Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh

Sa sút trí tuệ là kết quả của nhiều loại bệnh và chấn thương ảnh hưởng đến chức năng của não. Tình trạng bệnh này không chỉ gây khó khăn đối với những người mắc chứng mất trí nhớ mà còn đối với những người chăm sóc họ, gia đình và xã hội nói chung. Vì vậy, việc nhận thức và hiểu biết đầy đủ về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sa sút trí tuệ góp phần nâng cao cơ hội được chẩn đoán, điều trị, chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người bệnh.

1. Sa sút trí tuệ là gì?

Chứng sa sút trí tuệ ảnh hưởng nhiều đến người lớn tuổi

Sa sút trí tuệ là một hội chứng suy giảm chức năng nhận thức, ảnh hưởng đến trí nhớ, suy nghĩ, định hướng, khả năng học tập, ngôn ngữ và phán đoán. Đây là kết quả của nhiều loại bệnh và chấn thương ảnh hưởng chủ yếu đến não, chẳng hạn như bệnh Alzheimer hoặc đột quỵ.

Đây là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ bảy trong số tất cả các bệnh và là một trong những nguyên nhân chính gây tàn tật và ảnh hưởng đến người lớn tuổi nhiều hơn. Có nhiều yếu tố nguy cơ gây sa sút trí tuệ có thể kể đến như: tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, tăng mỡ máu, trầm cảm, tiền sử gia đình có người mắc sa sút trí tuệ,…

Xem thêm: Sa sút trí tuệ ở người trẻ – Căn bệnh không thể chủ quan

2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh sa sút trí tuệ

Sự tổn thương hoặc mất các tế bào thần kinh và các kết nối của tế bào này ở trong não là nguyên nhân gây bệnh sa sút trí tuệ. Chứng sa sút trí tuệ có thể ảnh hưởng đến mỗi người với mức độ và biểu hiện triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào vùng não bị bị tổn thương. Hội chứng sa sút trí tuệ có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân dưới đây:

Bệnh Alzheimer (khoảng 50-60% các bệnh nhân sa sút trí tuệ): đây là nguyên nhân phổ biến nhất của chứng sa sút trí tuệ.

Các bệnh thần kinh: 

  • Các bệnh mạch máu não: rối loạn mạch máu làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông mạch máu của não bộ, dẫn tới sa sút trí tuệ.

Người mắc bệnh mạch máu não có thể dẫn tới sa sút trí tuệ

  • Các khối u nội sọ: khối u não xuất hiện có thể gây tổn thương các thần kinh dẫn đến sa sút trí tuệ.
  • Chấn thương sọ não: do tai nạn, ngã xe chấn động não,…Tình trạng này có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng sa sút trí tuệ như trầm cảm, kích động, mất trí nhớ và suy giảm khả năng nói.
  • Thuỷ thũng não áp lực bình thường hay não úng thuỷ gây tích tụ các chất lỏng trong não có thể dẫn tới các vấn đề về đi lại, khó tiểu và sa sút trí tuệ.  sa sút trí tuệ.
  • Các bệnh thoái hóa thần kinh: sa sút trí tuệ thể Lewy, sa sút trí tuệ vùng trán, sa sút trí tuệ hỗn hợp, bệnh Huntington,….
  • Các bệnh nhiễm trùng thần kinh.

Các bệnh nội khoa:

  • Nhiễm độc rượu, ma tuý ( 1-5%)
  • Các rối loạn dinh dưỡng: hội chứng Wernicke – Korsakoff (1-5%), thiếu hụt dinh dưỡng: thiếu vitamin B1, B6, B12, vitamin E trong chế độ ăn uống có thể gây ra các triệu chứng giống như sa sút trí tuệ.
  • Các rối loạn chuyển hóa: Những người có vấn đề về tuyến giáp, hạ đường huyết), hoặc các vấn đề trong việc hấp thụ vitamin B12 có thể phát triển các triệu chứng giống như sa sút trí tuệ.
  • Các bệnh viêm mạn tính ít gặp: xơ cứng rải rác, bệnh Lupus,…

Các nguyên nhân khác: Sa sút trí tuệ có thể là giai đoạn cuối của một số bệnh lý tâm thần mạn tính: tâm thần phân liệt, động kinh,…

Xem thêm: Bệnh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi và những điều cần biết

3. Các dấu hiệu nhận biết bệnh sa sút trí tuệ

Tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản, tình trạng sức khỏe và nhận thức của người bệnh trước khi bị bệnh mà giảm sút trí tuệ ảnh hưởng đến mỗi người theo một cách khác nhau. Các triệu chứng của bệnh tồn tại liên tục, biểu hiện theo ba giai đoạn:

3.1. Triệu chứng sa sút trí tuệ giai đoạn sớm

Giai đoạn đầu của bệnh khởi phát từ từ, với các biểu hiện không rõ ràng nên thường bị bỏ qua. Các triệu chứng phổ biến ở mức độ nhẹ như: hay quên, mất dầu thời gian, trí nhớ ngắn hạn bị suy giảm dễ nhầm với khả năng trí nhớ kém ở người già hay do thiếu sắt ở phụ nữ sau sinh.

Người bệnh có thể gặp khó khăn với các hoạt động độc lập trong cuộc sống hàng ngày, tư duy trừu tượng, khả năng thấu hiểu có thể bị suy giảm, từ đó dễ sinh ra các biểu hiện cáu giận, thù địch và kích động.

3.2. Triệu chứng sa sút trí tuệ giai đoạn trung gian

Biểu hiện suy giảm trí nhớ ở người bệnh sa sút trí tuệ

Các dấu hiệu và triệu chứng trở nên rõ ràng hơn khi sa sút trí tuệ tiến triển đến giai đoạn trung gian bao gồm:

  • Quên các sự kiện gần đây và tên của mọi người
  • Cảm giác lạc lõng khi ở nhà
  • Giao tiếp hàng ngày gặp khó khăn
  • Cần giúp đỡ chăm sóc cá nhân
  • Rối loạn hành vi bao gồm đặt câu hỏi lặp đi lặp lại, thường bị lạc hoặc đột nhiên bị kích động
  • Sự thay đổi về tính cách tiến triển tăng dần: dễ cáu giận, lo lắng, trở nên thụ động, thiếu quyết đoán, trầm cảm.
  • Rối loạn về giấc ngủ

3.3. Triệu chứng sa sút trí tuệ giai đoạn muộn

Triệu chứng sa sút trí tuệ giai đoạn muộn

Bước vào giai đoạn cuối của chứng sa sút trí tuệ người bệnh gần như không thể hoạt động, phụ thuộc vào chăm sóc của người khác. Rối loạn trí nhớ nghiêm trọng và các dấu hiệu cũng như triệu chứng thể chất trở nên rõ ràng hơn và có thể bao gồm:

  • Không biết về thời gian và địa điểm. Trí nhớ gần và xa có thể mất dần.
  • Gặp khó khăn trong việc nhận ra người thân
  • Phụ thuộc vào hỗ trợ chăm sóc ngày càng tăng
  • Gặp khó khăn khi đi bộ
  • Có thể không nuốt được, nguy cơ bị suy dinh dưỡng, viêm phổi, loét tỳ đè do nằm lâu.
  • Không kiểm soát được đại tiểu tiện
  • Rơi vào tình trạng câm lặng
  • Tình trạng hôn mê, thậm chí từ vong thường do nhiễm trùng

Xem thêm: Điều trị và chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ

4. Cách phòng tránh bệnh sa sút trí tuệ

Việc phòng ngừa có ý nghĩa quan trọng trong việc mắc phải bệnh nguy hiểm này. Có thể phòng bệnh sa sút trí tuệ khi thực hiện các biện pháp hữu ích sau:

  •  Chăm sóc, rèn luyện trí não: có thể trì hoãn sự khởi phát của chứng sa sút trí tuệ và giảm hậu quả của bệnh qua các hoạt động kích thích tinh thần như: đọc sách, giải câu đố, chơi trò chơi chữ,…
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: bổ sung vitamin B, C, D, trong đó tăng cường vitamin D thông qua thực phẩm để ngăn ngừa chứng mất trí nhớ. Ngoài ra, nên bổ sung rau xanh, trái cây, các loại ngũ cốc và chất xơ cho cơ thể. Hạn chế tiêu thụ chất béo, đường, các loại thực phẩm chế biến sẵn và chất kích thích (thuốc lá, cafe, rượu, bia) vì chúng làm tăng nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ và các bệnh về tim mạch.

Chế độ ăn tăng cường vitamin D ngăn ngừa suy giảm trí nhớ

  • Một số thuốc có tác dụng phụ gây suy giảm trí nhớ như hỗn hợp thần kinh D3, vì vậy nên thận trọng và hạn chế sử dụng các loại thuốc này.
  • Hoạt động thể chất và tương tác xã hội: có thể trì hoãn sự khởi phát của chứng sa sút trí tuệ và giảm các triệu chứng của bệnh thông qua tập thể dục ít nhất  30 phút mỗi ngày, 150 phút mỗi tuần đều đặn và thường xuyên. Thường xuyên gặp gỡ và trò chuyện, giao tiếp với mọi người xung quanh giúp cải thiện tình trạng não bộ và sức khỏe của bạn.

Duy trì hoạt động thể chất góp phần phòng tránh bệnh sa sút trí tuệ

  • Kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ tim mạch: điều trị huyết áp cao, đái tháo đường, mỡ máu cao, béo phì góp phần hạn chế nguy cơ mắc một số loại chứng mất trí nhớ.
  • Đảm bảo chất lượng giấc ngủ: mất ngủ, khó ngủ làm thần kinh suy yếu, có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó dẫn đến nguy cơ mắc bệnh giảm sút trí tuệ. Do đó, bạn nên ngủ đủ giấc từ 7-8 tiếng mỗi ngày, tạo không gian yên tĩnh khi ngủ.
  • Điều trị tình trạng sức khỏe đang gặp phải: nếu người bệnh bị mất thính lực, trầm cảm hoặc lo lắng nền được tư vấn và điều trị sớm.
  • Để sớm phát hiện các bệnh gây nên suy giảm trí nhớ và có biện pháp phòng ngừa hiệu quả nên kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên.

Sa sút trí tuệ biểu hiện biện hiện người bệnh từ nhẹ như không thể thực hiện hành vi hoặc tự sinh hoạt đến nghiệm trọng hơn là các biến chứng của bệnh còn có thể dẫn đến suy nhược cơ thể, nhiễm trùng, thậm chí tử vong. Do đó, người dân nên đi thăm khám, tầm soát để sớm phát hiện bệnh các triệu chứng, cũng như điều trị các bệnh là nguyên gây suy giảm trí tuệ.

BS Chu Thị Thanh Hoài

Xem thêm: So sánh rối loạn nhận thức và sa sút trí tuệ

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận