Bài tập dành cho người suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Theo các bác sĩ chuyên khoa xương khớp, khoảng 25 – 35% dân số Việt Nam mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới (gọi tắt là suy giãn tĩnh mạch). Suy giãn tĩnh mạch thường trở thành một bệnh lý mạn tính.

Biến chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Triệu chứng ban đầu của bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới là hay bị chuột rút, phù quanh mắt cá, mỏi chân, căng tức bắp chân. Người bệnh thường dễ bỏ qua những biểu hiện này vì cho rằng chúng không đáng ngại. Khoảng 77,6% các bệnh nhân không biết mình mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới.

Biểu hiện của bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới 
Biểu hiện của bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới (ảnh sưu tầm)

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới mạn tính thường ít nguy hiểm. Tuy nhiên, biến chứng của bệnh là sự hình thành các cục máu đông trong lòng tĩnh mạch. Các cục máu này có thể gây tắc mạch máu tại chỗ hoặc di chuyển theo dòng máu và gây tắc mạch chỗ khác. Nguy hiểm nhất là chúng có thể gây tắc mạch phổi dẫn đến suy hô hấp và tử vong.

Vì vậy, bên cạnh việc dùng thuốc, những người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới cần có một phương pháp tập luyện thích hợp và thường xuyên thì mới có thể cải thiện tình trạng của bệnh.

Những bài tập dành cho người suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Những bài tập khi nằm

Bài tập 1

  • Nằm dưới một tấm thảm có độ dày vừa phải, tay để xuôi theo thân người, có thể úp hoặc ngửa lòng bàn tay. Áp sát hai tay vào hai bên hông
  • Nâng một chân cao lên, gập chân 45 độ, thả chân xuống, đổi chân. Mỗi nhịp giơ co chân lên thì hít thật sâu, khi duỗi chân đặt xuống thì thở từ từ ra.
  • Lặp lại động tác ở mỗi chân khoảng 20 lần
  • Mỗi ngày tập 2 lần, sáng và tối.
Bài tập khi nằm cho người suy giãn tĩnh mạch (1)
Bài tập khi nằm cho người suy giãn tĩnh mạch (1) (ảnh sưu tầm)

Bài tập 2

  • Nằm ngửa như hình dưới
  • Đưa chân cao (thẳng chân), gập chân xuống người
  • Hít vào khi giơ gập chân, thở ra khi hạ xuống.
Bài tập khi nằm cho người suy giãn tĩnh mạch (2)
Bài tập khi nằm cho người suy giãn tĩnh mạch (2) (ảnh sưu tầm)

Những bài tập khi ngồi

Bài tập 1

  • Khi ngồi làm việc, đặt chân vuông góc với ghế, sao cho mặt phía dưới đùi không đè nén sát với mặt ghế
  • Xoay cổ chân cứ mỗi 5-10 phút một lần để tránh máu dồn và ứ đọng ở cổ và bàn chân.
Những bài tập khi ngồi dành cho người suy giãn tĩnh mạch (1) 
 Những bài tập khi ngồi dành cho người suy giãn tĩnh mạch (1) (ảnh sưu tầm)

Bài tập 2

  • Cũng như trên, co duỗi hai chân thường xuyên.
  • Bài tập này giúp máu lưu thông tốt hơn, tạo lực giúp máu đi về tim dễ dàng hơn.
    Những bài tập khi ngồi cho người suy giãn tĩnh mạch chi dưới (2)
    Những bài tập khi ngồi cho người suy giãn tĩnh mạch chi dưới (2) (ảnh sưu tầm)
  • Mỗi 20-30 phút, bạn nên đứng dậy đi lại để máu ở vùng chậu – mông lưu thông.
  • Nên mặc quần có độ co giãn tốt, mềm và thoáng khí.
  • Máu được lưu thông tốt sẽ hạn chế máu ứ đọng ở chân, giảm được tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân.

Những bài tập khi đứng

Khi phải đứng nhiều, bạn nên đi lại thường xuyên, tránh đứng lâu ở một tư thế, tốt nhất là nên đứng trên 2 chân.

Bài tập 1

  • Đứng thẳng, hai chân dang bằng vai
  • Đưa 2 tay ra trước, hạ người (gập chân), đứng dậy
  • Lặp lại động tác khoảng 20 lần.
Bài tập khi đứng cho người bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới (1)
Bài tập khi đứng cho người bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới (1) (ảnh: internet)

Bài tập 2

  • – Đưa 1 chân về phía trước, gập chân vuông góc.
  • – Dùng hai tay ôm lấy đầu gối, gập chân lên xuống đều đặn, xoay cổ chân, đổi chân
  • – Lặp lại mỗi chân khoảng 20 lần (tập tới khi chân hết căng nặng).
 Bài tập khi đứng cho người bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới (2)
 Bài tập khi đứng cho người bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới (2) (Ảnh: Internet)

Những bài tập tốt cho suy giãn tĩnh mạch chân nên được tập thường xuyên 30 phút mỗi ngày. Đồng thời, bạn nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch.

Việc luyện tập đối với người bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới bước đầu có thể sẽ gặp nhiều khó khăn do người bệnh bị đau khi vận động. Vì vậy, người bệnh nên luyện tập những bài tập nhẹ nhàng trước, sau đó tăng dần mức độ của các bài tập, không nên luyện tập quá sức. Ngoài ra, hít thở sâu và đúng cách cũng giúp hỗ trợ điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân và tăng cường sức khỏe cho người bệnh.

Viễn Trinh (Thầy thuốc Việt Nam)

⇒ Hội chứng rối loạn mạch máu bẩm sinh – Klippel – Trénaunay – Weber

⇒ Bệnh tắc động mạch mạn tính chi dưới

 

 

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận