Bí quyết cải thiện hệ tiêu hóa cho người gầy hiệu quả
Có một hình thể cân đối luôn là mong muốn của nhiều người. Theo tổ chức Y tế Thế giới thì người lớn có chỉ số BMI dưới 18,5 là gầy (BMI = cân nặng(kg)/ (chiều cao x chiều cao)). Trong khi nhiều người phải nhịn ăn để giảm cân thì cũng có nhiều người ăn mãi mà vẫn gầy. Vậy liệu có phải cứ ăn thật nhiều lên thì sẽ tăng cân. Liệu người gầy là do bản thân họ kén ăn hay còn có nguyên nhân nào khác khiến người gầy khó tăng cân.
Nội dung bài viêt
1. Những nguyên nhân khiến cơ thể gầy khó tăng cân
Những nguyên nhân khiến cơ thể gầy khó tăng cân
1.1 Do yếu tố cơ địa
Do sự quy định của gen giúp định hình vóc dáng. Nên những người mang gen gầy sẽ gầy tự nhiên và rất khó để tăng cân so với người khác dù có cùng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt đi chăng nữa.
1.2 Do mắc các bệnh toàn thân
- Khi mắc bệnh về nhiễm trùng hay chấn thương đòi hỏi cơ thể phải sử dụng năng lượng nhiều hơn để hồi phục nên thường khó tăng cân hơn.
- Cường giáp: khi tuyến giáp hoạt động quá mức khiến cho các hormon tuyến giáp trở nên dư thừa. Các hormon này có vai trò trong việc tăng cường chuyển hoá cơ thể. Chính vì vậy khi người bệnh bị cường giáp quá trình trao đổi chất trong cơ thể sẽ được đẩy mạnh hơn, khiến tiêu tốn nhiều calo hơn. Nên người mắc cường giáp thường gầy và rất khó tăng cân dù ăn nhiều.
- Đái tháo đường type 1: do tuyến tụy sản xuất không đủ hoặc không sản xuất insulin khiến cho cơ thể không thể chuyển glucose từ trong máu vào tế bào làm năng lượng để sử dụng hoặc dự trữ, khiến cho cơ thể bắt đầu đốt cháy chất béo dự trữ và cơ để tạo năng lượng hoạt động khiến cơ thể sụt cân.
- Các bệnh về đường ruột như viêm dạ dày mạn, viêm ruột gây tổn thương niêm mạc dạ dày ruột khiến sự hấp thụ các chất dinh dưỡng kém nên không thể cung cấp năng lượng cho cơ thể.
- Nhiễm kí sinh trùng gây bệnh như giun đũa, giun móc.
1.3 Do tiêu hoá kém
Tiêu hóa kém khiến cơ thể gầy khó tăng cân
- Việc tiêu hoá kém là quá trình chuyển hoá thức ăn thành chất dinh dưỡng bị chậm hơn so bình thường. Nguyên nhân thường gặp nhất của tiêu hoá kém là do chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn nhanh không nhai kĩ khiến dạ dày gặp khó khăn hơn trong việc phân cắt và tiêu hoá thức ăn nên khi thức ăn đến ruột non vẫn chưa được phân cắt nhỏ và thủy phân hết làm ruột non không để hấp thụ hết các chất dinh dưỡng.
- Một phần nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu hoá kém nữa là việc ăn uống các thức ăn có nhiễm bệnh gây hại đường tiêu hoá nên việc hấp thụ dưỡng chất trở nên kém hơn.
- Ngoài ra còn đó sự thiếu hụt enzym tiêu hoá, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
1.4 Những nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân đã kể trên thì còn có thể gặp trường hợp người bệnh mắc chứng chán ăn tâm thần, đây là rối loạn tâm thần được đặc trưng bởi sự hạn chế quá mức thức ăn và nỗi sợ mãnh liệt về việc tăng cân.
2. Bí quyết cải thiện hệ tiêu hoá cho người gầy.
2.1 Thay đổi chế độ ăn uống.
Cách đầu tiên phải kể đến trong bí quyết cải thiện tiêu hoá cho người gầy là thay đổi chế độ ăn uống hợp lí.
- Ăn đầy đủ 3 bữa và bổ sung 2-3 bữa phụ trong ngày. Ăn đúng một giờ cố định.
- Chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng: theo các chuyên gia dinh dưỡng thì người gầy phải ăn đảm bảo về số lượng các nhóm thực phẩm trong vòng 1 tháng như sau: tinh bột 12kg; chất đạm khoảng 6kg cân đối giữa các loại thịt đỏ thịt trắng hay các loại đậu và một số thực phẩm giàu protein khác; chất béo duy trì ở mức 600g; rau xanh nên ăn đủ 10kg; ăn nhiều các loại hoa quả giàu chất chống oxy hoá khác.
- Ăn chậm nhai kĩ giúp nghiền nát thức ăn trước khi tới dạ dày giúp cho dạ dày dễ dàng nhào trộn phân cắt nhỏ thức ăn hơn nữa cho ruột dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng.
2.2 Thay đổi chế độ sinh hoạt
Có chế độ luyện tập thể dục thể thao thích hợp
Bí quyết thứ hai để cải thiện tiêu hoá cho người gầy chính là phải thay đổi chế độ sinh hoạt lành mạnh.
- Có chế độ luyện tập thể dục thể thao thích hợp. Tăng dần mức độ nặng phù hợp từng giải đoạn kết hợp với việc bổ sung đủ định dưỡng giúp tăng cân tăng cơ chứ không phải tăng mỡ. Bên cạnh đó việc vận động cũng giúp cho cơ thể hấp thụ thức ăn một cách hiệu quả hơn, giúp ăn ngon hơn.
- Đảm bảo ngủ đủ giấc 7-9 tiếng/ ngày, ngủ đúng giờ giúp cho cơ thể được thư giãn sau một ngày lao động, giảm thiểu căng thẳng.
- Có chế độ nghỉ ngơi phù hợp, tránh căng thẳng đặc biệt là căng thẳng kéo dài.
2.3 Tìm và giải quyết các nguyên nhân gây tình trạng gầy và khó tăng cân
- Khi mắc các bệnh toàn thân thì phải điều trị phù hợp giúp ngăn tình trạng bệnh diễn biến nặng thêm hoặc khỏi bệnh thì sẽ giúp kiểm soát được cân nặng.
- Nếu bị cường giáp phải điều trị thuốc kháng giáp hoặc các liệu pháp khác đúng theo phác đồ.
- Đối với đái tháo đường type 1 phải bổ sung lượng insulin đã thiếu hụt để đảm bảo cho việc chuyển hoá glucose vào tế bào tạo năng lượng.
- Nếu nhiễm kí sinh trùng như giun đũa, giun móc thì phải sổ giun định kì.
- Viêm ruột thì phải loại bỏ yếu tố gây viêm và phục hồi lại niêm mạc ruột
- Đối với chán ăn tâm thần có thể dùng liệu pháp tâm lí kết hợp thuốc chống loạn thần thế hệ II như olanzapine.
BS Cao Thị Mỹ Linh