Bệnh gout là gì? Điều trị dứt điểm

Khi xã hội phát triển ngày càng hiện đại, đời sống con người cũng được nâng cao hơn, nguồn thực phẩm đa dạng cùng môi trường sinh hoạt hằng ngày thay đổi. Các bệnh xương khớp nói chung trong đó có căn bệnh mang tên “bệnh gout” ngày càng phổ biến và trẻ hóa, đang trở thành nỗi lo của nhiều người. Bệnh có thể ngăn ngừa, kiểm soát tốt nếu điều trị sớm, đúng cách. Chính vì thế, việc hiểu biết và có thêm thông tin cũng như lời khuyên về bệnh này để sớm có biện pháp phòng ngừa, điều trị hiệu quả đóng vai trò quan trọng. Cùng tham khảo bài viết sau nhé:

Định nghĩa bệnh gout là gì?

Bệnh gout (gút) là bệnh viêm khớp do vi tinh thể, đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp tái phát, có lắng đọng tinh thể muối urat natri trong các mô, gây ra do tăng acid uric trong máu.

Đây là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin, thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa.

Gout được gọi là “ vua của các bệnh” và “bệnh của các vua”.

Gout làm người bệnh phải chịu những cơn đau đột ngột và dữ dội ở các khớp ngón chân, ngón tay, đầu gối, kèm theo cơn đau là hiện tượng sưng, đỏ, thậm chí đi lại khó khăn do đau.

Bị gout có dấu hiệu gì?
Bị gout có dấu hiệu gì?

Cơ chế bệnh sinh của gout

Gout là bệnh lý khớp thường gặp gây ra bởi sự lắng đọng tinh thể natri urat trong khớp và mô mềm trong khớp. Natri urat là muối được tạo thành bởi acid uric. Acid uric là sản phẩm bình thường của quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Acid uric là sản phẩm dị hóa cuối cùng của các nhân purin kiềm được tạo thành bởi sự giáng hóa các acid nucleic (ADN, ARN). Acid uric được chia làm hai loại:

  • Acid uric nội sinh: Do các tế bào chết của cơ thể sinh ra, mỗi ngày có khoảng 300 – 400mg được tạo ra bằng con đường này.
  • Acid uric ngoại sinh: Được tạo ra do chế độ ăn uống hàng ngày giàu purin.

Acid uric nội sinh và ngoại sinh được đào thải qua nước tiểu. Khi quá trình thải trừ bị suy giảm hoặc quá trình sản xuất acid uric tăng lên sẽ làm tăng nồng độ acid uric máu. Điều này sẽ gây ra hiện tượng lắng đọng dưới dạng muối urat tại một số tổ chức như bao hoạt dịch khớp, sụn xương, gân, nhu mô thận, đài bể thận,… Tại khớp, tình trạng tăng acid uric máu kéo dài dẫn đến hình thành các hạt tophi ở bao hoạt dịch, làm lắng đọng muối natri urat ở sụn khớp. Bên cạnh đó, các tinh thể acid uric cũng có thể tồn tại trong dịch khớp sẽ gây viêm khớp và là biểu hiện của cơn gút cấp. Những cơn đau gout đầu tiên thường xuất hiện sau 20 – 30 năm kể từ khi có tăng acid uric máu. Thậm chí một số người còn có những cơn đau quặn thận trước cả viêm khớp do gout.

Phân loại Gout và nguyên nhân

Bệnh gout có đặc điểm chính là tăng acid uric máu. Cơ thể sản xuất ra acid uric do quá trình phân hủy purin, là chất được tìm thấy trong cơ thể cũng như trong các loại thực phẩm như thịt nội tạng, cá, hải sản,.. Bình thường, acid uric sản xuất ra hòa tan vào máu đi đến thận để thải ra nước tiểu.

Nếu tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa purin nghĩa là cơ thể sản sinh acid uric dư thừa hoặc thận bài tiết ra quá ít làm chúng bị tích tụ và hình thành nên các tinh thể urat tại khớp và bao quanh khớp gây viêm đau và sưng.

Tùy vào từng nguyên nhân mà đối tượng có nguy cơ mắc bệnh gout cao hay thấp. Cụ thể:

Nguyên phát:

Đây là nguyên nhân chiếm đa số các trường hợp, thường liên quan đến yếu tố di truyền, thức ăn và lối sống sinh hoạt.

Chế độ ăn thực phẩm chứa nhiều purin như gan, thận, tôm, cua, nấm,… làm tình trạng bệnh nặng thêm.

Bệnh thường gặp ở nam giới, độ tuổi từ 30-60 tuổi, với lối sống sinh hoạt không lành mạnh như uống rượu bia, hút thuốc lá,…

Thứ phát:

– Là tình trạng do một số bệnh làm tăng sản xuất hoặc giảm đào thải acid uric máu hoặc cả hai làm tăng acid uric máu, cụ thể:

Suy thận và các bệnh lý làm giảm độ thanh lọc acid uric của cầu thận.

Các bệnh về máu: đa u tủy xương, đa hồng cầu, bạch cầu cấp,…

– Sử dụng một số thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế tế bào để điều trị các bệnh ác tính,…

Gút do bất thường về enzym:

Do thiếu hụt hoàn toàn hoặc một phần enzym HGPRT, là enzym tham gia vào quá trình chuyển hóa acid uric, gây ra bệnh gout khởi phát sớm.

Biểu hiện của người mắc gout 

Tùy vào từng giai đoạn tiến triển của bệnh gout mà có các triệu chứng điển hình có thể nhận biết được dễ dàng hoặc không có triệu chứng làm chúng ta bỏ qua nó hoặc nhầm lẫn với một số bệnh khác. Các dấu hiệu thường gặp khi bị gout mà người bệnh có thể phát hiện được như:

  • Cơn gút cấp tính có biểu hiện:

Đau dữ dội ở khớp, thường là khớp bàn – ngón chân cái, khớp sưng to, đỏ, phù nề, căng bóng, đau ngày càng tăng.

Xuất hiện đột ngột vào ban đêm làm người bệnh phải thức giấc.

Có thể có sốt vừa hoặc nhẹ, hoặc có rét run kèm theo.

Dấu hiệu viêm kéo dài vài ngày rồi giảm dần, các khớp trở lại hoàn toàn bình thường.

  • Lắng đọng urat làm hình thành các hạt tophi dưới da là những khối nổi được da phủ lên mỏng, có thể nhìn thấy màu trắng nhạt của các tinh thể urat. Những hạt này không đau, rắn, tròn, số lượng và kích thước thay đổi, hay gặp ở cạnh các khớp tổn thương, ở bàn chân, bàn tay, xung quanh khu vực gân gót.
  • Khớp tổn thương, bị cứng, đau khi vận động và làm hạn chế vận động, khớp có thể sưng to, không đối xứng. Nguyên nhân là do tích lũy muối urat trong mô cạnh khớp, sụn và xương lâu ngày, không được phát hiện và điều trị đúng cách.
  • Ngoài ra người bệnh còn có thể có dấu hiệu bị sỏi urat, nặng hơn có thể tổn thương thận và suy thận.

Để biết rõ được triệu chứng, tiến triển của bệnh nhằm phòng ngừa và điều trị chính xác. Bệnh gout được chia làm 4 giai đoạn tiến triển phụ thuộc vào mức độ nguy hiểm, cụ thể:

  • Tăng acid uric máu không có triệu chứng: Người bệnh đã có mức acid uric trong máu tăng hơn ngưỡng bình thường nhưng chưa biểu hiện triệu chứng và có thể dễ bỏ qua, không phát hiện được. Thường thì người bệnh chỉ nhận thấy triệu chứng của bệnh gout sau khi bị sỏi thận.
  • Những cơn gút cấp: Nồng độ acid uric máu lúc này tăng cao dẫn đến hình thành tinh thể, gây viêm khớp cấp làm người bệnh đau khớp, mệt mỏi, mất ngủ làm ảnh hưởng chất lượng cuộc sống cũng như tinh thần của người bệnh. Cơn gút cấp có thể xuất hiện tự phát hoặc sau một bữa ăn nhiều chất đạm, rượu bia hoặc dùng một số loại thuốc,… Lúc này bạn cần sự tư vấn của bác sỹ, sử dụng một số loại thuốc để làm giảm triệu chứng cũng như phòng ngừa các cơn gút cấp tái phát liên tục.
  • Giai đoạn giữa những cơn gút cấp: Giữa các đợt viêm khớp là các đợt không có triệu chứng, thời gian tái phát lại các đợt gút cấp phụ thuộc vào cách điều trị cũng như chế độ sinh hoạt của người bệnh, có những trường hợp không bị tái phát trong 10 năm.
  • Gút mạn tính: Theo thời gian, khoảng cách giữa các cơn gút cấp ngắn và biến mất, sau đó là viêm khớp liên tục, lắng đọng các tinh thể tạo thành các hạt tophi, làm hạn chế vận động, biến dạng các khớp.

Một số xét nghiệm cần thiết chẩn đoán gout

Để phát hiện, chẩn đoán chính xác và điều trị đúng phương pháp người bệnh cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và làm một số xét nghiệm cần thiết để phục vụ chẩn đoán cũng như điều trị. Các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán gout đó là:

– Xét nghiệm acid uric máu > 420µmol/l nằm trong nhóm nguy cơ mắc bệnh. Tăng acid uric không đồng nghĩa với việc là mắc gout, xét nghiệm acid uric chỉ mang tính tầm soát nguy cơ mắc bệnh.

– Xét nghiệm dịch khớp: nhằm tìm thấy tinh thể urat trong dịch khớp. Nếu dịch khớp viêm có thể tìm thấy nhiều tế bào đặc biệt là bạch cầu đa nhân trung tính.

– X-quang khớp: có thể nhìn thấy các biến dạng, tổn thương xương khớp trong giai đoạn muộn như hình ảnh khuyết xương hình hốc ở đầu xương, hẹp khe khớp,…

– Ngoài ra, có thể xét nghiệm công thức máu, tốc độ lắng máu, CRP hoặc định lượng acid uric niệu,… tùy thuộc vào tình trạng người bệnh mà được các bác sĩ chỉ định.

Những biến chứng của bệnh gout

Không chỉ gây đau các khớp, gout còn gây ra những biến chứng nghiêm trọng và nặng nề nếu không được điều trị và kiểm soát tốt. Một số biến chứng thường gặp như:

– Biến dạng khớp: Các tinh thể urat tích tụ ở khớp lâu ngày làm tổn thương khớp, hạn chế vận động, nặng hơn là có thể gây tàn phế cho người bệnh.

– Nhiễm trùng hạt tophi: Khi các hạt tophi bị dò, vỡ, chính là con đường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng.

– Sỏi thận: Tinh thể urat không chỉ tích tụ ở khớp mà còn tích tụ ở thận gây ra sỏi thận. Sỏi có thể làm tắc nghẽn đường tiết niệu, đưa đến nhiễm trùng đường tiểu, suy chức năng thận,..

– Biến chứng tim mạch: Nồng độ acid uric trong máu cao cũng góp phần tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp.

Bệnh gout khi bị biến chứng sẽ trở nên nguy hiểm
Bệnh gout khi bị biến chứng sẽ trở nên nguy hiểm

Các tiêu chuẩn để chẩn đoán Gout là gì?

Hiện nay có nhiều tiêu chuẩn gout khác nhau được giới y khoa công nhận. Trong đó, có hai tiêu chuẩn có độ nhạy và độ đặc hiệu cao thường được áp dụng nhất gồm tiêu chuẩn Bennett và Wood 1968; tiêu chuẩn EULAR/ACR 2015.

Theo tiêu chuẩn của Bennett và Wood 1968

Tiêu chuẩn của Bennett và Wood 1968 là tiêu chuẩn chẩn đoán gout được sử dụng rộng rãi nhất tại Việt Nam do dễ nhớ và phù hợp với hệ thống xét nghiệm còn thiếu thốn. Bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh gout nếu đáp ứng một hoặc cả hai điều kiện sau:

(1) a. Tìm thấy tinh thể acid uric trong dịch khớp lúc khớp đang viêm cấp

Hoặc

b. Cặn lắng urate trong các tổ chức như hạt tophi, sỏi thận.

(2) Có hai trong số các tiêu chuẩn sau:

  1. Có tiền sử chắc chắn và/ hoặc quan sát thấy trên hai đợt sưng đau cấp ở một khớp, cơn đau bắt đầu đột ngột, đau dữ dội và biến mất hoàn toàn trong vòng hai tuần.
  2. Có tiền sử chắc chắn và/hoặc quan sát thấy một cơn viêm cấp đáp ứng tiêu chuẩn (1) ở khớp bàn ngón chân cái.
  3. Có hạt tophi ở vành tai, quanh khớp.
  4. Đáp ứng tốt với Colchicine (giảm đau, giảm viêm trong vòng 48 giờ) được quan sát thấy hoặc hỏi trong tiền sử.

Tiêu chuẩn EULAR/ACR 2015

Tiêu chuẩn EULAR/ACR 2015 được cho là có ưu điểm vượt trội hơn so với các tiêu chuẩn chẩn đoán gout trước đây khi có độ nhạy lên tới 92% và độ đặc hiệu 89%. Bệnh nhân được chẩn đoán xác định gout khi có tổng điểm ≥ 8 theo bảng tiêu chuẩn dưới đây.

Các bước chẩn đoán Tiêu chuẩn Điểm
ớc 1: Tiêu chuẩn nhận vào Có một hoặc nhiều hơn một đợt sưng đau khớp ngoại vi hoặc bao hoạt dịch Có/Không
ớc 2: Tiêu chuẩn vàng Phát hiện tinh thể urat trong một khớp có triệu chứng hay bao hoạt dịch hoặc hạt tophi Có/Không
ớc 3: Tiêu chuẩn phân loại nếu không phát hiện được tinh thể urat
Lâm sàng
1. Đặc điểm của một khớp hay vài khớp

 

Khớp cổ chân hay giữa bàn chân (trừ khớp bàn ngón chân cái). 1
Khớp bàn ngón chân cái 2
2. Tính chất đợt viêm cấp

– Đỏ khớp

– Không chịu được lực ép hoặc sờ vào khớp viêm

– Khó khăn khi đi lại hay vận động khớp

 

1 Tính chất 1
2 Tính chất 2
3 Tính chất 3
3. Đặc điểm thời gian (có 2 đợt đau cấp, không sử dụng thuốc kháng viêm)

– Thời gian đau tối đa < 24h

– Khỏi triệu chứng đau 14 ngày

– Khỏi hoàn toàn giữa các đợt cấp

1 đợt điển hình 1
Nhiều đợt tái phát điển hình 2
4. Hạt tophi

 

0
Không 4
Cận lâm sàng
1. Xét nghiệm acid uric máu

 

< 240 mmol/l -4
240 đến dưới 360 mmol/l 0
360 đến dưới 480 mmol/l 2
480 đến dưới 600 mmol/l 3
600 mmol/l 4
2. Xét nghiệm dịch khớp Không phát hiện tinh thể urat -2
3. Chẩn đoán hình ảnh

– Siêu âm: Dấu hiệu đường đôi

– DECT: Bắt màu urat đặc biệt

Có một trong hai bằng chứng 4
4. Xquang: Hình ảnh bào mòn xương ở bàn tay hoặc bàn chân Có hiện diện 4
Chẩn đoán xác định gout Tổng điểm 8

Cần chẩn đoán phân biệt Gout với bệnh nào?

Các triệu chứng bệnh gout thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khớp khác bởi cùng gây ra tổn thương trên khớp, hạn chế vận động. Việc chẩn đoán phân biệt gout với các  bệnh khác giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị chính xác và hạn chế một phần ảnh hưởng không mong muốn đến người bệnh. Các bệnh lý thường bị nhầm lẫn với gout bao gồm viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp,…

Viêm khớp nhiễm khuẩn

Viêm khớp nhiễm khuẩn là bệnh lý nhiễm trùng bên trong khớp do sự xâm nhập của vi khuẩn. Bệnh tiến triển nhanh, gây đau khớp dữ dội nên thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh gout cấp tính. Để phân biệt hai bệnh lý này người ta dựa vào một số đặc điểm sau:

Đặc điểm Viêm khớp nhiễm khuẩn Bệnh gout cấp
Đối tượng thường mắc Có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt dễ mắc ở nhóm:

– Người có tiền sử mắc bệnh về khớp.

– Người suy giảm hệ miễn dịch.

– Người bị chấn thương khớp

Thường gặp ở người độ tuổi 35 – 55. Trong một số trường hợp cơn đau gout cấp có thể xuất hiện khi:

– Sau một bữa ăn nhiều thịt, rượu.

– Sau cảm xúc mạnh.

– Sau chấn thương.

– Sau nhiễm khuẩn.

– Sau khi dùng thuốc lợi tiểu thiazid.

Vị trí đau Đầu gối, mắt cá chân, hông, cổ tay,  khuỷu tay, vai, háng. Thường tổn thương đơn độc một khớp, không đối xứng. Bàn chân, cổ chân, ngón chân cái, đầu gối, bàn tay, cổ tay, khuỷu tay. Hiến khi xuất hiện ở khớp vai, háng. Ban đầu chỉ viêm một khớp, sau đó có thể viêm nhiều khớp, không đối xứng.
Triệu chứng tại khớp – Đau, đặc biệt khi di chuyển

– Sưng, nóng, đỏ khớp.

– Tràn dịch khớp, co cơ, hạn chế vận động

– Đau xuất hiện đột ngột vào ban đêm, thường đau khớp bàn – ngón chân cái.

– Đau dữ dội, chạm nhẹ cũng rất đau, đau ngày càng tăng, thay đổi thứ tự đau.

– Khớp sưng to, đỏ, phù nề, căng bóng.

– Sau 5 – 7 ngày các dấu hiệu viêm giảm dần.

Triệu chứng toàn thân Hội chứng nhiễm trùng: Sốt, có khi rét run, môi khô, mặt hốc hác, hơi thở hôi, lưỡi bẩn. Có thể có sốt vừa hoặc sốt nhẹ.
Cận lâm sàng Xét nghiệm máu: Acid uric bình thường;   Procalcitonin máu tăng khi có nhiễm trùng nặng.

– Xét nghiệm dịch khớp: Có mủ hoặc tìm thấy vi khuẩn qua soi tươi, nhuộm gram.

– Cấy máu hoặc dịch khớp dương tính với vi khuẩn.

– Xquang khớp: Thấy hình ảnh soi gương.

– Xét nghiệm máu: acid uric có thể tăng hoặc bình thường.

– Xét nghiệm dịch khớp: Thấy bạch cầu 5000/mm3, đa số là bạch cầu đa nhân.

– Soi dịch khớp dưới kính hiển vi thấy nhiều tinh thể urat.

– Xquang khớp: Giai đoạn đầu bình thường, giai đoạn muộn có thể thấy hình ảnh khuyết xương hình hốc ở đầu xương, hẹp khe khớp, gai xương,…

Độ nhạy với colchicin Thường không nhạy với colchicin. Đặc biệt nhạy với colchicin

Viêm khớp dạng thấp

Khác với viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp và gout mạn tính dễ bị nhầm lẫn với nhau bởi sự hình thành các nốt sần trên khớp. Các nốt sần này thường phát triển ở các khớp chịu lực nhiều như khuỷu tay, gót chân, bàn – ngón chân cái. Tuy nhiên, bản chất của nốt sần do viêm khớp dạng thấp và gout là khác nhau. Bên cạnh đó, hai bệnh lý này cũng có một số đặc điểm khác nhau bao gồm:

Đặc điểm Viêm khớp dạng thấp Gout
Vị trí khớp tổn thương Khởi phát viêm từ các chi như khớp ngón gần bàn tay, khớp bàn ngón tay, khớp cổ tay, khớp khuỷu, khớp gối, khớp cổ chân, khớp bàn ngón chân. Sau đó tiến triển đến các khớp như vai, háng, đốt sống cổ. Thường khởi phát ở khớp ngón chân cái. Sau đó tiến triển tới khớp mu bàn chân, cổ chân, gối, bàn tay, cổ tay, khuỷu. Hiếm thấy ở khớp háng, vai, cột sống
Tính chất đau – Đau, sưng khớp liên tục cả ngày, tăng lên về đêm và gần sáng. Ít nóng, đỏ.

– Đỡ đau khi nghỉ ngơi.

– Cứng khớp buổi sáng kéo dài trên 1 giờ.

– Tổn thương khớp có tính chất đối xứng hai bên cơ thể

– Đau thường khởi phát về đêm. Sưng, nóng, đỏ, đau dữ dội khớp tổn thương.

– Đau, cứng khớp khi vận động.

– Không cứng khớp vào buổi sáng.

– Tổn thương khớp không đối xứng.

Hạt dưới da – Kích thước từ 2mm đến 5cm.

– Hình tròn, viền không đều.

– Sờ thấy cứng, di động. Trường hợp sờ thấy mềm khi bùng phát đợt viêm khớp dạng thấp.

– Vị trí thường gặp: Khớp khuỷu, xương chày, mắt cá chân, thậm chí ở dây thanh quản, tim.

– Kích thước đa dạng, từ 0,5mm đến 10cm.

– Hình tròn hoặc hình oval.

– Khi hạt nhỏ có màu trắng, mềm, di động. Khi hạt to lên cứng và không di động.

– Vị trí thường gặp: Các khớp ngón chân, mắt cá chân, đầu gối, ngón tay, trên vành tai.

Cận lâm sàng – Xét nghiệm yếu tố dạng thấp RF: Dương tính

– Xét nghiệm anti CCP: Dương tính

– Định lượng CRP tăng.

– Tốc độ máu lắng tăng.

– Xquang khớp: Hẹp khe khớp, biến dạng khớp, phù nề các mô mềm xung quanh.

– Acid uric máu tăng: Trên 42μmol/l.

– Xét nghiệm dịch khớp: Tìm thấy tinh thể urat trong dịch khớp, Dịch khớp viêm giàu tế bào (> 2000 tb/mm3 ), chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính.

– Xquang khớp: Hình ảnh gai xương, hẹp khe khớp, hình ảnh khuyết xương

Các bệnh lý khớp khác

Bên cạnh viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp còn có nhiều bệnh lý khớp khác dễ bị nhầm lẫn với gout cần phân biệt trong quá trình chẩn đoán và điều trị như:

  • Viêm khớp lắng đọng do tinh thể khác.
  • Viêm khớp phản ứng.
  • Viêm khớp vảy nến

Phương pháp điều trị

Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh gout, vì thế nên nguyên tắc điều trị gout là điều trị triệu chứng trong cơn gút cấp và dự phòng tái phát cơn gout cũng như kiểm soát nồng độ acid uric máu.

Chế độ dinh dưỡng

– Tránh các thức ăn có nhiều purin như tạng động vật, thịt, cá, tôm,… Có thể thay bằng các thức ăn sạch, nhiều chất dinh dưỡng khác như hoa quả, rau, trứng,.. Không ăn quá 150g thịt trong ngày.

– Có chế độ sinh hoạt lành mạnh:  không uống rượu bia, cần giảm cân, tập luyện thể dục thường xuyên, tránh stress,…

– Uống nhiều nước để tăng lượng nước tiểu, hạn chế được sự lắng đọng urat trong hệ tiết niệu.

– Tránh các thuốc làm tăng acid uric máu.

Xem thêm: Phương pháp cấy chỉ điều trị bệnh gout có hiệu quả không?

Điều trị nội khoa

Bệnh gout có thể điều trị hết và có thể tái phát bất cứ lúc nào. Vì thế cần sử dụng thuốc đúng lúc, đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ. Nhóm thuốc thường dùng đó là:

– Dùng các thuốc kháng viêm, giảm đau như colchicin, nhóm kháng viêm không steroid, corticoid theo đơn của bác sĩ nhằm làm giảm triệu chứng trong giai đoạn cấp.

– Thuốc giảm acid uric máu: để kiểm soát nồng độ acid uric máu nhằm hạn chế tái phát các cơn gout cấp, đồng thời người bệnh cũng phải theo dõi định kỳ nồng độ acid uric để có thể kiểm soát tốt.

Điều trị ngoại khoa can thiệp

Trường hợp gout có biến chứng loét, bội nhiễm hạt tophi hoặc tophi kích thước lớn, ảnh hưởng đến vận động hoặc vì lý do thẩm mỹ thì phẫu thuật cắt bỏ hạt tophi được đặt ra.

Bên cạnh đó, phẫu thuật cũng có vai trò trong các biến chứng gout như làm sạch khớp, cắt bớt bao hoạt dịch của khớp khi bị viêm gân dày, hạn chế vận động hoặc trong trường hợp thay khớp khi khớp bị hư.

Phương pháp phòng bệnh

Nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc gout cũng như các bệnh khác, chúng ta cần xây dựng được chế độ sinh hoạt hợp lý, lành mạnh, chế độ tập luyện thể dục thể thao hàng ngày, giảm thiểu ăn các chất giàu puri (thịt đỏ, cá ngừ, cá trích, nấm, đậu,..), chất béo,…

Đồng thời cần điều trị tốt các bệnh lý gây bệnh gout thứ phát như suy thận, dùng thuốc đúng chỉ định của bác sĩ, không lạm dụng thuốc,…

BS. Nguyễn Thị Quỳnh An

Hoàng Thống Phong – Giải pháp cho người bị gút

Bệnh gút là bệnh mạn tính và có nhiều biến chứng nguy hiểm. Ngoài việc sử dụng những phương pháp điều trị nội khoa và can thiệp bằng phẫu thuật thì người bệnh nên có chế độ ăn uống khoa học và sử dụng kết hợp một số phương pháp hỗ trợ điều trị khác.

Trong bối cảnh trên thị trường có rất nhiều sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh gút. Người bệnh nên lựa chọn các sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng. Trong đó phải kể đến Hoàng Thống Phong là một trong số rất ít các sản phẩm cho người mắc gút đã được nhiều nghiên cứu lâm sàng khẳng định hiệu quả.

Cụ thể, Hoàng Thống Phong đã được chứng minh hiệu quả tác dụng tại các bệnh viện như: Bệnh viện 108, bệnh viện Tuệ Tĩnh và đã kết luận được hiệu quả giảm đau, chống viêm, giảm acid uric, tăng cường chức năng gan thận.

Sản phẩm Hoàng Thống Phong chứa các thành phần từ thảo dược thiên nhiên nên an toàn, hiệu quả, không gây tác dụng phụ cho người sử dụng.

Hoàng Thống Phong – Giảm đau cho người mắc gút
Hoàng Thống Phong – Giảm đau cho người mắc gút

Để tìm hiểu kỹ hơn giải pháp cho người mắc gút và những điểm ưu việt của sản phẩm Hoàng Thống Phong – Dùng cho người bị bệnh gút, hãy liên hệ tới SĐT: 024.38461530 – 028.62647169.

Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận