Bệnh tiểu đường – Chế độ sinh hoạt trong mùa hè

Người bệnh tiểu đường sẽ cảm thấy khó chịu trong thời tiết oi nóng của mùa hè. Đặc biệt, nếu không có chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học thì bệnh tiểu đường có thể phát triển theo hướng xấu. Hãy chủ động bảo vệ sức khỏe của bạn bằng cách tập cho mình những thói quen sau:

1. Người bệnh tiểu đường nên uống nhiều nước

Người bị bệnh tiểu đường có tình trạng đổ mồ hôi, mất nước cao hơn so với người bình thường. Nguyên nhân do người bệnh tiểu đường có mức độ glucose trong máu cao khiến thận phải làm việc liên tục. Nếu thận quá tải sẽ dẫn đến mất nước, khát liên tục.

Chính vì vậy, người bệnh tiểu đường nên uống nhiều nước (khoảng 2 -3 lít nước mỗi ngày). Bệnh nhân hoàn toàn có thể bổ sung trái cây, rau củ để thay cho nước lọc, trà xanh.

benh-tieu-duong-che-do-sinh-hoat-trong-mua-he
Uống nhiều nước tốt cho người bệnh tiểu đường.                  

2. Nói “không” với chất kích thích, nước ngọt có gas

Các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá hay nước ngọt có gas. Đây là những đồ uống được nhiều người ưa thích vào mùa hè, đặc biệt là “cánh mày râu”. Tuy nhiên, những chất này rất có hại cho người bệnh tiểu đường.

benh-tieu-duong-che-do-sinh-hoat-trong-mua-he-
Người bệnh tiểu đường không nên sử dụng các chất kích thích.     ( Ảnh: Internet)

Người mắc bệnh tiểu đường thường có hệ miễn dịch yếu hơn người bình thường, khi uống các đồ uống lạnh, chứa gas, rượu, bia,… dễ gây viêm họng, viêm phế quản. Ngoài ra, hàm lượng cồn trong rượu hay chất kích thích như nicotin trong thuốc lá đều làm ảnh hưởng không nhỏ tới hệ miễn dịch của người bệnh.

Xem thêm

https://thaythuocvietnam.vn/thuc-don-mau-cho-nguoi-bi-benh-tieu-duong/

3. Người bệnh tiểu đường cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng điều độ

benh-tieu-duong-che-do-sinh-hoat-trong-mua-he-1
Cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất. ( Ảnh: Internet).

Người bệnh tiểu đường nếu không ăn điều độ sẽ dẫn tới hiện tượng hạ đường huyết rất nguy hiểm. Để tránh hiện tượng này, người bệnh nên thực hiện một chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng, chia bữa ăn thành các bữa nhỏ trong ngày để tránh tụt đường huyết.

Hạ đường huyết còn sinh ra hiện tượng tăng huyết áp gây tai biến mạch máu náo, người bệnh tiểu đường thậm chí còn bị suy mạch vạch, nhồi máu cơ tim.

4. Hạn chế ra ngoài trời

Người bị bệnh tiểu đường rất nhạy cảm, họ dễ bị dị ứng da, nhất là khi tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp.

Trường hợp bắt buộc phải ra ngoài trong thời gian này, bạn nên có những trang bị để bảo vệ cơ thể như: áo chống nắng, kính râm, kem chống nắng,… để da không tiếp xúc với ánh nắng mạnh.

Những nhiễm khuẩn da nhỏ hoặc dị ứng có thể trở nên trầm trọng hơn. Những vết thương hở vô cùng nguy hiểm đối với bệnh nhân tiểu đường, vì da của người bệnh thường khó lành và dễ bị nhiễm khuẩn. Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn cần phải được điều trị bằng kháng sinh. Những vết thương trên da nếu nghiêm trọng cần đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để được điều trị.

5. Nên thường xuyên kiểm tra mắt

Theo TS Gadge, hầu hết những người bị bệnh tiểu đường khi biến chứng thường ảnh hưởng tới mắt, có thể là bệnh võng mạc tiểu đường hoặc bệnh tăng nhãn áp. Do bệnh tiểu đường làm các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng võng mạc suy yếu, dần dần sẽ làm bệnh nhân dẫn đến nhìn mờ, thậm chí là mù lòa nếu mắc tiểu đường nặng. Tốt nhất nên định kỳ kiểm tra mắt ít nhất 1 năm /0020 lần, nếu mắc tiểu đường thời gian dài nên kiểm tra 3 tháng /1 lần hoặc khi thấy bất cứ các bất thường nào ở mắt, đặc biệt với bệnh nhân tiểu đường.

6.

benh-tieu-duong-che-do-sinh-hoat-trong-mua-he-2
Kiểm tra mắt thường xuyên để tránh biến chứng. ( Ảnh: Internet)

6.Duy trì mức ổn định đường trong máu

Việc kiểm soát đường huyết là ưu tiên số 1 của người tiểu đường. Bệnh nhân tiểu đường cần uống thuốc đúng thời gian quy định. Cần đảm bảo tiêm insulin đúng liều lượng, kỹ thuật và loại thuốc. Cần đảm bảo kiêm tiêm và thuốc được bảo quản an toàn và đúng chuẩn.

Lưu ý:

+ Không để thuốc và kim tiêm ở nơi nóng

+ Vật dụng dùng để xét nghiệm nhanh nên được lưu trữ nơi an toàn, không để nơi nóng ngừa hỏng máy.

+ Định kỳ kiểm tra đường huyết tại bệnh viện và làm các test nhanh để tự kiểm tra tại nhà.

Thầy thuốc Việt Nam

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận