Bị viêm đại tràng nên ăn gì và kiêng ăn gì để nhanh khỏi?

Viêm đại tràng là một bệnh rất hay gặp ở nước ta, bệnh xuất hiện sau khi nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh vật ở ruột, bệnh có từng đợt tiến triển. Người bệnh viêm đại tràng cần có một chế độ ăn phù hợp để hỗ trợ điều trị bệnh và tránh được các triệu chứng đầy bụng, đau bụng quặn thắt,… làm bệnh nặng hơn. Vậy viêm đại tràng nên ăn gì và kiêng ăn gì? Hãy đọc bài viết sau đây của Thầy thuốc Việt Nam để giải đáp rõ hơn nhé!

1. Những lưu ý khi lựa chọn thực phẩm cho người viêm đại tràng

1.1 Bị viêm đại tràng nên ăn gì?

hoa quả tươi

Ăn nhiều hoa quả tươi rất tốt cho người bị đại tràng

  • Người bị viêm đại tràng nên ăn nhiều hoa quả tươi như táo, chuối chín, dưa hấu,…: Đây là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng tốt, giúp thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương đại tràng, nâng cao sức khỏe cơ thể, ngăn ngừa bệnh tái phát.
  • Các loại thực phẩm giàu đạm, axit béo omega-3 (Cá hồi, cá, thịt nạc, đậu phụ, hạt lanh xay và quả óc chó,…):  người bị viêm đại tràng nên ăn những thực phẩm này để cung cấp đầy đủ khoáng chất giúp làm lành tổn thương niêm mạc đại tràng, giảm tình trạng viêm nhiễm của niêm mạc đại tràng, có lợi cho sức khỏe ngoài đường tiêu hóa.
  • Các loại sinh tố, nước hoa quả chứa nhiều vitamin A, B, K, E rất tốt cho đường ruột và giúp cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa.
  • Các thực phẩm lên men như sữa chua, có chứa nhiều lợi khuẩn hoạt động giúp hỗ trợ tiêu hóa.
  • Viêm đại tràng nên ăn các loại thực phẩm dạng mềm, dễ tiêu hóa như gạo, khoai lang, ngũ cốc, khoai tây…giúp đại tràng hấp thu chất dinh dưỡng nhanh chóng và làm giảm gánh nặng cho đại tràng.
  • Bổ sung thường xuyên các loại rau xanh như rau muống, rau ngót, cải xanh… cung cấp các loại vitamin giúp chống lại vi khuẩn có hại, tăng cường sức đề kháng, bảo vệ đại tràng.
  • Uống nhiều nước.

1.2 Viêm đại tràng kiêng ăn gì?

Uống rượu bia, nhậu nhẹt thâu đêm gây hại cho sức khỏe

Uống bia rượu không tốt cho người bị viêm đại tràng

– Người bị đau đại tràng nên kiêng các thực phẩm nhiều dầu mỡ: trong giai đoạn viêm, đường ruột không hấp thụ hết chất béo, làm cho các triệu chứng trầm trọng hơn. Vì vậy, người bị viêm đại tràng nên tránh thức ăn nhanh, mỡ động vật, đồ ăn chiên xào…

– Các sản phẩm từ sữa Lactose: Lactose thường được tìm thấy trong các sản phẩm từ bơ sữa, đặc biệt là sữa bò. Một số người bệnh viêm đại tràng có triệu chứng không dung nạp lactose khiến triệu chứng nặng hơn khi dùng sữa.

– Các chất kích thích như bia, rượu, cafe, trà…: những chất này có thể gây kích thích đường tiêu hóa, làm gia tăng triệu chứng viêm đại tràng ở người bệnh.

– Đồ uống có ga: Một số loại nước ngọt, đồ uống có ga có thể gây kích ứng đường tiêu hóa và gây đầy hơi.

– Đồ ăn chứa nhiều đường fructose (nước trái cây, mật ong và mật đường): người bị viêm đại tràng thường không có khả năng hấp thụ tốt lượng đường fructose như bình thường. Người bệnh khi ăn nhiều đồ ngọt hay các sản phẩm làm từ đường hóa học thường cảm thấy đầy hơi, chướng bụng, ợ nóng và tiêu chảy.

– Thực phẩm cay nóng như lẩu thái, mì cay, ớt, tiêu…: Đối với những người bị viêm đại tràng, thức ăn cay và nóng có thể gây khởi phát hoặc làm trầm trọng thêm triệu chứng giai đoạn bùng phát.

– Thực phẩm chưa được nấu chín: Người bị viêm đại tràng không nên ăn những loại thực phẩm chưa được nấu chín kỹ, đặc biệt là không nên ăn thực phẩm sống. Trong thực phẩm sống có chứa nhiều vi khuẩn kí sinh gây ra tình trạng đau bụng và đi ngoài, đây cũng có thể là nguyên nhân gây nên bệnh lý viêm đại tràng và vừa là nguyên nhân làm triệu chứng ở những người viêm đại tràng lâu năm nặng hơn.

– Thực phẩm có chứa lưu huỳnh hoặc sulfit (bánh mì, đậu phộng, rượu táo, đậu nành, nho khô và các loại thịt chế biến sẵn): Sản sinh nhiều khí gây nên tình trạng chướng bụng.

2. Lưu ý gì khi chế biến thức ăn cho người viêm đại tràng

chia nhỏ bữa ănNgười bị viêm đại tràng nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày

Chế độ ăn ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng sức khỏe của người bị viêm đau đại tràng, vì vậy khi chế biến thức ăn cho người bệnh cần chú ý đến các điểm sau:

  • Không đưa vào thực đơn các loại thực phẩm đã biết là tác nhân làm cho triệu chứng bệnh trầm trọng hơn.
  • Thiết lập chế độ dinh dưỡng cân bằng: Người bị viêm đại tràng thường không đủ dinh dưỡng do dung nạp thức ăn hạn chế, vì thế người bệnh cần thay đổi cách chế biến thực phẩm để không làm mất đi các lợi ích dinh dưỡng mà các thực phẩm mang lại (ví dụ như gọt vỏ hoặc nấu chín trái cây, rau củ giúp dễ dàng hấp thu, dung nạp hơn).
  • Lập kế hoạch cụ thể cho bữa ăn: Khi lập kế hoạch cho bữa ăn càng tốt thì các triệu chứng của người bệnh có thể giảm nhẹ.
  • Chia các bữa ăn trong ngày thành các bữa ăn nhỏ (4-6 bữa mỗi ngày). Thức ăn nên được chế biến ở dạng đơn giản như luộc, nướng và hấp.
  • Sử dụng thêm thực phẩm bổ sung: Để bù đắp cho sự thiếu hụt dinh dưỡng do không dung nạp một số thực phẩm chứa thành phần dinh dưỡng quan trọng, người bệnh có thể dùng thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về việc cân bằng chế độ ăn uống hoặc đề xuất các lựa chọn thực phẩm thay thế tốt hơn phù hợp với nhu cầu cá nhân sẽ khác nhau.

3. Gợi ý thực đơn 7 ngày cho người viêm đại tràng

Đây là một ví dụ về thực đơn dành cho người bị viêm đại tràng trong một tuần:

Giờ ăn Thứ 2 + 5 Thứ 3 + 6 + CN Thứ 4 + 7
7h –  Súp thịt bò + khoai tây: 400ml

  • Khoai tây: 150g
  • Thịt bò: 30g

–  Sữa chua đậu tương

150 ml

–  Cháo thịt nạc: 400ml

  • Gạo: 50g
  • Thịt nạc: 30g

–  Sữa chua đậu tương: (sữa bột: 25g)

–  Bánh mỳ + ruốc thịt nạc.

  • Bánh mì: ½ cái
  • Ruốc thịt nạc: 15g

–  Sữa chua đậu tương: 150ml

11h –  Cơm: 2 bát (120g gạo)

–  Cá thu kho: 100g

–  Canh bí xanh nấu thịt nạc

  • Bí xanh: 100g
  • Thịt nạc: 10g

–  Nhãn: 100g

–  Cơm: 2 bát (gạo tẻ: 120g)
–  Thịt nạc viên hấp: 50g-  Bắp cải luộc: 100g
–  Hồng xiêm: 1 quả
–  Cơm: 2 bát (gạo tẻ: 120g)

–  Thịt gà rang: 100g

–  Canh rau cải nấu tôm nõn

  • Rau ngót: 50g
  • Tôm nõn: 10g

–  Xoài ngọt: 100g

14h –  Sữa đậu nành: 200ml

–  Đường kính: 10g

–  Sữa chua đậu tương: 200ml –  Sữa đậu nành: 200ml

–  Đường kính: 10g

18h –  Cơm: 2 bát (120g gạo)

–  Thịt nạc rim: 50g

–  Su hào luộc: 100g

–  Táo: 100g

–  Cơm: 2 bát (gạo: 120g)

–  Cá nạc rim nước mắm: 100g

–  Canh rau ngót nấu thịt nạc

  • Rau cải: 50g
  • Thịt: 10g

–  Xoài ngọt: 100g

–  Cơm: 2 bát (120g gạo)

–  Đậu phụ nhồi thịt hấp:

  • Đậu phụ: 150g
  • Thịt nạc: 30g

–  Rau muống luộc: 100g

–  Chuối: 1 quả

BS. Lê Thị Hạnh

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận