Bệnh hở van tim có chữa được không? Khi nào cần điều trị?

Bệnh hở van tim là một trong các bệnh lý tim mạch phổ biến nhất hiện nay. Bệnh hở van tim có chữa được không, khi nào cần điều trị và có những cách nào điều trị hở van tim là câu hỏi nhiều người bệnh sau khi được chẩn đoán hở van tim thắc mắc. Cùng giải đáp những thắc mắc này trong bài viết dưới đây.

benh-ho-van-tim-co-chua-duoc-khong
Nhiều người bệnh băn khoăn hở van tim có chữa được không

1. Tìm hiểu về bệnh hở van tim?

Trái tim có bốn lá van bao gồm van ba lá, van hai lá, van động mạch phổi và van động mạch chủ. Các van này có các nắp đóng mở nhịp nhàng theo từng nhịp tim đảm bảo máu chảy theo đúng hướng qua bốn ngăn của tim và đến toàn cơ thể.

Bệnh hở van tim là tình trạng các van tim đóng không chặt khiến máu chảy ngược trở lại. Khi van tim bị hở, tim sẽ phải làm việc nhiều hơn để đảm bảo cung cấp đủ lượng máu đến các cơ quan. Làm việc quá sức trong thời gian dài khiến trái tim người bệnh bị suy yếu dần làm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hằng ngày của người bệnh.

Bệnh hở van tim có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng như suy tim, rối loạn nhịp tim, phù phổi cấp, tai biến mạch máu não. Dưới đây là một số triệu chứng điển hình cho thấy bạn đang bị bệnh hở van tim:

  • Khó thở: Đây là biểu hiện sớm cảnh báo bệnh hở van tim. Người bệnh luôn có cảm giác khó thở, nhất là khi nằm xuống hoặc  hoạt động mạnh thì tình trạng này trở nên trầm trọng hơn.
  • Mệt mỏi: Ban đầu triệu chứng này chỉ xuất hiện khi làm việc gắng sức. Nhưng khi van bị hở nặng, ngay cả khi nghỉ ngơi, người bệnh cũng cảm thấy mệt mỏi.
  • Tim đập nhanh, đánh trống ngực
  • Ho khan, nhất là vào ban đêm
  • Hoa mắt, chóng mặt.
  • Sưng chân, mắt cá chân.

2. Bệnh hở van tim có chữa được không?

Bệnh hở van tim khó có thể chữa khỏi hoàn toàn. Một số ít trường hợp hở van do cơ tim giãn, khi điều trị phục hồi cơ tim sẽ làm van tim hết hở. Tuy nhiên, đa phần hở van tim vẫn không thể điều trị dứt điểm. Điều may mắn là nếu có phương pháp điều trị phù hợp sẽ giúp bệnh nhân có thể kiểm soát tình trạng bệnh, hạn chế nguy cơ biến chứng và kéo dài tuổi thọ.

Hiện nay, người bệnh có thể chung sống hòa bình với bệnh van tim khi tuân thủ các phương pháp điều trị. Có một số phương pháp điều trị hở van tim bao gồm duy trì lối sống lành mạnh, điều trị thuốc nội khoa, phẫu thuật sửa chữa van tim, phẫu thuật thay thế van tim. Tùy thuộc tình trạng bệnh và nguyên nhân gây hở van tim sẽ có phác đồ điều trị khác nhau.

3. Khi nào cần điều trị hở van tim?

Các trường hợp hở van sinh lý (thường là hở van 1/4, 2/4 chưa có triệu chứng) thì không đáng lo và chưa cần điều trị ngay. Nhưng nếu hở van đã có triệu chứng, hở van động mạch chủ, hở van mức độ 3/4 trở lên, hở van kèm các bệnh tim mạch khác như mạch vành, tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, thấp tim… bạn cần điều trị sớm để tránh bệnh tiến triển.

benh-ho-van-tim-co-chua-duoc-khong-
Người bệnh cần điều trị hở van tim khi có triệu chứng khó thở, mệt mỏi…

4. Các phương pháp điều trị hở van tim hiện nay

Bệnh hở van tim là căn bệnh nguy hiểm, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh. Điều trị nội khoa bằng thuốc và duy trì lối sống lành mạnh luôn là ưu tiên hàng đầu trong điều trị van tim ở giai đoạn nhẹ. Tuy nhiên, với bệnh van tim ở giai đoạn nặng các phẫu thuật sửa chữa hay thay thế van tim sẽ giúp ngăn chặn các diễn biến xấu của bệnh.

4.1 Điều trị hở van tim bằng thuốc nội khoa

Các nhóm thuốc điều trị hở van tim không có khả năng giúp van tim hết hở nhưng sẽ làm bệnh tiến triển chậm hơn, giảm triệu chứng và nguy cơ biến chứng cho người bệnh. Một số nhóm thuốc thường được sử dụng điều trị hở van tim bao gồm:

  • Thuốc ức chế men chuyển (Perindopril, Captopril, Enalapril, Ramipril, Moexipril,…)
  • Thuốc chẹn thụ thể Angiotensin (Telmisartan, Valsartan, Losartan, Irbesartan,…)
  • Thuốc chẹn beta (Bisoprolol, Nebivolol, Metoprolol,…)
  • Thuốc lợi tiểu (Chlorothiazide, Metolazone, Furosemid, Bumetanid, Amiloride,…)
  • Thuốc chẹn kênh canxi (Amlodipin, Diltiazem,…)
  • Thuốc chống đông máu (Heparin, Coumarin, Dipyridamol,…)
  • Thuốc chống loạn nhịp tim

Khi sử dụng, người bệnh cần dùng đúng liều, đúng hướng dẫn của bác sĩ. Nếu sau khi dùng thuốc mà các triệu chứng không thuyên giảm hoặc xuất hiện các biểu hiện bất thường, cần báo cho bác sĩ để điều chỉnh phác đồ dùng thuốc..

4.2 Phẫu thuật sửa chữa hoặc thay thế van tim

Đối với bệnh nhân van tim bị hở 3/4 trở lên mà không đáp ứng tốt với phương pháp điều trị nội khoa thì phẫu thuật sửa chữa, thay thế van tim cần được thực hiện.

  • Phẫu thuật sửa van tim: các bác sĩ sẽ dựa vào cơ chế gây hở để can thiệp như cắt, khâu,.. để các lá van có thể khép kín với nhau.
  • Phẫu thuật thay van tim nhân tạo: khi van tim đã tổn thương quá nặng mà phẫu thuật sửa van tim không mang lại hiệu quả thì cần cắt bỏ van tim và thay thế bằng van tim sinh học hoặc van tim cơ học.

Lưu ý: Van tim sửa chữa và van tim nhân tạo chỉ có tuổi thọ trong thời gian nhất định. Ví dụ như van sinh học, van tự thân sẽ phải thay mới sau 8 – 15 năm. Để kéo dài tuổi thọ của van tim, người bệnh cần dùng thuốc chống đông theo chỉ định của bác sĩ và tiếp tục duy trì lối sống lành mạnh.

benh-ho-van-tim-co-chua-duoc-khong-1
Hở van tim nặng sẽ cần điều trị bằng phẫu thuật thay van tim

Xem thêm

Hở van tim nên ăn gì, kiêng gì? Tìm hiểu ngay tại đây

4.3. Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh

Như đã nhắc đến ở trên, đối với hở van tim 1/4 ,2/4 và chưa xuất hiện triệu chứng thì người bệnh chưa cần phải điều trị mà có thể kiểm soát bệnh bằng lối sống lành mạnh và thăm khám định kỳ 6 tháng một lần. Kể cả những bệnh nhân hở van tim nặng hơn đã và đang điều trị thì tuân thủ lối sống lành mạnh cũng giúp nâng cao hiệu quả điều trị và hạn chế các biến chứng nguy hiểm.

Chế độ ăn và sinh hoạt của người bị hở van tim cần:

  • Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc nguyên vỏ giàu vitamin,chất xơ và chất chống oxy hóa.
  • Chọn thực phẩm cung cấp protein nạc như cá, thịt lợn nạc, các loại đậu, thịt gia cầm bỏ da.
  • Ăn đồ luộc, hấp.
  • Hạn chế sử dụng dầu mỡ, chọn các loại dầu từ thực vật như dầu oliu, dầu hướng dương.
  • Không ăn mỡ động vật, nội tạng động vật, da.
  • Hạn chế các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt chó.
  • Ăn ít muối, dưới 5g/ngày. Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều muối như dưa muối, cà muối, thực phẩm đóng hộp,…
  • Ăn ít đường và tinh bột trắng
  • Hạn chế rượu, bia
  • Không hút thuốc và sử dụng các chất kích thích.

Tập luyện các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, yoga,… khoảng 30 phút mỗi ngày.

BS. Vũ Thị Anh Đào

benh-ho-van-tim-co-chua-duoc-khong-3

Sử dụng thêm các cây thuốc nam dưới dạng viên uống TPCN đã được chứng minh có hiệu quả rõ rệt trong kiểm soát hở van tim. Ưu điểm của phương pháp này là an toàn, phù hợp với tất cả người bệnh hở van. Đặc biệt ngoài giúp cải thiện triệu chứng, sử dụng các sản phẩm từ cây thuốc nam còn giúp tăng cường chức năng tim, ngăn hở van tiến triển, tăng tuổi thọ van tim và giảm rủi ro biến chứng.

Trong số các sản phẩm từ cây thuốc nam tại Việt Nam, chắc chắn phải kể đến TPCN Ích Tâm Khang. Hiệu quả của sản phẩm đã được kiểm chứng tại bệnh viện và đăng tải kết quả nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu Canada. Đây là điểm khác biệt lớn giúp Ích Tâm Khang nhận được nhiều đánh giá tích cực từ phía người bệnh lẫn chuyên gia sau hơn 13 năm ra đời.

Sử dụng TPCN Ích Tâm Khang cùng thuốc theo đơn giúp:

  • Giảm đau ngực, mệt mỏi, khó thở, hồi hộp, ho, phù.
  • Ngăn ngừa hở van nặng lên, tránh phải thay van tim, phòng ngừa biến chứng suy tim
  • Tăng khả năng gắng sức, giảm tần suất nhập viện.

Với những người hở van kèm bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim, sản phẩm còn hỗ trợ giảm cholesterol máu, chống xơ vữa động mạch, tăng cường chức năng tim.

benh-ho-van-tim-co-chua-duoc-khong-2

Bạn có thể lắng nghe đánh giá của người bệnh và chuyên gia về TPCN Ích Tâm Khang qua bài viết TPCN Ích Tâm Khang sản phẩm vàng cho người bệnh tim mạch. Hoặc bạn có thể gọi tới tổng đài 0983.103.844 để được giải đáp mọi băn khoăn về sản phẩm cũng như về hở van tim, bệnh tim mạch.

*Lưu ý: sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Thông tin do nhãn hàng cung cấp

Link tham khảo

https://www.nhlbi.nih.gov/health-topics/heart-valve-disease#:~:text=for%20the%20surgery.-,Treatment,replace%20a%20faulty%20heart%20valve.

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/heart-valve-disease/symptoms-causes/syc-20353727

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17639-what-you-need-to-know-heart-valve-disease

https://www.narayanahealth.org/heart-valve-disease/

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận