Viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày là tên gọi tổng hợp 2 thể trạng chính của bệnh bao gồm viêm dạ dày và loét dạ dày. Bệnh này có thể xuất hiện trên mọi lứa tuổi, mọi giới tính. Tuy nhiên, độ tuổi mắc bệnh thường gặp là từ 40 đến 49 tuổi.
1. Nguyên nhân gây bệnh
- Do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP)
- Chế độ sinh hoạt, ăn uống không hợp lý
- Tình trạng căng thẳng, stress kéo dài
- Sử dụng các chất kích thích
- Sử dụng thuốc chống viêm không Steroid (NSAIDs)
2. Triệu chứng bệnh
Triệu chứng viêm loét rất đa dạng, tùy thuộc vào bệnh là giai đoạn cấp tính hay thuyên giảm, vị trí ổ loét và biến chứng kèm theo. Khi đang ở giai đoạn cấp tính tiến triển thì các triệu chứng biểu hiện rầm rộ hơn. Các biểu hiện viêm loét dạ dày bao gồm:
- đau bụng
- ợ hơi, ợ chua
- buồn nôn, nôn
- rối loạn tiêu hóa
- chảy máu dạ dày
3. Các phương pháp điều trị
Hiện nay, viêm loét dạ dày có 2 hướng điều trị chính mà bệnh nhân có thể lựa chọn bao gồm:
Điều trị bằng tây y
– Phương pháp nội khoa:
- Thuốc kháng sinh
- Thuốc ức chế ức chế bơ proton (PPIs)
- Thuốc kháng thụ thể H2
- Thuốc trung hòa axit
- Thuốc tạo màng bọc
– Phương pháp ngoại khoa:
Điều trị ngoại khoa thường chỉ được chỉ định trong những trường hợp điều trị bằng nội khoa không có kết quả, cộng thêm các biến chứng như hẹp môn vị, chảy máu, thủng, cần mổ cấp cứu…
Điều trị bằng đông y
Một số vị thuốc hay dùng để chữa viêm loét dạ dày như nghệ, mật ong,… Ưu điểm của phương pháp này là ít tác dụng phụ, có thể dùng được lâu dài, khả năng làm lành tổn thương viêm và loét cao hơn. Nhược điểm: tác dụng chậm, không thể thể tiêu diệt triệt để vi khuẩn Hp.
4. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân viêm loét dạ dày:
Người bị viêm loét nên ăn gì?
- Các loại thực phẩm giảm tiết acid dịch vị: gạo, mỳ, mật ong, đường, bánh kẹo ngọt, dầu ăn…
- Các loại thực phẩm trung hòa acid dịch vị: sữa, trứng.
- Các loại thực phẩm bọc hút niêm mạc dạ dày, ít mùi vị: bột sắn, khoai, bánh mỳ.
- Các loại thực phẩm mềm, ít xơ sợi: chọn các loại rau củ non như: rau đay, rau mồng tơi…
- Đồ uống: nước lọc, nước khoáng…
Người bị viêm loét dạ dày kiêng ăn gì?
- Các loại nước sốt, nước luộc thịt, dăm bông, lạp xưởng, xúc xích, bún.
- Các loại thực phẩm cứng dai, nhiều xơ sợi: thịt có gân, sụn, rau quá nhiều chất xơ.
- Các loại thực phẩm chua, lên men: dưa cà, hành muối, hoa quả chua, sữa chua.
- Các loại gia vị chua cay như dấm ớt, tỏi, hạt tiêu,…
- Các chất kích thích như rượu, bia, chè, cà phê đặc, nước có ga, thuốc lá.