Bệnh thủy đậu – Nguyên nhân và con đường lây truyền

Bệnh thủy đậu là một trong những loại bệnh thường gặp và dễ nhận biết nhất ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên nhiều người còn chưa hiểu rõ thủy đậu lây qua đường nào, nguyên nhân gây bệnh thủy đậu là gì nên không biết cách phòng tránh, để bệnh bùng phát thành dịch sởi, rất nguy hiểm.

1. Bệnh thủy đậu là gì?

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm do virus Herpes zoster gây nên, lây truyền qua đường hô hấp từ người bệnh sang người lành. Bệnh thủy đậu thường diễn biến lành tính, biểu hiện bằng sốt và phát ban dạng nốt phỏng. Đối tượng hay bị bệnh là trẻ em, người có suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, bệnh thủy đậu có thể tiến triển nặng và gây nên viêm cơ tim, viêm phổi, thậm chí tử vong.

2. Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu

Virus Herpes zoster, thuộc họ Herpeviridae là tác nhân gây bệnh thủy đậu ở trẻ em. Ngoài ra chúng còn được gọi là virus thủy đậu-zona (VZV) vì chúng gây bệnh zona ở người lớn.

Đây là loại virus có dạng hình cầu, có thể tồn tại trong môi trường bên ngoài vài ngày, dễ bị chết bởi các thuốc sát trùng thông thường.

Virus Herpes zoster gây bệnh thủy đậu ở trẻ và bệnh zona ở người lớn
Virus Herpes zoster gây bệnh thủy đậu ở trẻ và bệnh zona ở người lớn

3. Thủy đậu lây qua đường nào?

Bệnh thủy đậu có lây không? Thực tế, bệnh thủy đậu là bệnh dễ lây truyền nhất với tỷ lệ lây nhiễm lên đến 90% ở những người chưa có miễn dịch. Con đường lây truyền bệnh là qua tiếp xúc trực tiếp, lây qua đường không khí từ dịch tiết đường hô hấp hoặc chất dịch của nốt phỏng. Ngoài ra bệnh có thể lây gián tiếp qua các đồ vật vừa mới bị nhiễm chất dịch của nốt phỏng.

Khoảng thời gian bệnh dễ lây truyền là 1 – 2 ngày trước khi phát ban và sau khi xuất hiện nốt bọng nước đầu tiên trong vòng 5 ngày. Bệnh thường tiến triển từ 7 – 10 ngày.

4. Đối tượng nguy cơ của bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào
Bệnh thủy đậu có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào

Bệnh thủy đậu có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, từ trẻ em đến người lớn. Trong đó, trẻ em ở lứa tuổi đi học dễ bị mắc và trở thành dịch nhất.

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh thủy đậu bao gồm:

– Người bị suy giảm miễn dịch do dùng thuốc

– Người mắc hội chứng suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS)

– Phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh chưa có miễn dịch

– Người thân trong gia đình có người mắc bệnh thủy đậu…

5. Miễn dịch cơ thể với bệnh thủy đậu

Tất cả những người chưa được tiêm phòng hoặc chưa bị mắc bệnh đều có thể mắc bệnh. Khi đã bị bệnh, người lớn thường bị nặng hơn trẻ em.

Vậy bị thủy đậu rồi có bị lại không và bị thủy đậu rồi có cần tiêm phòng nữa không?

Nhiều người băn khoăn không biết liệu bị thủy đậu rồi có bị lại không, bị thủy đậu rồi có cần tiêm phòng nữa không. Sau khi mắc bệnh, cơ thể sẽ sản sinh kháng thể chống lại virus và để lại miễn dịch lâu dài, do đó nếu bị một lần rồi thì sau sẽ không bị thủy đậu lại nữa. Đồng thời, khi đó cơ thể đã có kháng thể nên việc tiêm phòng sau khi bị thủy đậu là không cần thiết.

Để phòng ngừa bệnh thủy đậu, tốt nhất nên chủ động tiêm ngừa văcxin đủ liều, đúng lịch; đồng thời giữ gì vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh để phòng tránh lây lan.

DS. Nguyễn Thị La

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận