Bà mẹ hối hận vì không tiêm phòng đầy đủ cho con

Cháu Lê Quỳnh Tr (13 tuổi, Hải Dương) được chuyển lên bệnh viện Nhi trung ương trong tình trạng sốt cao, co giật… Tại đây, các bác sĩ đã điều trị bằng thở máy, dùng thuốc chống phù não đến nay đã 10 ngày nhưng tình trạng của bệnh nhi vẫn chưa ổn định.

Mẹ cháu cho hay: “Từ bé đến giờ hình như cháu mới được tiêm 1 mũi vắc xin phòng viêm não Nhật Bản, tôi cũng không nhớ lắm, nhưng từ đó đến nay chưa được tiêm thêm mũi nào”

Sau 4 ngày thở máy, điều trị chống phù não, bệnh của cháu Tr đã ổn định. Các bác sĩ vẫn tiếp tục theo dõi xem cháu có di chứng về tinh thần, vận động hay không.

⇒ Phòng tránh viêm não Nhật Bản

Điều trị viêm não Nhật Bản

Cách phòng bệnh tốt nhất là tiêm chủng

Theo Ths.Bs Đỗ Thiện Hải, hiện tiêm chủng là biện pháp tốt nhất để phòng viêm não Nhật Bản. Tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản đã có trong chương trình tiêm chủng quốc gia. Các bậc phụ huynh nên thực hiện các mũi tiêm này từ khi trẻ còn nhỏ theo thời gian sau:

Mũi 1: khi trẻ 1 tuổi

Mũi 2: sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần

Mũi 3: 1 năm sau khi tiêm mũi 2.

Bác sĩ Hải nhấn mạnh, 3 mũi tiêm này có khả năng bảo vệ trẻ trong khoảng 5-7 năm. Nồng độ kháng thể trong máu sau đó sẽ giảm dần, nguy cơ mắc bệnh lại tăng lên.

Do đó khuyến cáo các bậc phụ huynh sau khi tiêm mũi 3, cần tiêm nhắc lại cho trẻ sau 3-4 năm.

Bên cạnh đó, cần giữ gìn nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại để muỗi không có nơi trú đậu.

Nên ngủ màn, không cho trẻ chơi gần chuồng gia súc, đặc biệt lúc chập tối đề phòng muỗi đốt. Khi trẻ sốt cao cùng với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh trung ương, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Viễn Trinh ( Thầy thuốc Việt Nam)

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận