Vũ Văn Khiên

Năm sinh: 1962
Học hàm, học vị: , ,
Tỉnh/TP:

THÔNG TIN CÁ NHÂN 

  • Họ và tên: VŨ VĂN KHIÊN   Giới tính:  Nam
  • Năm sinh: 1962
  • Trình độ chuyên môn (Học hàm học vị cao nhất): PGS.TS.BS
  • Vị trí, Đơn vị công tác hiện tại: Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI
  • Tỉnh/TP: Hà Nội
  • Chuyên khoa: Nội tiêu hóa

QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO CÔNG TÁC

09/1983 –  09/1989: Học viên Học viện Quân Y- Hệ đại học, Trường đại học Quân y (nay là Học viện Quân Y), tốt nghiệp đại học: 09/1989.
09/1989 – 03/1991: Bác sỹ khoa Vi Sinh Vật – Bệnh viện TƯQĐ 108
04/1991- 08/1992: Bác sỹ – Bệnh xá trưởng đảo Sinh tồn lớn – Quần đảo  Trường xa – Nha Trang – Khánh Hoà (Quân số phối thuộc Bộ tư lệnh Hải Quân)
09/1992 – 08/1995: Bác sỹ – Khoa Nội tiêu hoá – Bệnh viện TƯQĐ 108
09/1995 – 09/2000: Nghiên cứu sinh hệ chính quy tại chức – Học viện Quân Y, bảo vệ luận án Tiến sỹ Y học (09/2000).
10-30/09/1996 – Tham gia đào tạo về Nội soi Tiêu hoá tại trường Đại học Showa- Nhật Bản và học kỹ thuật Điện di AFP có ái lực với Lectin và thấm ái lực kháng thể, tại Trường Đại học Okayama – Nhật Bản
03/1997-04/1997 Tham gia khoá đào tạo về nội soi tiêu hoá và kỹ thuật hoá huyết  tắc động mạch khối u gan trong điều trị ung thư biểu mô tế bào  gan tại Trường Đại học Chiang Mai – Thái lan.
06/2001-08/2001 Thực tập sinh (03 tháng) tại khoa Nội Tiêu hoá – về Nội soi Tiêu hoá và bệnh lý gan mật tại Trường đại học Okayama -Nhật Bản.
11/2003- 02/2009 Phó Chủ nhiệm khoa Nội Tiêu hoá – Bệnh viện TƯQĐ 108
03/2006 đến nay: Giáo vụ – Bộ môn Nội Tiêu hoá – Bệnh viện TƯQĐ 108- Viện nghiên cứu khoa học Y – Dược lâm sàng 108
02/2009 -đến nay Chủ nhiệm khoa Nội Tiêu hoá – Bệnh viện TƯQĐ 108

CÁC ĐỀ TÀI KHOA HỌC ĐÃ NGHIÊN CỨU

1. Các nghiên cứu về bệnh ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG) và bệnh gan mạn tính.

          * Nghiên cứu về dịch tễ học và các yếu tố nguy cơ gây UTBMTBG.

– Nghiên cứu về UTBMTBG tại bệnh viện TƯQĐ 108.

– Nghiên cứu yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân UTBMTBG và bệnh gan mạn tính.

          * Nghiên cứu các phương pháp chẩn đoán và chẩn đoán sớm UTBMTB.

– Nghiên cứu các dấu ấn ung thư trong chẩn đoán UTBMTBG.

– Sử dụng kỹ thuật: Điện di ái lực Lectin và thấm ái lực kháng thể trong chẩn đoán, chẩn đoán phân biệt và theo dõi hiệu quả điều trị ở bệnh nhân UTBMTB.

– Nghiên cứu một số các phương pháp chẩn đoán hình ảnh trong chẩn đoán UTBMTB, như: siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ, chụp mạch gan…

* Nghiên cứu các phương pháp điều trị UTBMTB.

– Tham gia nghiên cứu đề tài: Điều trị UTBMTBG bằng tiêm Ethanol qua da dưới hướng dẫn của siêu âm.

– Tham gia nghiên cứu đề tài: Điều trị UTBMTBG bằng tiêm Axit Acetic qua da dưới hướng dẫn của siêu âm.

– Tham gia nghiên cứu đề tài: Điều trị UTBMTBG bằng phương pháp gây tắc mạch hoá dầu (TOCE).

          * Nghiên cứu bệnh lý u mao mạch gan (hemangioma):

– Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và vai trò của chụp xạ hình gan trong chẩn đoán u mao mạch gan.

2. Các nghiên cứu về bệnh bệnh lý dạ dày –tá tràng.

– Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản. Vai trò của các thuốc ức chế bơm Proton (PPI) trong điều trị bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản.

– Nghiên cứu về bệnh lý: Loét dạ dày-tá tràng, loét dạ dày tá tràng có biến chứng chảy máu và vai trò của các thuốc PPI trong điều trị các bệnh lý này.

– Nghiên cứu về bệnh lý ung thư dạ dày (UTDD): Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và các phương pháp nhuộm màu bằng Indigo Carmine trong chẩn đoán UTDD.

3. Các nghiên cứu về bệnh bệnh sỏi và giun trong đường mật tuỵ.

– Nghiên cứu về lâm sàng, cận lâm sàng, hình ảnh siêu âm và hiệu quả điều trị sỏi và/hoặc giun trong đường mật tuỵ qua nội soi mật tuỵ ngược dòng (ERCP).

– Vai trò của ERCP trong điều trị tắc mật cấp sau mổ lấy sỏi túi mật.

4. Nghiên cứu bệnh lý xơ gan và và điều trị giãn vỡ TMTQ.

– Nghiên cứu về lâm sàng, cận lâm sàng, siêu âm xơ gan còn bù và mất bù.

– Điều trị chảy máu tiêu hoá do vỡ tĩnh mạch thực quản (TMTQ) ở bệnh nhân xơ gan bằng thắt TMTQ qua nội soi.

– Nghiên cứu vai trò của thuốc chẹn Beta ở bệnh nhân xơ gan có giãn TMTQ.

5. Nghiên cứu các bệnh lý đại tràng.

– Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, mô bệnh học polyp đại trực tràng (ĐTT)

– Hiệu quả điều trị bằng nội soi polyp  ĐTT ở trẻ em và người lớn..

– Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, mô bệnh học và hiệu quả điều trị bệnh lý viêm loét đại trực tràng bằng thuốc corticoid kết hợp thuốc Mesalazine

– Đặc điểm lâm sàng, nội soi và mô bệnh học ung thư đại trực tràng.

– Vai trò cuả hoá mô miễn dịch trong chẩn đoán và sàng lọc ung thư biểu mô tuyến đại trực tràng (Đề tài cấp Bộ quốc phòng -2009-2011)

5 CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TIÊU BIỂU 

  1. Vai trò của Alpha-fetoprotein (AFP) huyết thanh và AFP có ái lực với Lectin trong chẩn đoán, chẩn đoán phân biệt và theo dõi hiệu quả điều trị UTBMTB.
  2. Đặc điểm lâm sàng, nội soi, các yếu tố nguy cơ và hiệu quả thắt tĩnh mạch thực quản qua nội soi trong điều trị chảy máu tiêu hoá cấp tính do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản (TMTQ) ở bệnh nhân xơ gan..
  3. Các bệnh lý dạ dày (bệnh trao ngược dạ dày thực quản, loét dạ dày-tá tràng) và hiệu quả điều trị bằng các thuốc ức chế bơm Proton (PPI).
  4. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả điều trị bệnh lý viêm loét đại trực tràng. Đặc điểm lâm sàng, nội soi, mô bệnh học và hiệu quả điều trị qua nội soi ở bệnh nhân có polyp đại trực tràng.
  5. Vai trò của nội soi mật tuỵ ngược dòng(ERCP) trong điều trị sỏi và/hoặc giun trong đường mật – tuỵ

KHEN THƯỞNG (CÁC HUÂN CHƯƠNG, HUY CHƯƠNG, DANH HIỆU):

– Giải thưởng dành cho Bác sỹ trẻ tại Hội nghị Tiêu hoá châu Á Thái Bình Dương năm: tại Nhật Bản (năm 1996).

– Giải thưởng dành cho Bác sỹ trẻ tại Hội nghị Tiêu hoá châu Á Thái Bình Dương năm: tại Hồng Kông (năm 2000).

ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ:

Địa chỉ cơ quan: Bộ môn – Khoa Nội Tiêu hoá – Viện nghiên cứu khoa học Y-Dược lâm sàng 108 – Bệnh viện TƯQĐ 108. Số 1 – Trần Hưng Đạo – Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội

Điện thoại cơ quan: 069.572.243

E-mail: khienvuvan@hotmail.com