Bác sĩ cần được bảo vệ bởi hệ thống pháp luật
Giới thầy thuốc Việt Nam đang hết sức hoang mang và lo ngại cho sự an toàn của mình. Lo ngại trước sự bạo hành của bệnh nhân và người nhà; lo ngại cả những quy định ràng buộc ngoài chuyên môn. Làm sao người bác sĩ đó có thể toàn tâm cho chuyên môn cứu người đặc biệt ca hiểm nghèo.
Nội dung bài viêt
Bác sĩ đã bị tước quyền phòng vệ chính đáng:
– Khoản 1 điều 22 Bộ luật hình sự 2015 của Việt Nam quy định rõ quyền phòng vệ chính đáng khi một người bị tấn công và được chống trả lại tương đương với mức độ nguy hiểm mà mình phải đối mặt.
– Tuy nhiên, đạo đức xã hội không chấp nhận bất kỳ hành vi “tự vệ” nào của một bác sỹ (khi đang mặc áo blouse). Dù là hành vi nhằm đáp trả trước sự tấn công của một người khác. Một lý do nữa, nguyên tắc và đạo đức nghề nghiệp của ngành Y cũng không cho phép người bác sỹ được gây ra bất kỳ thương tích nào đối với người khác (nguyên tắc “do no harm first”).
Như vậy, khi đối mặt với bất kỳ hành vi bạo lực nào thì người bác sĩ chỉ còn cách trốn chạy và chắc chắn phần bất lợi thuộc về họ, bởi vì:
– Bác sỹ không bao giờ mang vũ khí phòng thân và không được phép làm như vậy.
– Bác sỹ không được chống trả lại các hành vi bạo lực bằng bảo lực bởi những quy định về đạo đức nghề nghiệp.
- Vụ hành hung bác sĩ tại Bệnh viện Xanh-Pôn Hà Nội.
Vì vậy, cần lắm một “tấm khiên” đủ mạnh để bảo vệ nhân viên y tế khi đang làm việc. Bởi cứu người là nhiệm vụ cao cả; khi Người bác sĩ đang làm việc chuyên môn là đang thực hiện nhiệm vụ mà xã hội giao phó nghĩa là họ đang thực hiện “Công vụ”. Chống lại quyết định của bác sĩ, cản trở họ hành nghề, tấn công bác sĩ được xem là chống người thi hành công vụ và phải chịu trách nhiệm hình sự. Thực tế hiện nay hành vi bảo lực với nhân viên y tế mới chỉ xem là “gây rối trật tự nơi công cộng” với khung hình phạt chưa đủ mạnh để bảo vệ nhân viên y tế.
Nguồn tham khảo: TS.BS. Lê Tuấn Thành (Sức khỏe đời sống)
Tháo bỏ những ràng buộc ngoài chuyên môn cho người bác sĩ
Vụ án bác sĩ Hoàng Công Lương đã dấy lên lo ngại thực sự trong giới bác sĩ. Bác sĩ phải chịu trách nhiệm pháp lý về các quy trình; chất lượng của các yếu tố khác: Thuốc, thiết bị, vật tư, quy trình quản lý…là không hợp lý.
- BS Hoàng Công Lương tại tòa. (Ảnh: Internet)
Luật khám chữa bệnh cần phải được quy định rõ ràng trách nhiệm pháp lý của nhân viên y tế làm lâm sàng (khám chữa bệnh và chăm sóc bệnh nhân) với các bộ phận hỗ trợ khác; thuốc, vật tư… Có như vậy người bác sĩ mới yên tâm toàn tâm, toàn lực cho việc chuyên môn cứu người .
Dân y đang truyền nhau những kinh nghiệm ứng xử của người bác sĩ khi gặp ca khó:
– 33%: Làm công tác chuyên môn
– 33% Quan sát thái độ của người nhà để đảm bảo sự an toàn tính mạng
– 33%: Để ý tới các qui trình quản lý, chất lượng các yếu tố; máy móc,thuốc, vật tư…
Kết quả cuối cùng = ???
Điều này vô cùng tai hại, cho bệnh nhân và cho toàn xã hội
Nghĩa Hòa tổng hợp