Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là căn bệnh thường gặp phải của người Việt Nam, nhất là nhóm người có độ tuổi từ 30 – 50 tuổi. Do các biểu hiện của bệnh lí trào ngược dạ dày thực quản khá giống với triệu chứng một số bệnh lí khác nên thường bị bỏ qua hoặc coi nhẹ. Điều này dẫn đến các biến chứng nguy hiểm của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng thức ăn và dịch dạ dày trong quá trình tiêu hóa bị đẩy ngược lên thực quản. Người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu kèm các triệu chứng từ nhẹ đến nặng.
Bệnh trào ngược dạ dày thường gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm đường hô hấp, barrett thực quản, hẹp thực quản, ung thư thực quản nếu không được điều trị kịp thời.
Những nguyên nhân chính gây ra trào ngược dạ dày thực quản là:
– Do bệnh lí về dạ dày, thực quản gây nên
– Do tác dụng phụ của việc sử dụng một số loại thuốc (ibuprofen, aspirin, glucagon, holecytokinin,…)
– Do thói quen ăn uống không điều độ, stress và sử dụng nhiều các chất kích thích (rượu, bia, cafein,…).
Một số triệu chứng sớm của bệnh bạn nên để ý như sau:
– Đau tức ngực, khó thở
– Buồn nôn, miệng đắng
Khi bệnh diễn biến nặng sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng:
– Viêm phổi, ho khan
– Hen suyễn
– Đau bụng, giảm cân đột ngột.
Điều trị trào ngược dạ dày thực quản tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của người bệnh bằng cách:
– Sử dụng thuốc
Người bệnh được chỉ định sử dụng các loại thuốc tăng cường chức năng co thắt thực quản, thuốc làm dạ dày mau trống, thuốc làm giảm axit dạ dày và kháng axit dạ dày…
– Phẫu thuật
Những trường hợp điều trị nội khoa không hiệu quả, các triệu chứng kéo dài dai dẳng có thể xem xét phẫu thuật.
Những điều chỉnh về chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày giúp làm giảm triệu chứng đồng thời ngăn chặn tiến triển của bệnh, như:
- Kiêng rượu bia, cà phê, đồ uống có gas; không hút thuốc lá.
- Tránh xa các loại đồ ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ, thực phẩm chua, có tính axit như nước chanh, nước cam…
- Không ăn quá no, nên chia nhiều thành nhiều bữa trong ngày thay vì 3 bữa chính.
- Không ăn tối quá muộn, không nằm trong 2 giờ sau khi ăn, không uống quá nhiều nước trong khi ăn.
- Ngủ nằm đầu cao 15 cm so với chân.
- Giảm cân nếu bị thừa cân, béo phì.
- Trào ngược dạ dày thực quản, điều bạn cần biết Trào ngược dạ dày thực quản là một trong những bệnh lý tiêu hóa phổ biến nhất trên thế giới. Các triệu chứng của bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc...
- Dược liệu điều trị trào ngược dạ dày thực quản Y học hiện đại và đặc biệt là thị trường thuốc tân dược ngày càng phát triển và đa dạng. Vậy vai trò của dược liệu trong hỗ trợ điều trị trào ngược...
- Trào ngược dạ dày ăn gì? Những gì bạn ăn có thể có ảnh hưởng lớn đến bệnh trào ngược dạ dày – GERD. Có một danh sách dài các loại thực phẩm mà bạn nên tránh xa như sô cô...
- Thực trạng về phương pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản Trào ngược dạ dày thực quản đang dần trở thành bệnh lý tiêu hóa phổ biến. Việc điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản hiện nay gặp nhiều khó khăn...
- Tại sao trào ngược dạ dày gây khó thở? Khi bị khó thở đa phần mọi người nghĩ đến một nguyên nhân nào đó bắt nguồn từ phổi. Tuy nhiên trào ngược dạ dày gây khó thở là điều ít ai biết. Vậy...
- Chữa trào ngược dạ dày tại nhà Hàng triệu người bị trào ngược axit và ợ chua. Phương pháp điều trị được sử dụng thường xuyên nhất liên quan đến các loại thuốc chẳng hạn như omeprazole. Tuy...
- Mẹo chữa trào ngược dạ dày gây ho Nhiều người thường cho rằng ho là vấn đề thuộc về hệ hô hấp. Tuy nhiên, trào ngược dạ dày gây ho kéo dài là tình trạng không hề hiếm gặp. Trào ngược dạ...
- Trào ngược dạ dày uống nghệ và mật ong đúng hay sai? Ngày nay người ta truyền miệng rất nhiều phương pháp điều trị trào ngược dạ dày. Nghệ và mật ong luôn thường được ứng dụng rộng rãi trong điều trị các...
- Trào ngược dạ dày gây viêm họng hôi miệng Viêm họng, hôi miệng là tình trạng thường gặp ở bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Trào ngược dạ dày gây viêm họng, hôi miệng trong thời gian dài sẽ ảnh...
- Chữa trào ngược dạ dày bằng đông y Các nghiên cứu dịch tễ học đã chỉ ra rằng tỷ lệ mắc trào ngược dạ dày đang ngày càng tăng. Ước tính có khoảng 20% – 40% dân số ở các nước phương Tây...