Bệnh Basedow và những điều cần biết

Thời đại công nghiệp cùng với sự thay đổi trong thói quen ăn uống và sinh hoạt đã dẫn đến tình trạng số người mắc các bệnh về nội tiết, chuyển hóa ngày càng tăng. Một trong đó có thể kể đến như bệnh cường giáp Basedow.

1. Bệnh Basedow là gì?

Tuyến giáp ở người bình thường
Tuyến giáp ở người bình thường (Ảnh internet)

Bệnh basedow là bệnh gì hẳn nhiều người chưa rõ. Bản chất Basedow là một bệnh lý về cường giáp phổ biến nhất và được xếp và loại các bệnh tự miễn dịch. Cường giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức dẫn đến sản xuất nhiều hormone tuyến giáp hơn bình thường. Hậu quả là làm gia tăng nồng độ các hormone này trong máu gây tổn thương đến các mô, cơ quan của cơ thể.

2. Nguyên nhân gây bệnh

Cho đến nay, nguyên nhân gây bệnh cường giáp Basedow vẫn chưa được làm rõ. Nhiều người cho rằng đây là một bệnh tự miễn (cơ thể tự sản xuất ra kháng thể chống lại chính mình). Ngoài ra bệnh cũng có tính chất di truyền (khoảng 15% người bị bệnh basedow cũng có họ hàng cùng bị bệnh này).

3. Đối tượng nguy cơ

Bệnh thường gặp ở những người phụ nữ trẻ trong độ tuổi 20-40 (Ảnh internet)

Ở một số người có khả năng mắc bệnh cao hơn những người khác thường gặp như:

Tiền sử gia đình có người thân bị bệnh cường giáp Basedow;

Giới tính: bệnh basedow ở nam giới thường ít gặp hơn ở nữ giới;

Độ tuổi: bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi dưới 40;

Rối loạn miễn dịch khác: người bị mắc các bệnh miễn dịch khác như tiểu đường typ I, hay viêm khớp dạng thấp có nguy cơ mắc bệnh cao hơn;

Phụ nữ sau sinh con;

Người hay bị stress tâm lý, hay đau ốm.

4.Triệu chứng của bệnh

Người bị mắc bệnh cường giáp Basedow có thể gặp một trong các dấu hiệu sau:

           Biểu hiện bướu cổ ở bệnh nhân Basedow (Ảnh internet)

Gầy sút là dấu hiệu thường gặp, có thể giảm 3-20 kg trong vài tuần-vài tháng mặc dù vẫn có thể ăn ngon.

Tính cách thay đổi: dễ lo lắng, cáu gắt, hay khóc, khó tập trung, cảm giác mệt mỏi nhưng khó ngủ.

Có những lúc cảm thấy nóng bừng, vã mồ hôi nhất là ở ngực và bàn tay, sợ nóng, cảm thấy khát và uống nhiều nước.

                              Triệu chứng lồi mắt (Ảnh internet)

Hay hồi hộp, đánh trống ngực, cảm giác nghẹt thở, đau vùng trước tim, tim đập nhanh hoặc không đều.

Bị lồi mắt một hoặc cả hai bên

Xuất hiện bướu cổ.

Chân tay bị run.

5.Điều trị bệnh

                     Phẫu thuật trong điều trị Basedow (Ảnh internet)

Hiện nay việc điều trị bệnh cường giáp Basedow có ba phương pháp chính phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh nặng hay nhẹ, có kèm theo biến chứng không, khả năng điều trị của bệnh nhân,…

Điều trị nội khoa: bao gồm sử dụng Iod vô cơ, thuốc kháng giáp, thuốc chẹn beta giao cảm…

Với bệnh Basedow ở phụ nữ mang thai, tuy thuốc không gây quái thai và ảnh hưởng thai phụ nhưng bác sĩ vẫn khuyên bệnh nhân nên hạn chế sử dụng thuốc trong thời gian có thai, hoặc điều trị dứt điểm trước khi có thai.

Điều trị bằng Isotop (iod phóng xạ): thường dùng cho bệnh nhân lớn tuổi, không điều trị được nội khoa hay ngoại khoa.

Điều trị phẫu thuật: trong trường hợp bướu giáp to hoặc đa nhân, bệnh tái phát nhiều lần.

6.Cách phòng tránh bệnh

           Thay đổi lối sống giúp phòng ngừa bệnh (Ảnh internet)

Bệnh cạnh câu hỏi bệnh basedow là bệnh gì, điều trị ra sao thì việc phòng tránh cũng là điều rất cần thiết. Để phòng tránh bệnh cũng như tăng cường sức khỏe nói chung thì nên hạn chế lao động gắng sức, không thức khuya, tránh căng thẳng, stress. Tăng cường dinh dưỡng, hạn chế ăn quá nhiều iod, tăng cường vận động cơ thể.

BS. Đỗ Thị Gấm

Nguồn Nội khoa Việt Nam

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận