Bệnh viêm bàng quang có nguy hiểm không
Viêm bàng quang là tình trạng nhiễm khuẩn tại bàng quang. Viêm bàng quang gồm hai loại là viêm bàng quang cấp và viêm bàng quang mạn. Vậy bệnh viêm bàng quang có nguy hiểm không? Liệu bị viêm bàng quang có thai được không? Biến chứng của bệnh viêm bàng quang là gì? Đó là những câu hỏi mà những người không may bị mắc thường đặt ra và hãy cùng hiểu về vấn đề này ngay dưới bài viết sau.
Viêm bàng quang cấp có triệu chứng rõ ràng, rất dễ điều trị và có thể trị khỏi hoàn toàn, ít nguy cơ xảy ra biến chứng. Trong khi, ở viêm bàng quang mạn, việc điều trị triệt để rất khó khăn và tiềm ẩn nguy cơ biến chứng của viêm bàng quang cao.
Nội dung bài viêt
Biến chứng của bệnh viêm bàng quang có nguy hiểm không?
Nhiễm trùng thận: Khi vi khuẩn từ chỗ viêm bàng quang lội ngược dòng lên thận, chúng gây nên tình trạng viêm bể thận, viêm đài thận, có thể dẫn đến suy thận, hư thận,…
- Hình ảnh Hệ tiết niệu (Ảnh: Internet).
Viêm bàng quang xuất huyết: biểu hiện là đái ra máu.
Ung thư bàng quang: Viêm bàng quang mãn tính có sự nhiễm trùng lặp đi lặp lại làm tăng nguy cơ mắc ung thư bàng quang.
Hiếm muộn, vô sinh:
Viêm bàng quang ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hằng ngày, đặc biệt là sinh hoạt vợ chồng. Vi khuẩn ở ổ viêm bàng quang có thể lây lan sang bộ phận sinh dục vì các cơ quan này nằm kề cận nhau, gây viêm nhiễm, nặng có thể dẫn đến vô sinh.
Xử lý biến chứng của viêm bàng quang
Nhiễm trùng thận
Để xử lý biến chứng, nhất thiết phải đến khám bác sĩ để có phương hướng điều trị phù hợp với từng bệnh nhân.
Điều trị nhiễm trùng thận cần dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ. Nên dùng kháng sinh kéo dài từ 10 – 15 ngày và điều trị 2 đợt cách nhau 1 tuần.
Khi có suy thận thì tránh dùng những kháng sinh độc cho thận như gentamycin, tetracycline.
Bệnh nhân cần uống nhiều nước trong những ngày đầu, nếu vô niệu thì kiêng rau quả và hạn chế nước. Bù nước và điện giải bằng đường truyền tĩnh mạch. Nếu có suy thận thì phải ăn giảm đạm.
Điều quan trọng nhất là phát hiện sớm và điều trị kháng sinh đúng và đủ liều, bệnh nhân sẽ mau chóng khỏi bệnh. Nếu điều trị không đúng thì bệnh có thể tái phát, mạn tính hoặc có thể tử vong.
Viêm bàng quang xuất huyết
Nguyên tắc xử lý viêm bàng quang xuất huyết là phải cầm máu. Có 3 phương pháp điều trị viêm bàng quang xuất huyết:
- Gây tê tủy sống: Bệnh nhân được chỉ định nội soi bàng quang để gây tê tủy sống phải. Sau đó, loại bỏ các cục máu đông và đốt cầm máu rồi thực hiện uống thuốc.
- Sử dụng phèn: Phèn làm kết tủa các protein và chỉ có tác dụng tại chỗ. Để điều trị viêm bàng quang xuất huyết cần truyền liên tục với sự thực hiện của bác sĩ.
- Sử dụng EACA (epsilon amino caproic acid): là loại thuốc ức chế tiêu sợi huyết có tác dụng kiểm soát viêm bàng quang xuất huyết. Lưu ý, cần xử lý các cục máu đông không tiêu trước khi sử dụng thuốc nếu không có thể gây tắc ống thận, niệu quản.
Ung thư bàng quang
Tùy vào tình trạng sức khỏe, mức độ nặng của bệnh và kinh tế của bệnh nhân mà có các cách xử lý khác nhau. Các biện pháp điều trị ung thư bàng quang hiện nay:
- Phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc cắt bỏ toàn phần và tái tạo bàng quang thay thế.
- Liệu pháp sinh học
- Hóa trị
- Xạ trị
- Điều trị bằng thuốc
Vô sinh/ hiếm muộn
Bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế hỗ trợ sinh sản để có lời khuyên hữu ích.
Phòng tránh biến chứng của viêm bàng quang
Viêm bàng quang cấp nếu không được điều trị triệt để, có thể dẫn đến viêm bàng quang mạn tính và làm tăng nguy cơ biến chứng cao. Vì vậy, cần điều trị khỏi hẳn bệnh viêm bàng quang cấp.
Thực hiện lối sống lành mạnh giúp bạn phòng tránh bệnh viêm bàng quang, bao gồm:
- Uống nhiều nước.
- Đi tiểu khi cảm thấy mắc tiểu, không nhịn.
- Lau từ trước ra sau sau khi đi tiểu.
- Tránh các thuốc thụt rửa âm đạo hoặc các thuốc vệ sinh phụ nữ dạng xịt, các thuốc diệt tinh trùng.
- Tắm vòi sen thay vì bồn tắm.
- Giữ vệ sinh cơ thể đúng cách.
- Đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục để loại bỏ vi khuẩn.
Trên đây là lời giải đáp cho vấn đề viêm bàng quang có nguy hiểm không, các bạn hãy ghi nhớ để có thêm những kiến thức chăm sóc sức khỏe nhé!
BS Nguyễn Thùy
Nguồn Nội khoa Việt Nam