Bệnh Parkinson có chữa được không?

Có khoảng 10 triệu người bệnh Parkinson trên toàn thế giới. Tỷ lệ mắc bệnh Parkinson tăng lên theo tuổi tác, nhưng ước tính khoảng 4% những người mắc bệnh Parkinson được chẩn đoán trước 50 tuổi và ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của người bệnh. Chính vì vậy, bất kỳ ai khi mới chẩn đoán Parkinson cũng đều đặt ra câu hỏi là bệnh Parkinson có chữa được không và làm thế nào để kiểm soát bệnh tốt nhất.

1. Bệnh Parkinson có chữa được không?

Parkinson là bệnh thần kinh phát triển nhanh nhất trên thế giới và hiện tại vẫn chưa có thuốc chữa khỏi căn bệnh này. Lý do là vì nguyên nhân gây ra căn bệnh này vẫn còn là một ẩn số đối với giới khoa học. Thêm nữa ở mỗi người sự tiến triển bệnh cũng rất khác nhau, nên có thể nói việc tìm ra cách thức chung chữa khỏi bệnh là tương đối khó.

Mặc dù vẫn chưa có cách chữa trị triệt để nhưng các phương pháp điều trị căn bệnh này đã có rất nhiều tiến bộ kể từ khi nó được phát hiện lần đầu tiên vào hơn 200 năm trước.Đến nay, chúng ta sắp đạt được những bước đột phá lớn trong điều trị bệnh Parkinson bằng các giải pháp toàn diện giúp:

  • Làm chậm hoặc ngừng sự tiến triển của bệnh Parkinson
  • Thay thế hoặc sửa chữa các tế bào não bị mất hoặc bị hư hỏng
  • Kiểm soát các triệu chứng và dự phòng các biến chứng xảy ra
  • Chẩn đoán Parkinson ở giai đoạn sớm nhất có thể.

Các tiến bộ trong y khoa từ phẫu thuật đến liệu pháp tế bào gốc, liệu pháp gen, các yếu tố tăng trưởng GDNF… sẽ là những hướng đi mới trong tương lai dành cho người bệnh Parkinson.

Bệnh parkinson có chữa được không? Đây là câu hỏi của nhiều người bệnh
Bệnh parkinson có chữa được không? Đây là câu hỏi của nhiều người bệnh

2. Người bệnh Parkinson sống được bao lâu?

Đây là băn khoăn không chỉ của người mắc mà còn của những thân nhân hàng ngày chứng kiến họ phải chịu đựng những triệu chứng khó chịu mà bệnh Parkinson mang lại. Có một thực tế là dù chưa có phương pháp điều trị khỏi bệnh hoàn toàn nhưng bệnh Parkinson không trực tiếp dẫn đến tử vong. Vì vậy, nếu được điều trị tốt, người bệnh Parkinson có tuổi thọ bình thường hoặc gần như bình thường so với với người không mắc bệnh.

Một nghiên cứu về “Các yếu tố dự báo sớm tỷ lệ tử vong trong bệnh Parkinson” đã được các nhà khoa học tiến hành trên 180 bệnh nhân Parkinson vô căn trong vòng hơn 5 năm từ 2004 – 2009 và tiếp tục theo dõi đến năm 2018. Kết quả được công bố năm 2018 cho thấy khả năng sống sót phụ thuộc nhiều vào loại và đặc điểm của rối loạn Parkinson. Bệnh nhân mắc bệnh Parkinson không bị giảm khả năng nhận thức  sẽ có tuổi thọ bình thường.

Một nghiên cứu mới được công bố năm 2020 của các nhà khoa học Hà Lan thì tuổi thọ giảm rõ rệt nhất được quan sát thấy nếu bệnh Parkinson được chẩn đoán trước 70 tuổi. Trong kết quả được công bố cho thấy ở tuổi 65, tuổi thọ của bệnh nhân Parkinson giảm với 6,7 năm so với người bình thường.

Trong phần lớn các trường hợp có biến động về tuổi thọ chủ yếu liên quan đến các biến chứng của bệnh Parkinson như ảo giác, té ngã, viêm phổi, suy kiệt….

3. Dấu hiệu khi bệnh Parkinson trở nên khó chữa gây nguy hại

Bệnh Parkinson là một bệnh lý tiến triển của hệ thần kinh trung ương và nặng dần lên theo thời gian. Càng ở giai đoạn muộn, bệnh càng khó chữa. Theo thời gian, người bệnh có thể gặp khó khăn khi nói, viết hoặc thực hiện các chuyển động cơ bản khác như mỉm cười, di chuyển. Không phải tất cả mọi người đều có chung một con đường tiến triển của bệnh và tốc độ tiến triển nhanh hay chậm cũng rất khác nhau. Nhìn chung, bệnh Parkinson sẽ trải qua các giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 1: Giai đoạn sớm nhất của Parkinson, người bệnh trải qua “một cơn run nhẹ và các triệu chứng vận động thường chỉ xuất hiện ở một bên của cơ thể”. Những thay đổi trong cách đi lại, nét mặt và tư thế có thể được nhận thấy nhưng sẽ không ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Các triệu chứng có thể nhẹ đến mức khó chẩn đoán tình trạng bệnh.
  • Giai đoạn 1,5: Giai đoạn này tương tự như giai đoạn 1. Trục cơ thể bắt đầu bị ảnh hưởng, nhưng không bị suy giảm khả năng giữ thăng bằng.
  • Giai đoạn 2: Quá trình phát triển từ giai đoạn một sang giai đoạn hai có thể mất vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm. Các triệu chứng sẽ bắt đầu trở nên tồi tệ hơn, với “run, cứng và các triệu chứng cử động khác bây giờ bắt đầu ảnh hưởng đến cả hai bên của cơ thể”. Người bệnh vẫn có thể sống một mình, nhưng các công việc hàng ngày trở nên khó khăn hơn và mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành. Giai đoạn này cũng có thể xuất hiện những thay đổi trong giọng nói như giọng nói nhẹ nhàng hơn hoặc nói lắp…
  • Giai đoạn 2,5: Tương tự như giai đoạn 2, và sự cân bằng của cơ thể bắt đầu bị suy giảm. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn có thể hồi phục sau “thử nghiệm kéo” được sử dụng để đánh giá sự ổn định. Trong thử nghiệm này, một người kéo phần vai bệnh nhân về phía sau. Khả năng phục hồi của bệnh nhân cho thấy khả năng thăng bằng của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng như thế nào.
  • Giai đoạn 3: Ngoài các triệu chứng của các giai đoạn trước, các đặc điểm chính của giai đoạn giữa này bao gồm “mất thăng bằng và cử động chậm chạp kèm theo tỷ lệ ngã tăng lên”. Người bệnh vẫn hoàn toàn độc lập, các triệu chứng bắt đầu gây trở ngại đôi chút cho các hoạt động như mặc quần áo và ăn uống.
  • Giai đoạn 4: Đến giai đoạn này, người bệnh bắt đầu cần được giúp đỡ trong các hoạt động hàng ngày vì “các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn và độ linh hoạt cũng bị hạn chế hơn nhiều”. Khi di chuyển người bệnh có thể cần đến sự hỗ trợ của các dụng cụ như khung tập đi, gậy… Việc sống một mình trở nên khó khăn hơn với người bệnh.
  • Giai đoạn 5: Đây là giai đoạn suy nhược và nặng nhất trong các giai đoạn của bệnh Parkinson. Lúc này “chân bị cứng làm cho việc đi lại rất khó khăn hoặc không thể đi lại được”. Người bệnh sẽ cần được chăm sóc liên tục và có thể phải ngồi xe lăn. Ngoài ra người bệnh có thể mắc trầm cảm, lo lắng, ảo giác và hoang tưởng…

Khi người bệnh ở vào giai đoạn 4 – 5 thì việc điều trị và dùng thuốc trở nên phức tạp hơn nhiều. Tần suất bị té ngã cũng tăng lên kèm theo nhiều biến chứng.

Các giai đoạn biểu hiện bệnh parkinson trở nên nguy hiểm
Các giai đoạn biểu hiện bệnh parkinson trở nên nguy hiểm

Xem thêm

Cách luyện tay không run bằng những mẹo đơn giản

4. Đông Tây y kết hợp trong điều trị bệnh Parkinson

Y học hiện đại ngày nay đang điều trị bệnh Parkinson bằng thuốc levodopa, chất chủ vận thụ thể dopamine, chất ức chế monoamine oxidase B và một số loại thuốc khác. Bổ sung dopamine hoặc giảm sự suy thoái của nó sẽ cải thiện được triệu chứng lâm sàng của bệnh. Tuy nhiên, hiệu quả của các thuốc này không lý tưởng và gây nhiều tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài như: biến chứng vận động, buồn nôn, táo bón, đau đầu và rối loạn giấc ngủ…

Xem xét các tác dụng phụ của thuốc tây, nhiều chuyên gia cũng như người bệnh đang tìm kiếm một phương pháp điều trị thay thế an toàn và hiệu quả hơn. Y học cổ truyền đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ để điều trị các bệnh như run đầu và tay, tương tự như bệnh Parkinson. Cho đến nay, y học cổ truyền vẫn còn rất phổ biến trong điều trị Parkinson ở một số nước Châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản…

Stress oxy hóa đóng một vai trò quan trọng trong sự xuất hiện và suy giảm của Parkinson. Chính vì vậy chống stress oxy hóa là cách giúp kiểm soát bệnh Parkinson. Nho, Bạch quả, Đại hoàng, Sơn tra, Cỏ thánh John và các loại thực vật khác có khả năng chống stress oxy hóa. Các loại thảo dược này chứa procyanidin là chất chống oxy hóa tự nhiên cực mạnh và hiệu quả nhất trong cơ thể con người. Sau khi vào cơ thể, procyanidin có thể được hấp thụ nhanh chóng và tham gia trực tiếp vào các chức năng sinh lý của cơ thể, loại bỏ các gốc tự do…

Một nghiên cứu đã thống kê 16 loại thảo mộc xuất hiện trong trong 19 bài thuốc hàng đầu để điều trị cho 1371 bệnh nhân Parkinson bao gồm Thục địa, Bạch thược, Xuyên khung, Thiên ma, Câu đằng, Đương quy, Hà thủ ô, Sơn thù du, Thạch xương bồ, Toàn yết, Bạch cương tàm, Đan sâm, Ô mai, Hoàng liên. Trong đó Thục địa, Bạch thược, Xuyên khung, Thiên ma, Câu đằng là những vị thuốc xuất hiện nhiều nhất. Các nghiên cứu về thảo dược đều cho thấy chúng có khả năng làm giảm các triệu chứng của bệnh Parkinson và nhìn chung an toàn, được bệnh nhân PD dung nạp tốt.

Baicalein chiết xuất từ Hoàng cầm có một số tác dụng trong việc cải thiện các triệu chứng lâm sàng và bảo vệ thần kinh trong các bệnh thoái hóa thần kinh như Parkinson.

Tetrandrine (Tet), một nhóm bisbenzylisoquinoline được chiết xuất từ ​​rễ của cây Phòng kỷ là một loại chất ức chế có thể đảo ngược P-glycoprotein mới. Mức độ Levodopa trong não có thể tăng lên nhờ các chất ức chế P-glycoprotein, dẫn đến hiệu quả lâm sàng đối với các bệnh thoái hóa thần kinh, bao gồm cả Parkinson.

Bệnh Parkinson chưa có phương pháp điều trị triệt để nhưng bạn hoàn toàn kiểm soát được và chung sống hòa bình nếu kết hợp điều trị Đông – Tây y. Trong quá trình điều trị, bạn cũng cần một chế độ ăn uống khoa học và tập luyện đều đặn để giảm triệu chứng và làm chậm tiến triển của bệnh.

BS. Uông Mai

TPCN Vương Lão Kiện – Hỗ trợ giảm run tay chân, co cứng cơ do Parkinson

Với thành phần chính là Thiên ma, Câu đằng kết hợp cùng 9 hoạt chất quý, TPCN Vương Lão Kiện hỗ trợ cải thiện triệu chứng run tay chân và phục hồi vận động bình thường của cơ thể. Sản phẩm Vương Lão Kiện được người bệnh tin dùng từ năm 2013 cho tới nay nhờ 3 ưu điểm vượt trội:

  • Thứ nhất: Giúp giảm run tay chân do nhiều nguyên nhân, bao gồm run vô căn, rối loạn thần kinh thực vật, Parkinson, di chứng tai biến, sau chấn thương não…
  • Thứ hai: Hiệu quả được công nhận bởi chuyên gia thần kinh và hàng ngàn người bệnh trên cả nước.
  • Thứ ba: Nguồn gốc thảo dược nên rất an toàn trong quá trình sử dụng, dùng càng lâu càng giúp làm chậm tiến triển của bệnh và ngăn run tay chân tái phát.

Để tìm hiểu sâu hơn về sản phẩm, bạn có thể đọc bài viết: TPCN Vương Lão Kiện – Hỗ trợ giảm run tay chân, giúp người bệnh tự tin và làm chủ cuộc sống hoặc gọi tới hotline 0904.904.660 để được hỗ trợ.

*Lưu ý: sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Thông tin do nhãn hàng cung cấp

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận