Bị tiêu chảy uống thuốc gì? Smecta thuốc trị tiêu chảy hiệu quả

Tiêu chảy là một trong những bệnh lý tiêu hóa phổ biến nhất, bệnh thường gặp ở mọi đối tượng và dễ dàng nhận biết với những dấu hiệu: đi ngoài nhiều lần, phân lỏng kèm nước bất thường. Hãy cùng thaythuocvietnam.vn tìm hiểu thông tin: Bị tiêu chảy uống thuốc gì? Và những cách trị tiêu chảy tại nhà.

1. Phân loại dạng tiêu chảy: Tiêu chảy cấp tính & mãn tính

Tiêu chảy có thể được phân loại dựa trên nhiều yếu tố như: cơ chế, thời gian mắc bệnh, nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng, đặc điểm phân,…

Bác sĩ thường dựa theo thời gian để phân loại tiêu chảy, gồm có: tiêu chảy cấp tính và tiêu chảy mãn tính.

Tiêu chảy gây hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh

Tiêu chảy có 2 dạng chính

1.1 Tiêu chảy cấp tính

Xuất hiện đột ngột, diễn ra trong thời gian ngắn từ vài ngày đến một tuần, tiêu chảy cấp tính xuất hiện do cơ thể tiêu thụ thức ăn không phù hợp hoặc nhiễm khuẩn thực phẩm. Dấu hiệu rõ nhận biết nhất của tiêu chảy cấp tính là phân lỏng nhiều nước, số lần đại tiện nhiều hơn 3 lần/ngày.

1.2 Tiêu chảy mãn tính

Tình trạng đi ngoài phân lỏng trên 3 lần mỗi ngày và tiêu chảy kéo dài trên 4 tuần được gọi là tiêu chảy mãn tính. Mặc dù ít phổ biến nhưng nếu người bệnh có hệ miễn dịch yếu hoặc suy giảm, hậu quả bệnh gây ra lại rất nguy hiểm.

2. Cần lưu ý gì khi điều trị tiêu chảy cấp tại nhà?

Mặc dù là bệnh lý thường gặp và không quá nguy hiểm, tuy nhiên không được điều trị kịp thời tiêu chảy có thể gây ra những hệ lụy khôn lường. Bạn cần nắm rõ những lưu ý khi điều trị tiêu chảy cấp tại nhà:

Dấu hiệu và phân loại mất nước

  • Ưu tiên bù nước, bù điện giải: Tiêu chảy khiến cơ thể mất rất nhiều nước và các chất điện giải (như natri, kali, canxi và magie), những yếu tố rất cần thiết để hoạt động bình thường. Do đó, bạn cần bổ sung bằng cách uống nhiều nước lọc, nước trái cây không đường, nước súp hoặc các sản phẩm bù dịch: dung dịch Oresol (chú ý pha đúng tỷ lệ theo hướng dẫn sử dụng),… hoặc các loại nước uống thể thao chứa nồng độ glucose và điện giải phù hợp.
  • Bạn có thể bổ sung men vi sinh nhằm cung cấp lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa, giúp tình trạng bệnh sớm được cải thiện.
  • Nếu sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy sau 3 ngày, tình trạng tiêu chảy vẫn không thuyên giảm, người bệnh cần đi đến cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời và dứt điểm.

3. Bị tiêu chảy uống thuốc gì nhanh khỏi? Gợi ý các thuốc tiêu chảy có thể dùng

Khi bị tiêu chảy cấp ở mức độ nhẹ – vừa, bạn có thể tham khảo một số thuốc dưới đây để điều trị tại nhà. Chú ý cần đọc kỹ hướng dẫn, sử dụng đúng liều dùng cho người lớn và trẻ nhỏ.

3.1 Thuốc điều trị tiêu chảy Smecta:

Thành phần:

Hoạt chất chính: Diosmectite 3g

Tá dược: Glucose monohydrate, natri saccharin.

Thuốc bột pha hỗn dịch uống Smecta 3g trị tiêu chảy

3.1.1 Công dụng trị tiêu chảy của Smecta

Điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em trên 2 tuổi và người lớn, kết hợp với việc bổ sung nước và các chất điện giải đường uống.

Điều trị triệu chứng trong tiêu chảy chức năng mạn tính ở người lớn.

Điều trị triệu chứng các chứng đau liên quan tới rối loạn chức năng ruột ở người lớn.

3.1.2 Giá bán của Smecta

Thuốc bột pha hỗn dịch uống Smecta 3g trị tiêu chảy (30 gói x 3.76g) có giá bán 4.100đ/gói và 123.000đ/hộp 30 gói

3.1.3 Liều dùng

Điều trị tiêu chảy cấp: 

  • Trẻ trên 2 tuổi: 4 gói/ngày trong 3 ngày đầu. Sau đó 2 gói/ngày trong 4 ngày.
  • Người lớn: Trung bình 3 gói/ngày trong 7 ngày.
  • Trên thực tế, liều hàng ngày có thể tăng gấp đôi trong những ngày đầu điều trị.

Chỉ định khác: Người lớn: Trung bình 3 gói/ngày

3.1.4 Lợi ích và sự cần thiết phải tuân thủ liều điều trị và khuyến cáo cho người dùng

Để Smecta phát huy hết tối đa hiệu quả thì tuân thủ liều điều trị là cần thiết. Sử dụng thuốc đúng lúc, đúng cách theo chỉ định của bác sĩ, uống đủ liều, đủ thời gian theo khuyến cáo giúp bạn khỏe mạnh và kiểm soát tốt các tình trạng bệnh lý đang mắc. Do hoạt chất Diosmectit – silicat nhôm và magnesi tự nhiên có trong thuốc Smecta có cấu trúc từng lớp lá mỏng xếp song song với nhau và với độ quánh dẻo cao, nên có khả năng bao phủ niêm mạc đường tiêu hóa rất lớn. Nên việc sử dụng Smecta đủ liều điều trị không chỉ giúp người bệnh ngừng đi đại tiện,tiêu chảy mà còn giúp niêm mạc ruột được phục hồi, tránh tái phát lại.

Diosmectite phải được dùng thận trọng ở bệnh nhân có tiền sử táo bón nặng.

  • Ở trẻ nhũ nhi và trẻ dưới 2 tuổi, nên tránh dùng SMECTA. Điều trị khuyến cáo trong tiêu chảy cấp là bù nước điện giải đường uống (ORS).
  • Ở trẻ trên 2 tuổi, tiêu chảy cấp phải được điều trị phối hợp với việc dùng sớm dung dịch bù nước điện giải đường uống (ORS) nhằm tránh mất nước. Nên tránh dùng SMECTA lâu dài.
  • Ở người lớn, nên kết hợp việc bù nước và các chất điện giải nếu điều này là cần thiết.
  • Thuốc chứa glucose và saccharose, khuyến cáo không nên dùng cho bệnh nhân có rối loạn dung nạp fructose, hội chứng kém hấp thu glucose và galactose hoặc những bệnh nhân thiếu enzym tiêu hóa sucrase và isomaltase.
  • Thuốc chứa một lượng nhỏ ethanol (cồn), với lượng thấp hơn 100mg/liều hàng ngày.

3.2 Kẽm:

Mặc dù không phải là thuốc điều trị tiêu chảy nhưng nhiều kết quả nghiên cứu đều đã chứng minh, Kẽm đóng vai trò quan trọng trong điều trị và phòng ngừa tiêu chảy.

Bổ sung Kẽm giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy

  • Với bệnh nhân bị tiêu chảy: Được bổ sung kẽm sẽ làm giảm thời gian tiêu chảy và mức độ nặng của bệnh, giảm lượng nước trong phân, số lần đi ngoài và giảm thời gian mắc bệnh.
  • Trong điều trị dự phòng: Bổ sung đủ kẽm giúp làm giảm tỷ lệ mắc mới tiêu chảy.
  • Ở người bình thường: Nếu bổ sung đầy đủ kẽm giúp cải thiện vị giác, kích thích thèm ăn và hạn chế nguy cơ mắc tiêu chảy.

4. Những lưu ý khi bị tiêu chảy

  • Trường hợp bị tiêu chảy hơn 8 lần/ngày đi kèm các triệu chứng như: phân đen lẫn máu, nôn kéo dài, sốt cao, chân tay lạnh, nước tiểu màu đậm… cần đến ngay cơ sở y tế.
  • Nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ hơn để dễ tiêu hóa và bệnh nhân được bổ sung dinh dưỡng, đầy đủ tránh kiệt sức.
  • Người bị tiêu chảy cấp cần tránh các sản phẩm khó tiêu, các chất béo khó hấp thụ như: sữa, phô mai, cà phê, rau sống, gỏi, mắm tôm,… làm tình trạng tiêu chảy thêm trầm trọng. Người bệnh nên bổ sung tinh bột như: ngũ cốc, bột sắn nấu chín…
  • Rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn, chú ý vệ sinh đồ dùng của người bệnh sạch sẽ giúp ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm các mầm bệnh gây tiêu chảy.
  • Tránh việc tập luyện thể thao hoặc các hoạt động quá sức gây mất nước, mất điện giải cho đến khi bệnh tiêu chảy khỏi hẳn.

DS Lưu Thị Bảo Yến

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận