Bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng gì?
Chân tay miệng là bệnh truyền nhiễm do virus cấp tính Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ em và lây lan theo mùa. Việc kiêng cữ tốt và áp dụng đúng phương pháp điều trị sẽ giúp trẻ nhanh khỏi bệnh và không gặp biến chứng. Vậy bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng gì để chóng khỏi?
Nội dung bài viêt
1. Bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng gì?
Bệnh chân tay miệng có thể điều trị nội khoa nhưng mức độ hồi phục phụ thuộc vào việc người bệnh có tuân thủ việc kiêng cữ đúng như sự chỉ dẫn của các bác sĩ hay không. Việc chăm sóc trẻ đúng cách đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị bệnh. Bệnh chân tay miện gở trẻ em cần kiêng gì, phụ huynh nên tuân thủ những điều sau:
- Kiêng đến nơi đông người
Bệnh chân tay miệng rất dễ lây lan, cha mẹ cần sớm cách ly con với người xung quanh. Nên ở trong phòng riêng, môi trường vệ sinh sạch sẽ và chế độ chăm sóc phù hợp sẽ giúp bé hồi phục sức khỏe nhanh chóng.
- Giữ gìn vệ sinh cho trẻ
Các bậc phụ huynh nên tắm gội cho bé bình thường bằng nước ấm. Nhẹ nhàng lau rửa cho con để không làm vỡ các bọng nước. Việc tắm gội sạch sẽ hạn chế vi khuẩn giúp bé mau lành bệnh. Phòng tắm nên kín và được vệ sinh sạch sẽ. Chất thải của bé phải được xử lý đúng nơi, hợp vệ sinh.
- Không cho trẻ ăn đồ cay nóng, kém vệ sinh
Thức ăn cho trẻ phải đảm bảo tươi ngon, tránh ăn thức ăn kém vệ sinh và không rõ nguồn gốc. Nên vệ sinh cẩn thận những dụng cụ ăn uống của trẻ và không cho trẻ dùng chung đồ dùng cá nhân với những người khác. Không nên cho trẻ ăn đồ đặc hoặc cay nóng vì sẽ khiến miệng con bị đau đớn, khó chịu. Các loại thực phẩm chứa nhiều axit như cam, chanh cũng nên hạn chế. Bởi vì khi bị đau sẽ gây ra tâm lý sợ hãi, bỏ ăn khiến sức khỏe suy giảm. Mẹ hãy nấu mềm thức ăn và để nguội cho con ăn. Đồng thời cho con uống thêm khoáng chất và vitamin theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng gi?
- Không ép trẻ ăn
Khi con từ chối ăn, mẹ không nên cưỡng ép vì sẽ khiến bé sợ hãi. Thay vào đó, có thể cho con uống sữa hoặc ăn sữa chua để bù lại. Mẹ cũng chú ý cho con ăn thêm nhiều hoa quả trái cây để tăng cường vitamin. Với trẻ đang bú mẹ thì cần cho bé bú thành nhiều lần trong ngày.
- Không để con gãi, chọc, tác động mạnh vào bọng nước trên da.
Các nốt phát ban xuất hiện ở bàn tay hoặc bàn chân nên được giữ sạch sẽ và không nên che đậy. Cần rửa sạch vùng da bệnh bằng xà phòng và nước ấm, lau khô. Nếu vết ban nổi phồng rộp lên, hãy chấm một chút thuốc mỡ kháng sinh để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và băng lại bằng một miếng băng nhỏ. Đồng thời, không đụng vào các vết loét ở đầu lưỡi và môi sẽ làm trẻ đau dẫn đến sợ hãi, biếng ăn.
- Không dùng muối, chanh hay loại thuốc liền da, chống viêm nào để giảm nổi mẩn ngứa mà không có chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, các bậc phụ huynh không dùng thuốc xanh để bôi cho trẻ vì khả năng viêm nhiễm rất cao. Không nên cho người bệnh uống quá nhiều thuốc bổ hay các loại vitamin trong thời gian điều trị bệnh.
- Không dùng chung đồ chơi
Cha mẹ tuyệt đối không chia sẻ đồ chơi của con với các bé khác để phòng tránh lây lan bệnh. Khi con bị chân tay miệng mẹ không nên cho bé ngậm đồ cắn hay ti giả. Nên thường xuyên vệ sinh các món đồ chơi, vật dụng của trẻ và những nơi mà trẻ tiếp xúc, vui chơi.
- Nghỉ ngơi đầy đủ
Khi trẻ mắc bệnh sẽ thường đau nên hay quấy khóc không chịu ngủ. Vì vậy mẹ cần dỗ dành, an ủi để bé ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi để nhanh chóng lành bệnh. Đồng thời mẹ cũng cần theo dõi giấc ngủ của con để xem con có giật mình, khó chịu hay có dấu hiệu biến chứng gì không.
- Không nên sử dụng các loại thìa, dĩa sắc nhọn.
Những vật dụng này có thể làm tổn thương các vết loét trong miệng, làm bé cảm thấy khó chịu hơn.
2. Những thực phẩm trẻ bị chân tay miệng nên tránh
Bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng gì, đặc biệt là trong vấn đề ăn uống của trẻ. Các bậc phụ huynh nên cho trẻ bị chân tay miệng ăn những loại thức ăn mềm lỏng như cháo hoặc súp để dễ hấp thu cũng như tiêu hóa tốt hơn. Cơ thể trẻ trong thời gian nhiễm bệnh sẽ bị nóng trong người. Do đó, mẹ nên kết hợp vào khẩu phần ăn những thực phẩm làm dịu mát cơ thể như sắn dây hay đu đủ. Hãy cho trẻ uống nhiều nước để giữ đủ nước cần thiết trong cơ thể, đặc biệt là thức uống từ cam, chanh, sữa chua,… để cung cấp hàm lượng vitamin C. Những thực phẩm lạnh sẽ giúp xoa dịu cơn đau của các vết loét xung quanh miệng. Ngoài ra, thức uống lạnh vào cơ thể trẻ sẽ cảm thấy giải nhiệt, mát mẻ trong người hơn.
Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng cần tránh cho con sử dụng các loại thực phẩm dưới đây để giúp các tổn thương nhanh lành, rút ngắn quá trình điều trị bệnh chân tay miệng.
Tránh các loại thực phẩm giàu arginine
Arginine là một loại axit amin có thể làm virus sản sinh nhiều hơn. Do đó, mẹ không nên cho trẻ ăn những loại thực phẩm chứa nhiều arginine như socola, đậu phộng, nho khô, các loại hạt để không làm bệnh trầm trọng hơn.
Tránh các loại thức ăn cứng, cay nóng hay quá mặn
Trẻ bị chân tay miệng thường sẽ xuất hiện các vết loét trong khoang miệng và cổ họng. Nếu ăn những loại thức ăn cứng, cay nóng hoặc quá mặn sẽ khiến các vết loét bị kích ứng nặng làm bé cảm thấy khó chịu, đau rát, thậm chí khó lành hơn.
Tránh các loại thực phẩm giàu chất béo bão hòa
Trẻ nên tránh ăn nhiều thịt và các thực phẩm giàu chất béo khác như phô mai, bơ vì sẽ làm cho da tiết dầu nhiều, khiến tình trạng phát ban trở nên trầm trọng hơn.
3. Bị chân tay miệng có kiêng nước kiêng gió không?
Người lớn thường tin rằng, khi trẻ nhỏ bị mắc bất cứ một căn bệnh nào thì cũng phải kiêng ra ngoài. Trong trường hợp trẻ mắc bệnh chân tay miệng thì cũng phải mặc nhiều quần áo và giữ kín ở trong nhà. Tuy nhiên, việc làm này không hoàn toàn đúng. Bởi lẽ càng giữ kín thì các vi khuẩn càng có cơ hội phát triển mạnh hơn. Tuy nhiên, bố mẹ cũng không được để con ra ngoài lúc trời gió quá mạnh hoặc để gió tạt trực tiếp vào con. Vì nếu làm như vậy, bệnh chân tay miệng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và kéo theo những biến chứng khác như hoại tử, nhiễm trùng. Để điều trị căn bệnh này tại nhà, trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ và giữ các vết lở loét ở trạng thái thoáng khí. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên để con chơi trong phòng sạch sẽ và không được để gió mạnh tạt trực tiếp vào người con.
Bên cạnh đó, trong thời gian con đang bị bệnh chân tay miệng, bố mẹ nên hạn chế đưa trẻ ra ngoài trời gió. Bởi vì lúc này, trẻ không được khỏe nên dễ mắc những bệnh khác như sốt, cảm cúm.
Sau khoảng 7 – 10 ngày xuất hiện triệu chứng của bệnh chân tay miệng, các nốt mụn nước sẽ vỡ ra và dần khô lại. Lúc này, nhiều bậc phụ huynh lo lắng rằng nếu tắm cho con sẽ làm các nốt mụn nước vỡ ra. Do đó, các ông bố, bà mẹ thường quyết định kiêng tắm cho con để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Tuy nhiên, điều này là sai lầm vì nó sẽ khiến các loại vi khuẩn có hại trên da bé không được loại bỏ, khiến bệnh chân tay miệng lâu khỏi hơn. Do đó, bố mẹ nên vệ sinh cơ thể sạch sẽ cho con bằng nước ấm để làm sạch các loại vi khuẩn có hại trên da và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng.
Ngoài ra, khi tắm cho con, bố mẹ không được chà xát mạnh lên da bé và hạn chế hết mức có thể để nước rơi vào những vùng da bị tổn thương. Đặc biệt là thay vì tắm như bình thường, bố mẹ chỉ cần lau rửa sạch sẽ cơ thể của con bằng các loại xà phòng sát khuẩn do bác sĩ chuyên khoa Nhi tư vấn.
- Cần làm gì để phòng tránh chân tay miệng?
4. Biện pháp phòng tránh chân tay miệng
Cho đến nay, các nhà khoa học chưa bào chế được loại vacxin phòng bệnh chân tay miệng. Do đó các phương pháp phòng ngừa bệnh là rất quan trọng, đặc biệt là với trẻ nhỏ.
Rửa tay thường xuyên bằng nước sạch và xà phòng cho trẻ, người chăm sóc trẻ. Rửa tay trước khi ăn, trước khi chuẩn bị thức ăn cho trẻ, sau khi chăm sóc trẻ (thay tã, dọn vệ sinh cho trẻ), khi bàn tay bị vấy bẩn, đặc biệt là sau khi chăm sóc, tiếp xúc với trẻ bệnh.
- Làm sạch môi trường và các vật dụng dễ bị ô nhiễm (bao gồm đồ chơi, bàn ghế, tay nắm cửa,…) với nước và xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông dụng hoặc bằng dung dịch Cloramin B, dung dịch Surfanios hay dung dịch Javel.
- Tránh các hành vi tiếp xúc gần (như ôm, hôn, dùng chung đồ dùng) với những bệnh nhi khác cũng là một cách để phòng bệnh chân tay miệng.
- Cách ly trẻ bệnh tại nhà trong 10 ngày hoặc cho đến khi hết bọng nước hoặc hết loét trong miệng để tránh lây cho trẻ khác.
- Theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh và đưa trẻ đến bệnh viện để được chăm sóc y tế kịp thời nếu nhận thấy triệu chứng sốt cao, li bì, mất tỉnh táo.
- Chú ý che miệng và mũi khi hắt hơi và ho, sau đó vệ sinh tay bằng nước và xà phòng.
- Xử lý khăn giấy và tã lót đã sử dụng bằng việc thải bỏ rác đúng cách, tránh thải bừa bãi ra môi trường chung.
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, sân vườn, nơi vui chơi của trẻ sạch sẽ.
Xem thêm
Bố mẹ có thể tham khảo cách khử khuẩn đồ chơi, vật dụng, nhà cửa để phòng bệnh chân tay miệng như sau:
Bước 1: Lau sạch, rửa sạch bụi, chất bẩn trên bề mặt các vật dụng trẻ thường tiếp xúc, sinh hoạt, ngủ, sàn nhà trước khi khử khuẩn.
Bước 2: Lau sàn nhà, vật dụng…, ngâm đồ chơi trong dung dịch khử khuẩn đã pha, để trong 10 – 20 phút
Bước 3: Lau lại bằng nước sạch và lau khô. Với đồ chơi của trẻ thì rửa lại bằng nước sạch và phơi khô
Lưu ý: Nên dùng hai xô hoặc thau riêng biệt: Một để chứa nước đã pha dung dịch khử khuẩn, một chứa nước sạch để xả bẩn. Khăn lau cũng nên dùng 2 cái riêng: Một để lau khử khuẩn, một để lau lại, lau khô. Khi thấy dung dịch khử khuẩn hay nước xả bẩn, đục màu thì thay dung dịch hoặc nước khác. Không tận dụng dung dịch đã khử khuẩn đồ chơi, vật dụng để lau nhà vì dung dịch lúc này không đủ tác dụng khử khuẩn.
BS. Phạm Hoa
Gel Subạc – Giải pháp cho trẻ bị tay chân miệng
Bên cạnh việc kiêng ăn uống, tránh gió cho trẻ bị tay chân miệng, cha mẹ có thể sử dụng thêm sản phẩm gel Subạc được rất nhiều người tin dùng trong cải thiện triệu chứng bệnh.
Với thành phần chính nano bạc giúp sát khuẩn, tiêu diệt virus, vi khuẩn phổ rộng, sản phẩm gel Subạc có tác dụng vượt trội với bệnh tay chân miệng, cụ thể:
- Giúp kích thích nguyên bào sợi để tái tạo làn da, nên giúp lành tổn thương nhanh chóng mà thân thiện với làn da, không gây kích ứng da, kể cả với làn da trẻ nhỏ, giúp ngăn ngừa hình thành sẹo.
- Tác dụng cao hơn rất nhiều lần khi nano bạc kết hợp với các thảo dược giúp tăng cường miễn dịch, chứa chất kháng sinh thực vật, kháng viêm thực vật như dịch chiết neem, chitosan, cho hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn, virus toàn diện, ngăn ngừa bệnh tái phát.
Nhiều năm qua, gel Subạc tự tin là sản phẩm nổi tiếng trên thị trường được hàng nghìn bệnh nhân đã sử dụng hiệu quả và các chuyên gia khuyên dùng.
- Sử dụng gel bôi Subạc để đạt hiệu quả cao trong điều trị bệnh tay chân miệng
Để biết thêm thông tin về công dụng của sản phẩm Subạc, mời bạn xem bài viết Gel Subạc – Sản phẩm giúp cải thiện bệnh tay chân miệng nhanh chóng hoặc bạn liên hệ đến số điện thoại 024.37757240.
*Thực phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.