Bệnh viêm gan B do virut và những điều bạn cần biết

Viêm gan B là gì?

Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm gặp ở mọi lứa tuổi. Không giống các bệnh truyền nhiễm khác phát triển theo mùa dịch, viêm gan virus xuất hiện quanh năm và lây truyền qua đường máu, đường từ mẹ sang con và quan hệ tình dục. Khoảng 5-10% bệnh nhân trở thành dạng mãn tính không triệu chứng. Nhiều trường hợp bệnh có thế trở thành dạng mạn tính hoạt động, xơ gan, thậm chí biến chứng thành ung thư gan.

Nguyên nhân gây bệnh viêm gan B là gì?

Viêm gan B gây ra bởi virut viêm gan B (HBV). Đây là virus có hình cầu, vỏ bao quanh là các lipoprotein có chứa kháng nguyên bề mặt là HBsAg.

Virut viêm gan B có thời gian ủ bệnh khoảng 3-6 tháng. Giai đoạn đầu gây viêm gan B cấp tính, sau đó, khi cơ thể không tự miễn dịch với virus có thể gây viêm gan B mạn tính, các biến chứng liên quan tới gan có thể xuất hiện như xơ gan, ung thư gan…

Xem thêm: Con đường lây truyền của viêm gan B

Viêm gan B do virut
Viêm gan B do virut 

Triệu chứng viêm gan B thường gặp

Viêm gan B được phân làm 2 loại chính là viêm gan B cấp và viêm gan B mạn tính.

Viêm gan virut B cấp tính

  • Bệnh dưới 6 tháng (có hoặc không có triệu chứng).
  • Những người bị nhiễm bệnh thời kỳ này có thể lây siêu vi rút sang người khác.

Các triệu chứng thường gặp của viêm gan B cấp tính

Triệu chứng vàng da, vàng mắt ở người bệnh viêm gan B
Triệu chứng vàng da, vàng mắt ở người bệnh viêm gan B 

Ở thời kì đầu bệnh gần như không có triệu chứng gì đặc biệt. Khi bước sang giai đoạn nhận biết được bệnh thường bệnh có các dấu hiệu như:

  • Nhiễm trùng sốt nhẹ 37,5°C-38°C.
  • Toàn thân rất mệt mỏi, tình trạng giả cúm: nhức đầu, đau mình mẩy, xương khớp.
  • Rối loạn tiêu hóa ở mức độ vừa phải: chán ăn, đắng miệng, buồn nôn, nôn, đau âm ỉ vùng thượng vị, hạ sườn phải, tiêu chảy hoặc táo bón.

Nhưng thường thì bệnh nhân được phát hiện bệnh ở thời kì vàng da.

  • Dấu hiệu vàng da xuất hiện từ từ, tăng dần.
  • Bắt đầu từ niêm mạc mắt đến toàn thân, màu vàng từ khó nhận biết đến vàng da rõ rệt.
  • Nước tiểu ít, sẫm màu, phân bình thường hoặc nhạt màu.
  • Khi có dấu hiệu vàng da thì những triệu chứng của giai đoạn đầu dần biến mất. Bệnh nhân hết sốt, đỡ rối loạn tiêu hóa, đỡ đau nhức mình mảy…
  • Người bệnh nhân cảm thấy đau tức vùng hạ sườn phải, nặng nề, khó chịu…
  • Một tình trạng hiếm là “viêm gan ác tính” có thể xảy ra với một bệnh cấp tính mới có thể gây suy gan đột ngột đe dọa tính mạng.

Viêm gan virut B mạn tính

Chẩn đoán bị bệnh mạn tính: những người xét nghiệm Viêm gan B dương tính được tính sau 6 tháng từ lần xét nghiệm đầu.

Giai đoạn này không có phương pháp chữa trị, virus sẽ ở trong máu suốt đời, chỉ có thể kiểm soát bệnh và điều trị triệu chứng.

Viêm gan B mạn tính có nguy cơ cao xơ gan hoặc ung thư gan.Tuy nhiên không phải ai bị bệnh mạn tính cũng sẽ bị bệnh gan nghiêm trọng.

Nguy cơ nhiễm viêm gan B mạn tính liên quan đến độ tuổi :

  • 90% trẻ mới sinh và bé bị nhiễm bệnh sẽ bị nhiễm viêm gan B mạn tính
  • Lên đến 50% trẻ nhỏ bị nhiễm bệnh (1-5 tuổi) sẽ bị nhiễm viêm gan B mạn tính
  • 5-10% người lớn bị nhiễm bệnh sẽ bị nhiễm viêm gan B mạn tính (có nghĩa là 90% sẽ bình phục)

Xét nghiệm cần làm để chuẩn đoán bệnh

Các marker virus

Các marker viêm gan gồm: HBsAg, Anti-HBs (HBsAb), HBeAg, Anti-HBe (HBeAb), Anti-HBc, Anti-HBc IgM.

Định lượng nồng độ virus

Còn có tên gọi khác là xét nghiệm định lượng HBV-DNA, đây là xét nghiệm nhằm xác định số lượng hay nồng độ virut có trong một đơn vị thể tích huyết tương/ huyết thanh. Từ đó đánh giá mức độ nhân lên trong tế bào gan.

Xét nghiệm máu

Men gan

Chỉ số SGPT, SGOT cho biết tình trạng men gan và diễn tiến của bệnh. Khi SGOT tăng có thể do sử dụng quá nhiều rượu bia, SGPT tăng có thể do virus gây bệnh.

Billirubin

Billirubin là thành phần được tạo ra sau khi tế bào hồng cầu bị phá huỷ, quá trình này do gan đảm nhiệm. Tuy nhiên khi gan bị tổn thương, quá trình không được diễn ra như bình thường dẫn tới hiện tượng vàng da.

Albumin,Protein

Đây là hai thành phần chính do gan sản xuất ra, khi xét nghiệm cho thấy chỉ số giảm chứng tỏ gan đang gặp vấn đề,

Thời gian PT

Xét nghiệm xác định thời gian đông máu. Khi PT (thời gian prothrombin) dài cho thấy thời gian đông máu lâu, lúc này gan đang gặp vấn đề bởi chính gan sản xuất ra các yếu tố này

Siêu âm

Siêu âm gan có thể phát hiện tổn thương ở gan, các bệnh lý liên quan gan như ung thư gan, xơ gan,gan nhiễm mỡ,..

Đo độ đàn hồi gan

Kiểm tra độ cứng của mô thông qua mức độ đàn hồi của mô khi có tác động lực cơ học. Đây là giải pháp rất ưu việt khi dễ thực hiện, có độ chính xác cao, ngày càng được sử dụng rộng rãi..

Viêm gan B nguy hiểm như thế nào?

Viêm gan B có thể tiến triển thành xơ gan và ung thư gan
Viêm gan B có thể tiến triển thành xơ gan và ung thư gan 
  • Viêm gan B nguy hiểm vì nó có thể lây sang những người khác mà họ chẳng hề hay biết.
  • Hầu hết những người bị nhiễm viêm gan B đều không biết mình bị nhiễm bệnh và có thể vô tình lây siêu vi rút sang người khác qua máu và dịch cơ thể bị nhiễm siêu vi rút.
  • Những người bị bệnh mạn tính có nguy cơ: suy gan, xơ gan và/hoặc ung thư gan cao hơn.
  • Thật may là hầu hết những người bị viêm gan B vẫn có thể sống lâu và khỏe mạnh.

Điều trị viêm gan như thế nào?

Tuỳ theo từng loại viêm gan B cấp tính hay mạn tính mà có các phương pháp điều trị khác nhau. Với viêm gan B cấp, bệnh có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc, còn ở bệnh nhân mạn tính cần phải uống thuốc kháng virus thường xuyên và đều đặn, đặc biệt phải kiên trì để tránh nguy cơ dẫn đến xưo gan, ung thư gan.

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân Viêm gan B

Lời khuyên dành cho người bị viêm gan B cấp tính

  • Nghỉ ngơi và kiểm soát triệu chứng là mục tiêu điều trị trong giai đoạn này do không có thuốc điều trị đặc hiệu.
  • Tránh uống rượu
  • Ngừng hoặc hạn chế hút thuốc
  • Ăn thực phẩm lành mạnh, tránh thực phẩm nhiều dầu mỡ hoặc chất béo
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ về tất cả các loại thuốc bạn định sử dụng (thuốc bổ, vitamin…). Việc sử dụng vitamin và chất bổ sung có lợi cho gan sẽ không giúp bạn bình phục và thực sự có thể là lợi bất cập hại cho gan.

Lời khuyên dành cho viêm gan B mạn tính

Viêm gan B nên ăn gì

Viêm gan B nên ăn gì

  • Bệnh nhân viêm gan mạn tính, về lâu dài hệ thống tiêu hóa sẽ yếu dần dẫn đến thiếu dinh dưỡng. Vì vậy người bị viêm gan mạn tính nên tiếp tục ăn uống một cách bình thường, dễ tiêu hóa giàu dinh dưỡng cao, tránh ăn kiêng quá mức cần thiết.
  • Các thức ăn hằng ngày cần phải có đủ chất đạm:Chỉ cần 50% lấy từ thực phẩm động vật như thịt nạc, thịt gà nạc, cá, trứng, tôm. 50% từ thực vật như đậu phụ, đậu xanh, đậu nành.
  • Mỗi ngày nên dùng khoảng 500ml sữa để có đủ vitamin D, nếu không uống được sữa thì có thể ăn sữa chua, phômai.
  • Đối với trứng có chứa lượng sinh tố nhóm B. Nếu 1 ngày ăn 1 lòng đỏ trứng gà đáp ứng 1/3 nhu cầu vitamin của cơ thể. Như vậy người bệnh viêm gan có thể  ăn 1 quả trứng luộc. (Theo RFI, các nghiên cứu mới đây cho thấy ăn lòng đỏ trứng không ảnh hưởng tới việc tăng cholesteron trong máu).
  • Người bệnh gan cần giảm các chất béo: Kiêng ăn các món rán, bơ mỡ động vật, thực phẩm có chứa nhiều cholesterol như  nội tạng động vật. Nên dùng dầu thực vật, dầu đậu nành, dầu vừng. Nếu ăn nhiều chất béo cùng với giảm lượng đạm và bột đường làm bệnh nhân dễ mắc bệnh béo phì. Hậu quả dẫn đến các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, nhiễm mỡ gan làm cho gan. Nguy cơ cao trở thành xơ gan.
  • Nên ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
  • Không được ăn quá no.
  • Không ăn những thức ăn khó tiêu có nhiều gia vị cay như tiêu, ớt, hành tây, nhiều dầu mỡ, sẽ làm cho đầy bụng vì khó tiêu.
  • Giảm muối, bột ngọt (mì chính) xuống dưới 4g/ngày.
  • Cần chế biến thức ăn như kho, nấu, luộc, hấp.
  • Tăng cường ăn các loại rau xanh và quả chín như rau ngót, rau muống, rau cải, rau giền, cà rốt, cà chua, bí đỏ, giá đỗ và các loại quả như cam, quýt, xoài, đu đủ chín… để cung cấp vitamin và muối khoáng.
  • Ngoài ra hàng ngày uống đủ nước từ 1,5lít- 2 lít. Không nên uống rượu bia, café, và hút thuốc lá.
  • Ngoài chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lý, người bệnh cần có một chế độ sinh hoạt điều độ. Có thể tham gia vào những hoạt động nhẹ nhàng. Giữ cho tinh thần lạc quan, tự tin, vui vẻ
  • Phải đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên để nắm rõ tình trạng bệnh của mình. Từ đó có biện pháp điều trị kịp thời, phòng ngừa những diễn tiến của bệnh và biến chứng không mong muốn có thể xảy ra.

Phòng bệnh Viêm gan B như thế nào?

  • Cần có chế độ nghỉ ngơi, dinh dưỡng đầy đủ (nhiều đạm, nhiều đường, ít mỡ, tăng cường ăn nhiều loại hoa quả. Tránh thuốc, hóa chất có hại cho gan. Kiêng rượu bia, các chất kích thích. Phải thường xuyên theo dõi dấu hiệu suy gan.
  • Viêm gan B lây qua đường máu, quan hệ tình dục, mẹ truyền cho con, vì vậy biện pháp phòng bệnh phải thích hợp.
  • Các xét nghiệm viêm gan B cần làm là xét nghiệm máu đơn giản là có thể biết bạn có bị Viêm gan B hay không. Nếu bạn bị chẩn đoán là Viêm gan B cấp tính bạn sẽ phải xét nghiệm lại sau 6 tháng xác định xem bạn có khỏi không hay chuyển sang Viêm gan B mạn tính.
  • Trong 6 tháng chờ đợi bạn cần khuyên bạn tình, vợ/chồng, người thân trong gia đình đi xét nghiệm Viêm gan B. Nếu không mắc cần đi tiêm phòng Vacxin và tránh các hành vi có thể lây lan cho người khác.