9 Tình tiết có lợi cho bác sĩ Hoàng Công Lương
Chúng tôi xin tổng hợp lại 9 tình tiết mới có lợi cho bác sĩ Hoàng Công Lương trong vụ án chạy thận tại bệnh viện đa khoa Hòa Bình.
Nội dung bài viêt
- 1- Bác sĩ Lương có được giao trách nhiệm quản lý đơn nguyên chạy thận
- 2. Ký xác nhận chứ không phải ký đề nghị
- 3. Không biết được thông tin cụ thể về bảo dưỡng.
- 4. “Công ty thoát nước và xử lý nước thải” bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO
- 5. Sử dụng chất cấm để bảo dưỡng
- 6. Thành lập đơn nguyên thận nhân tạo sai nguyên tắc
- 7. Hợp đồng hợp tác giữa Bệnh viện với Thiên sơn không ai biết?
- 8. Hợp đồng sữa chữa không ai hay?
- 9. Chuyển nhượng hợp đồng sai luật?
1- Bác sĩ Lương có được giao trách nhiệm quản lý đơn nguyên chạy thận
– Theo Ông Hoàng Đình Khiếu trưởng khoa HSTC; Đã phân công nhiệm vụ cho BS Lương quản lý, đào tạo tại đơn nguyên thận nhân tạo. Nội dung được thể hiện trong biên bản cuộc họp cuối năm 2015.
– Bác sĩ Lương khẳng định; cuộc họp chỉ bình bầu thi đua không có nội dung nào là phân công nhiệm vụ cho mình.
– Không có bất kỳ bằng chứng cho lời nào bằng văn bản chứng minh lời Ông khiếu
– Các bác sĩ và điều dưỡng trong khoa; không nhớ hoặc không rõ…
Dư luận đặt câu hỏi, vậy trong cuốn sổ ghi biên bản cuộc họp cuối năm 2015; Liệu có phải là mới bổ sung nội dung này, ai ghi, với mục đính là gì? Nếu muốn biết chỉ cần giám định về thời gian chữ viết
Người chịu trách nhiệm quản lý đơn nguyên thận lọc máu là BS Lương hay của Ông Khiếu?
2. Ký xác nhận chứ không phải ký đề nghị
– BS Lương xác nhận có ký vào đơn đề nghị sữa chữa, bảo trì do điều dưỡng Hằng làm. Nhưng anh cho biết đó là ký để xác nhận đơn. Bản thân BS Lương không tự đề nghị sữa chữa bảo dưỡng. Hôm đó BS Lương gặp điều dưỡng Hằng nên BS Lương là người ký .
3. Không biết được thông tin cụ thể về bảo dưỡng.
BS Lương cho biết; có nắm được thông tin về bảo dưỡng vào ngày 28/5, nhưng không biết cụ thể.
– Điều dưỡng Điệp khai đã nhận thông báo từ bộ phận vật tư; “Thiết bị đã sửa xong, mai các chị có thể cho hoạt động bình thường. Kỹ sư vẫn còn ở đây, biên bản mai em sẽ đưa cho chị ký”. Vì vậy, Điệp đã thông báo cho đơn vị để sự dụng
-BS Lương: trước khi thực hiện công việc lọc máu điều dưỡng Hậu khởi động hệ thống nước RO và báo mọi chỉ số đều bình thường.
– Bị cáo Lương khẳng định việc của bác sĩ chỉ là điều trị. Việc phải kiểm tra mẫu nước không biết và không nắm rõ.
4. “Công ty thoát nước và xử lý nước thải” bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO
– Cty Trâm Anh có trụ sở đóng tại khu 6, phường Đại Phúc, TP Bắc Ninh. Công ty Đăng ký 37 ngành nghề kinh doanh, nhưng không có ngành nghề nào liên quan đến ngành y hay lĩnh vực y tế… Ngành nghề kinh doanh chính là “Thoát nước và xử lý nước thải”.
– Bản thân người sửa trực tiếp là Bùi Mạnh Quốc thừa nhận; “không được học về chuyên ngành lọc nước”.
5. Sử dụng chất cấm để bảo dưỡng
Bùi Mạnh Quốc, người trực tiếp thực hiện bảo dưỡng khai;
– Đã sử dụng axit flohydric (HF) và axit clohydric (HCL) để sục rửa các màng lọc.
– Không biết 2 hóa chất này bị cấm dùng trong y tế.
6. Thành lập đơn nguyên thận nhân tạo sai nguyên tắc
“Quyết thành lập đơn nguyên lọc máu do ai ban hành?”, LS Phúc hỏi.
– Theo Ông Vận (PGĐBV); Muốn thành lập khoa, phòng phải xin ý kiến Sở Y tế. Với đơn nguyên trong khoa có thể Bệnh viện xem xét quyết định nhưng vẫn phải có ý kiến của Sở.
– LS Phúc trích dẫn Quy chế Bệnh viện của Bộ Y tế, trong đó quy định rõ; Giám đốc Bệnh viện không được quyền ra quy định trái pháp luật, trái với quy chế Bệnh viện. Đối với dịch vụ y tế phát sinh mới, cụ thể là lọc máu nhân tạo, phải được Sở Y tế cấp phép.
– Tuy nhiên quyết định thành lập đơn nguyên lọc máu không có “bóng dáng” của Sở Y tế.
– LS Phúc nhấn mạnh; “Đây là vấn đề cơ bản nhất, tất cả những vấn đề của vụ án này chỉ là nguyên nhân phái sinh. Chúng tôi xác định đây là nguyên nhân gốc, tại sao có khoa lọc máu, việc thành lập đã hợp pháp chưa?”,
Thành lập bất hợp pháp, ai là người chịu trách nhiệm trước sự cố xảy ra???
7. Hợp đồng hợp tác giữa Bệnh viện với Thiên sơn không ai biết?
Khi được hỏi về các hợp đồng hợp tác giữa Bệnh viện và Công ty Thiên Sơn
Ông Vận PGĐ BV khẳng định; không được ông Trương Quý Dương phổ biến và chưa bao giờ được nghe LS Huế (đại diện cho Ông Dương – Cựu GĐ), trả lời:
– Từ năm 2010 đến thời điểm xảy ra sự cố, BV có tổng cộng 6 hợp đồng ký kết với Thiên Sơn
– “Việc chọn công Thiên Sơn, ký kết, giao kết hợp đồng giữa BV với công ty này đều do cựu giám đốc Trương Quý Dương quyết định. Tính đến thời điểm sự cố, 18 máy đang vận hành đều thuộc sở hữu của công ty Thiên Sơn”
– “Trong các giao kết hợp đồng, nếu máy nào chạy hết số ca trong khuyến cáo sẽ chuyển sang sở hữu của BV”
– “Về quy chế vận hành các máy lọc thận do Thiên Sơn đặt. Phía BV giao cho phòng vật tư thiết bị để phối hợp sữa chữa, vận hành. Việc giao này rất rõ trong hợp đồng và quy chế của BV”.
– “Tất cả các vấn đề liên quan đến sửa chữa thiết bị, hoàn toàn được giám đốc giao phòng vật tư thực hiện”.
– Khi được hỏi bộ phận nào sẽ chịu trách nhiệm về sự cố; “LS Huế trả lời, luật quy định rất rõ, người lựa chọn nhà thầu thì phải chịu trách nhiệm, còn phòng vật tư có trách nhiệm là sửa chữa trang thiết bị”.
8. Hợp đồng sữa chữa không ai hay?
LS Nguyễn Chiến hỏi về hợp đồng sửa chữa hệ thống chạy thận giữa Thiên Sơn với ông Dương.
- Ông Hoàng Đình Khiếu phó giám đốc bệnh viện khai; không được biết về hợp đồng này.
- Ông Vận – Phó giám đốc bệnh viện khai; Không biết và không được thông báo trong Ban giám đốc
9. Chuyển nhượng hợp đồng sai luật?
– Ngày 25/5/2017: BVĐK Hòa Bình ký hợp đồng với công ty Thiên. Nội dung cung cấp vật tư sửa chữa hệ thống nước RO số 2 cho đơn nguyên chạy thận.
– Cùng ngày, công ty Thiên Sơn lại ký hợp đồng với công ty Trâm Anh cùng nội dung.
Đây là thực chất là chuyển nhượng hợp đồng, điều này liệu có sai luật?. Trách nhiệm của công ty Thiên sơn trong vụ này sẽ như thế nào?
Tổng hợp