy, khi đang bị tiêu chảy cấp bạn không nên ăn trứng vì bộ máy tiêu hóa đang yếu không thể tiêu hóa và hấp thụ được đạm và chất béo trong trứng. Thậm chí nếu ăn trứng tình trạng tiêu chảy sẽ tồi tệ hơn.

Tiêu chảy ăn ổi được không?

Trong quả ổi xanh có hàm lượng Tanin cao nên có tác dụng cầm tiêu chảy. Bên cạnh đó, ổi xanh cũng có thể giải độc ba đậu và các chất độc khác gây ra tiêu chảy.

Tiêu chảy cấp có được ăn ổi không?
Tiêu chảy cấp có được ăn ổi không?

Do vậy người bị tiêu chảy cấp hoàn toàn có thể ăn ổi nhưng phải bảo đảm ổi đã được rửa sạch.

Tiêu chảy buồn nôn là bệnh gì?

Tiêu chảy, buồn nôn thường là dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm hoặc một số trường hợp là do phản ứng với thuốc. Đôi khi đó lại có thể là dấu hiệu của việc có thai ở phụ nữ… Do vậy khi gặp trường hợp này người bị tiêu chảy buồn nôn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và kịp thời điều trị bệnh.

Tiêu chảy cấp nên ăn gì?

Nếu bị tiêu chảy cấp bạn nên thực hiện chế độ ăn BRAT trong một vài ngày đến khi tiêu chảy chấm dứt.Chế độ ăn này bao gồm chuối, gạo, táo, và bánh mì nướng. Ngoài ra bạn cũng có thể nấu các món cháo hoặc súp với bí đỏ, cà rốt, chuối, táo tây, dầu thực vật, khoai tây… kết hợp với thịt lợn nạc hoặc thịt gà.

Tiêu chảy ăn hoa quả gì?

Chế độ ăn BRAT gồm chuối, cơm, táo và bánh mì cho người bệnh tiêu chảy cấp
Chế độ ăn BRAT gồm chuối, cơm, táo và bánh mì cho người bệnh tiêu chảy cấp

Một số loại hoa quả người bị tiêu chảy nên ăn như hồng xiêm, vải, măng cụt, ổi, chuối, việt quất, táo tây, mướp đắng, quả lựu…Đây đều là những loại quả chứa nhiều vitamin, khoáng chất  vừa có tác dụng hạn chế tiêu chảy cấp vừa bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.

Tiêu chảy dùng thuốc gì?

Thuốc trị tiêu chảy cấp thông thường nhất mà trong tủ thuốc gia đình nào cũng có là Berberin.

Ngoài ra, một số loại thuốc khác cũng  được dùng trong điều trị tiêu chảy như Smecta, Anti –Diarrheal, thuốc kháng sinh Tetracyclin hoặc Amoxicillin, Actapulgite dùng trong tiêu chảy do nhiễm khuẩn…. kết hợp với bù nước bằng Orezol.

Tuy nhiên trong bất cứ trường hợp tiêu chảy nào, người bệnh cũng không nên tự ý dùng thuốc mà nên uống theo tư vấn của dược sĩ và bác sĩ.

Xem thêm: Cách dùng oresol khi bị tiêu chảy cấp

BS Nguyễn Nga

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận