Bị táo bón ra máu tươi nguy hiểm đến mức nào?
Phân có máu tươi hoặc đỏ thẫm, thậm chí là thâm đen là một trong những tình trạng báo động cơ thể đang mắc phải bệnh đường tiêu hóa. Khi phát hiện mình bị táo bón ra máu, không nên chủ quan coi thường đây là bệnh đường tiêu hóa thông thường.
Nội dung bài viêt
1. Táo bón đi ngoài ra máu tươi là hiện tượng gì?
Táo bón là một dạng rối loạn đường tiêu hóa, là tình trạng nhu động ruột không xảy ra thường xuyên hoặc khó khăn trong việc đi đại tiện, phân khó đi kèm với cảm giác đau và cứng, kéo dài trong vài tuần hoặc lâu hơn.
Táo bón đi ngoài ra máu tươi
Mặc dù táo bón không thường xuyên diễn ra phổ biến, tuy nhiên khi bị táo bón người bệnh phải rặn rất nhiều khi đại tiện và là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Đặc biệt, trường hợp người bệnh đi đại tiện có máu chảy ra, có thể là máu tươi nhỏ giọt hoặc máu bám vào phân – đây được gọi là táo bón đi ngoài ra máu tươi.
2. Bị táo bón đi ngoài ra máu là biểu hiện của bệnh gì?
Triệu chứng đại tiện ra máu tươi cảnh báo nhiều bệnh lý ở vùng trực tràng – hậu môn:
2.1. Dấu hiệu cảnh báo bệnh trĩ:
Bệnh trĩ
Theo thống kê của Hội hậu môn – trực tràng Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh trĩ ở Việt Nam là 35 – 50% dân số, chủ yếu ở nữ. Bệnh trĩ hình thành do suy giãn, phì đại tĩnh mạch hậu môn. Bệnh trĩ được chia thành 3 loại: Trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp.
Đi cầu bón ra máu là một trong những triệu chứng sớm, phổ biến nhất của bệnh trĩ. Máu có thể lẫn với phân, chảy thành giọt, thành tia, hoặc dính trên giấy vệ sinh,… Những đối tượng dễ bị mắc trĩ nhất:
- Phụ nữ có thai
- Người hay ngồi nhiều: nhân viên văn phòng, tài xế lái xe
- Người lao động nặng nhọc
- Người bị táo bón lâu ngày và thường xuyên
2.2. Viêm, nứt kẽ hậu môn:
Viêm, nứt kẽ hậu môn
Viêm, nứt kẽ hậu môn là tình trạng vị trí này xuất hiện một vết rách cấp tính theo chiều dọc hoặc một loét hình ovan mạn tính trên lớp niêm mạc, làm lộ cơ xung quanh dẫn đến co thắt, về lâu dài kéo các mép vết nứt ra rộng hơn.
Viêm, nứt kẽ hậu môn thường gặp khi bị táo bón người bệnh thường rặn làm hậu môn giãn, rách gây sưng đau, chảy máu thành từng giọt – khiến người bệnh bị táo bón chảy máu. Viêm, nứt kẽ hậu môn có thể gây biến chứng lở loét, nhiễm khuẩn hậu môn.
2.3. Viêm nhiễm hậu môn:
Viêm nhiễm hậu môn
Viêm nhiễm hậu môn là tình trạng da xung quanh lỗ hậu môn bị kích ứng, dẫn đến các triệu chứng đau, rát hoặc ngứa ở vùng hậu môn, đặc biệt có thể đi cầu bón ra máu.
Đối tượng có nguy cơ viêm nhiễm hậu môn:
- Người bị viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn hoặc có thời gian xạ trị ung thư gần trực tràng, buồng trứng hoặc tuyến tiền liệt;
- Thói quen sinh hoạt không tốt: vệ sinh thân thể kém, lười vận động,…
- Người có quan hệ tình dục không an toàn, nam giới có quan hệ tình dục đồng giới.
- Sử dụng kháng sinh bừa bãi, không theo đơn
2.4. Viêm túi thừa:
Viêm túi thừa
Viêm túi thừa là tình trạng túi thừa bị viêm nhiễm và các mô xung quanh túi thừa sưng phù nề. Bệnh gây các biến chứng như đau bụng dữ dội, tiêu chảy hoặc táo bón đi ngoài ra máu.
Bệnh thường gặp ở người lớn tuổi. Tuy nhiên độ tuổi bệnh đang dần trẻ hóa, nguyên nhân đến từ lối sống không lành mạnh, ít vận động, thói quen sử dụng đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, ít chất xơ.
2.5. Viêm đại trực tràng:
Đại trực tràng là phần cuối ống tiêu hóa, gần với hậu môn. Khi đại trực tràng bị viêm, các vết loét ban đầu nhỏ sau đó lan rộng lên phía trên khiến người bệnh đau quặn thắt bụng dưới, đi ngoài táo bón ra máu tươi.
Bệnh viêm loét đại trực tràng có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như: phình giãn đại tràng, thủng đại tràng, xuất huyết tiêu hóa hoặc thậm chí là ung thư.
2.6. Ung thư đại, trực tràng:
Ung thư đại, trực tràng
Ung thư đại, trực tràng thường đi kèm các biểu hiện: đi ngoài ra máu màu đỏ tươi – ban đầu, lượng máu thường ít, về sau sẽ chảy máu nhiều hơn khi tế bào ung thư xâm lấn nhiều vào đại tràng, phân có lớp dịch nhầy mùi hôi tanh phủ trên lớp phân; đau – chướng bụng; đi tiểu buốt không tự chủ; luôn mệt mỏi, nôn, sụt cân,…
Bệnh ở giai đoạn đầu dễ nhầm với trĩ. Ung thư đại tràng gây tử vong cao nếu không điều trị sớm.
3. Bị táo bón đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?
Táo bón đi cầu ra máu khiến cơ thể bị mất máu, gây thiếu máu, suy nhược cơ thể, hoa mắt chóng mặt, sức đề kháng suy giảm. Nếu không chữa trị tận gốc sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, đặc biệt khi tình trạng bệnh kéo dài.
Đi ngoài táo bón ra máu kéo dài kèm theo lượng máu xuất hiện nhiều cảnh báo nguy hiểm cho người bệnh
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra táo bón, với những trường hợp ít nguy hiểm, chứng bệnh có thể tự khỏi và tình trạng đi táo bón ra máu sẽ giảm dần nếu người bệnh sinh hoạt hợp lý.
Nếu chảy máu kéo dài kèm theo lượng máu xuất hiện nhiều sẽ là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm cho người bệnh. Với những bệnh lý gây đi ngoài táo bón ra máu kéo dài kèm theo lượng máu xuất hiện nhiều sẽ là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm cho người bệnh. Do đó, người bệnh cần thăm khám điều trị kịp thời, đúng cách, mang lại hiệu quả cao, hạn chế nguy cơ biến chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát.
4. Khắc phục tình trạng táo bón đi ngoài ra máu:
Bạn có thể cải thiện tình trạng táo bón đi ngoài ra máu bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt hợp lý:
- Bổ sung thực phẩm có chứa chất xơ, lợi khuẩn Probiotic, thực phẩm kích thích quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn như: khoai lang, ngũ cốc nguyên hạt, đu đủ,…
- Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, chiên rán nhiều dầu mỡ – chất béo và các loại thịt đỏ khiến dạ dày khó tiêu hóa.
- Uống đủ lượng nước từ 1,5-2 lít nước mỗi ngày.
- Luyện tập thể dục thể thao, tăng cường vận động để hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn, tránh stress, lo lắng kéo dài.
- Không đọc báo, truyện và chơi điện thoại khi đi ngoài. Tập thói quen đi ngoài đúng giờ, tránh rặn quá mạnh, không nhịn đi ngoài,…
- Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn, tránh viêm nhiễm
Thực phẩm giàu chất xơ giúp cải thiện tình trạng táo bón
5. Cách chữa bệnh táo bón đi ngoài ra máu tươi:
Khi đi ngoài ra máu không nên chủ quan, cần đến cơ sở uy tín và xét nghiệm tìm máu trong phân luôn được khuyến khích để tìm ra nguyên nhân bệnh, đặc biệt những trường hợp có nguy mắc ung thư đại trực tràng.
Trường hợp nhẹ, bác sĩ sẽ cho thuốc đặc trị và thuốc kháng sinh để giảm viêm nhiễm sưng đau. Trường hợp nặng cần sử dụng biện pháp công nghệ hiện đại trực tiếp can thiệp.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian có thành phần thiên nhiên chữa đi táo bón ra máu khi tình trạng bệnh ở mức độ nhẹ:
- Rau diếp cá
- Cách 1: Rửa sạch lá diếp cá và ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút. Dùng ăn sống trong bữa ăn hàng ngày.
- Cách 2: Rửa sạch một nắm lá diếp cá tươi và cho ít nước vào xay thành ly nước uống. Uống trước khi ăn khoảng 1 giờ, uống 3 ngày liên tiếp hết đại tiện ra máu.
- Lá ngải cứu
Món ăn từ lá ngải cứu cải thiện đi ngoài ra máu
Chế biến lá ngải cứu thành món ăn hàng ngày cải thiện đi ngoài ra máu hiệu quả.
- Rau sam:
Rau sam rửa sạch, giã và chắt lấy nước. Ngày uống 1 lần cho tới khi triệu chứng thuyên giảm thì ngưng.
- Vỏ cây hồng
Giã nhuyễn 120g vị thuốc vỏ cây hồng cùng nước gạo.
Đun sôi uống ngày 1 lần, sử dụng đều đặn trong 2 tuần giúp thuyên giảm triệu chứng đi cầu ra máu.
- Cỏ nhọ nồi
Giã nhuyễn một nắm cỏ nhọ nồi, cho một chén rượu nóng vào để lấy dịch đặc rồi uống nước.
Theo các bác sĩ khoa tiêu hóa, không thể coi thường triệu chứng đi ngoài ra máu tươi vì đây có thể là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau. Hy vọng những thông tin bổ ích trên sẽ giúp bạn hiểu thêm bị táo bón đi ngoài ra máu tươi nguy hiểm đến mức nào? Và có cách khắc phục cũng như điều trị kịp thời.
DS. Lưu Thị Bảo Yến