Cảm cúm
1. Khái niệm
Cảm cúm là tình trạng viêm họng cùng với viêm mũi. Cúm thường bùng phát mạnh vào mùa đông khi thời tiết lạnh. Ai cũng có thể mắc cúm nhưng trẻ em, người già hoặc phụ nữ mang thai, những người có sức đề kháng kém là những đối tượng dễ bị cúm tấn công và gây bệnh.
2. Nguyên nhân
Cảm cúm do virus gây ra (có đến hơn 200 loại virus gây bệnh này). Virus cúm được phân thành các chủng cúm A, B và C tuy nhiên cúm A là dạng phổ biến và thường gặp nhất.
3. Triệu chứng nhận biết
Các triệu chứng cảm cúm thường xuất hiện sau vài ngày bị nhiễm vi rút người bệnh sẽ thấy:
– những cơn sốt bắt đầu xuất hiện, có cảm giác ớn lạnh
– đau họng, nhức đầu, mệt mỏi, cảm giác yếu ớt không còn chút sức lực
– đau nhức cơ bắp, đau tai
– chóng mặt, có thể xuất hiện triệu chứng tiêu chảy
– ho, chảy nước mũi
4. Biến chứng nguy hiểm
Biến chứng cúm thường gặp trên những đối tượng có sức đề kháng kém như người già, trẻ em, những người có bệnh lý nền… Những biến chứng nguy hiểm do cúm có thể gặp phải đó là viêm phổi, viêm phế quản, suy hô hấp… và có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Biến chứng nguy hiểm gặp ở trẻ em đó là hội chứng Reye (gây sưng phù ở gan và não), ngoài ra còn có triệu chứng như nôn ói, mê sảng, co giật.
Ở phụ nữ mang thai, cúm cũng có thể gây ra sảy thai, thai lưu hoặc dị tật ở thai nhi.
5. Điều trị
Để giúp cơ thể nhanh hết bệnh và hồi phục người bệnh cần:
– bổ sung vitamin C, uống nhiều nước
– nằm ngủ nghỉ ở nơi yên tĩnh
– dùng thuốc cảm cúm đau họng như ibuprofen, acetaminophen để giảm sốt và giảm đau
– ăn các món ăn dễ tiêu, ăn nhiều hoa quả tươi.
6. Cách phòng ngừa
Để phòng bệnh cảm cúm cần lưu ý giữ vệ sinh sạch sẽ, che miệng khi ho hoặc hắt hơi, tránh tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh, đeo mang khẩu trang khi đến những nơi công cộng, đông người…
Cách phòng cúm hiệu quả nhất là tiêm vaccine phòng bệnh. Tuy nhiên các chủng cúm thường biến đổi liên tục qua mỗi năm nên cần phải tiêm nhắc lại hàng năm để tăng hiệu quả phòng bệnh.