Bị đái tháo đường khi mang thai, mẹ bầu cần làm gì?
Đái tháo đường thai kỳ là một trong những bệnh phổ biến hiện nay. Bệnh ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mẹ bầu, dễ dẫn đến những biến chứng như băng huyết sau sinh, tăng huyết áp hoặc ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy bị đái tháo đường khi mang thai mẹ bầu cần làm gì, cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viêt
1. Đái tháo đường khi mang thai cần làm gì?
Trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần thường xuyên theo dõi sức khỏe của mình và thai nhi. Đến ngay các cơ sở y tế để tầm soát đái tháo đường và thực hiện điều trị thích hợp.
1.1 Đi khám để chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ nếu thuộc nhóm nguy cơ
- Thăm khám định kỳ trong suốt quá trình mang thai
Trường hợp mẹ bầu thuộc nhóm nguy cơ cao bị đái tháo đường thai kỳ bao gồm:
- Độ tuổi: 25 tuổi
- Thể trạng: thừa cân, béo phì
- Di truyền: gia đình nhiều người bị đái tháo đường
- Tiền sử: sinh con > 4 kg hoặc đã từng được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ trước đó
- Bệnh lý: buồng trứng đa nang, hoặc rối loạn dung nạp đường huyết
Chẩn đoán dựa vào chỉ số HbA1c
Nếu thuốc một trong các trường hợp trên, cần tầm soát đái tháo đường ngay sau khi khám thai lần đầu tiên với các chỉ số đường huyết lúc đói, HbA1c.
Ngưỡng chẩn đoán:
- Đường huyết lúc đói cao từ 92-125 mg/dl được chẩn đoán là đái tháo đường thai kỳ.
- Đường huyết lúc đói < 92 mg/dL thì cần làm thêm nghiệm pháp dung nạp glucose để chẩn đoán chính xác hơn vào tuần 24-28 của thai kỳ.
Đối với những thai phụ trên 25 tuổi, có nguy cơ đái tháo đường thai kỳ cao nhưng chưa phát hiện được khi tầm soát lần đầu tiên sẽ được kiểm tra vào tuần thứ 24-28 bằng nghiệm pháp dung nạp glucose.
Chẩn đoán dựa vào kết quả của nghiệm pháp dung nạp glucose
Mẹ bầu cần nhịn đói qua đêm và thử đường huyết vào sáng hôm sau. Tiến hành lấy hai mẫu đường huyết: một mẫu đường huyết lúc đói, một mẫu đường huyết lấy sau 2 giờ uống 75g glucose.
Ngưỡng chẩn đoán:
- FPG ≥ 126 mg/dL được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ
- Nếu đường huyết được lấy lúc đói từ 92-125 mg/dL hoặc đường huyết sau 2 giờ uống 75g glucose ≥ 153mg/dL được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ
Mục tiêu điều trị của mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ là đường huyết lúc đói < 5,8 mmol/l, sau ăn 1 giờ đường huyết khoảng 7,8 mmol/l, sau ăn 2 giờ đường huyết < 7,2 mmol/l. Lưu ý, tránh để tụt đường huyết quá mức, nhất là lúc đói dưới 3,4 mmol.
Nên kiểm soát đường huyết trong khoảng hẹp, an toàn, tránh để đường huyết dao động thất thường, mất kiểm soát để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
1.2. Chế độ dinh dưỡng phù hợp
- Dinh dưỡng rất quan trọng đối với phụ nữ đái tháo đường thai kỳ
Năng lượng nạp vào cơ thể được tính dựa trên cân nặng lý tưởng là 30Kcal/Kg. Từ đó, mẹ bầu nên chú chế độ dinh dưỡng cần thiết, đảm bảo cho sự tăng trưởng của thai nhi. Trong thai kỳ cần theo dõi sự tăng trưởng cân nặng theo dõi từng quý: quý đầu 0,45kg/ tháng, quý hai và quý ba là 0,2-0,35kg/tuần.
Chế độ ăn lành mạnh không những bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi mà còn giúp kiểm soát được bệnh. Mẹ bầu cần lưu ý:
- Chỉ tiêu thụ tối đa 30% chất béo. Hạn chế thực phẩm nhiều đường, bánh kẹo, thực phẩm chế biến sẵn chứa đường tinh chế
- Cân bằng khẩu phần ăn, chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày
- Bổ sung những thực phẩm tốt cho cho thai kỳ như: yến mạch, lòng trắng trứng gà, cá, ức gà, quả berry,…
1.3. Kiểm soát đường huyết bằng thuốc
Đối với những trường hợp mẹ bầu bị đái tháo đường nặng, cần điều trị bằng thuốc sẽ có chỉ định của bác sĩ. Hiện nay, insulin human là thuốc điều trị bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ duy nhất được FDA cấp phép.
Liều dùng trung bình là 0,3 đơn vị/kg cân nặng/ ngày, chia làm 2-4 lần mỗi ngày, tiêm dưới da trước khi ăn và trước khi ngủ.
Thai phụ cần theo dõi chỉ số đường huyết trong ngày, nếu có thay đổi bất thường về chỉ số đường huyết, cần báo ngay cho các bác sĩ.
1.4. Dự phòng thời gian sinh an toàn
Mẹ bầu nên thăm khám bác sĩ sản khoa để dự phòng thời gian sinh an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Nếu quá trình mang thai không có biến chứng thì thời điểm tốt nhất để sinh con là khoảng tuần 38-41.
Nên có biện pháp phòng ngừa đẻ non do phổi trẻ chưa trưởng thành dễ dẫn đến suy hô hấp. Trường hợp phổi trẻ đã trưởng thành, đủ tháng tuổi thì có thể lựa chọn đẻ như bình thường.
2. Làm thế nào để dự phòng đái tháo đường thai kỳ
Đái tháo đường thai kỳ không có cách phòng ngừa triệt để nhưng người mẹ vẫn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh với một số biện pháp sau:
2.1. Cân nặng lý tưởng
Khi cơ thể thừa cân, béo phì sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ hơn người bình thường. Theo nghiên cứu, những người có chỉ số khối cơ thể BMI lớn hơn 30 sẽ có nguy cơ mắc gấp 3 người bình thường.
Do vậy, trước khi có em bé, mẹ bầu nên duy trì cân nặng lý tưởng. Trường hợp bị thừa cân, trước khi mang thai nên tầm soát đái tháo đường tuyp 2 và nên giảm cân trước khi quyết định mang thai.
2.2. Điều chỉnh chế độ ăn
Chế độ ăn luôn ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của mọi người, với phụ nữ mang thai còn có vai trò đặc biệt quan trọng. Điều chỉnh chế độ ăn khoa học, lành mạnh với đầy đủ các nhóm chất cần thiết, không dư thừa chất béo, bột đường có thể giúp cho đường huyết được ổn định, không tăng quá cao.
Bạn có thể lên kế hoạch cho thực đơn hàng ngày để kiểm soát được chế độ ăn, năng lượng nạp vào cơ thể. Ngoài ra, bạn có thể nhờ bác sĩ tư vấn về chế độ ăn để đảm bảo dinh dưỡng, phù hợp với sức khỏe của mình.
2.3. Rèn luyện thể dục
- Tập thể dục thường xuyên để ngăn ngừa bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai
Mỗi ngày, bạn nên dành 30 phút để rèn luyện tập thể dục. Một số bài tập nhẹ nhàng thích hợp cho phụ nữ trước và trong khi mang thai như: bơi lội, đi bộ, yoga,…
Thiết lập một chế độ tập luyện phù hợp cùng với chế độ ăn khoa học sẽ giúp giảm tối đa nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tranh thủ những khoảng thời gian giữa giờ khoảng 10 – 15 phút để đi lại, vận động nhẹ nhàng cũng giúp cho máu huyết lưu thông, tăng cường hoạt động cho hệ tim mạch.
Không những thế, tập luyện thể dục thường xuyên giúp cho cơ thể tiết ra các nội tiết tố, cho bạn cảm thấy sảng khoái, tránh stress,..
Trên đây là một số lời khuyên dành cho các mẹ bị đái tháo đường khi mang thai. Để được các bác sĩ tư vấn, giải đáp thắc mắc, quý độc giả vui lòng đặt câu hỏi tại đây.
Xem thêm
https://thaythuocvietnam.vn/xet-nghiem-dai-thao-duong-thai-ky-nen-thuc-hien-khi-nao/