Biến chứng loét bàn chân tiểu đường: Cách xử trí ngừa cắt chi
Loét bàn chân tiểu đường là biến chứng điển hình thường gặp ở người bệnh tiểu đường. Nếu không được điều trị kịp thời người bệnh có thể đứng trước nguy cơ bị cắt cụt chi, tàn phế.
Nội dung bài viêt
1. Tại sao tiểu đường bị loét bàn chân?
Bệnh lý thần kinh ngoại biên (tổn thương dây thần kinh) và thiếu máu cục bộ chi dưới (giảm lưu thông máu đến chi) do bệnh động mạch ngoại biên là nguyên nhân chính gây loét bàn chân tiểu đường.
1.1. Bệnh thần kinh ngoại biên
Lượng đường trong máu cao làm tổn thương các dây thần kinh ngoại biên. Khi dây thần kinh bị tổn thương, người bệnh sẽ không cảm nhận được nóng, lạnh hoặc đau ở bàn chân. Vết cắt hoặc vết loét ở bàn chân, vết bỏng do nước nóng hoặc tiếp xúc với nhiệt độ quá lạnh khi không được chú ý có thể bị nhiễm trùng và lở loét.
Bệnh thần kinh ngoại biên cũng gây yếu cơ và mất phản xạ, đặc biệt là ở mắt cá chân. Điều này có thể dẫn đến các dị tật ở chân như chân vòng kiềng, bàn chân hình búa và bàn chân hình tam giác. Các dị tật lại góp phần gây ra áp lực bất thường ở bàn chân (gót và dưới đáy chân), dẫn đến vết chai chân, mụn nước, vết thương, vết loét.
- Hình ảnh bàn chân tiểu đường bị loét
1.2. Bệnh động mạch ngoại biên
Bệnh tiểu đường cũng làm hỏng các mạch máu bằng cách gây bệnh động mạch ngoại biên (PAD), bao gồm tình trạng viêm, xơ vữa hoặc làm cứng động mạch. Hậu quả là lưu thông máu trong động mạch bị hạn chế. Khả năng cung cấp oxy, glucose và các chất dinh dưỡng cho mô tại vị trí tổn thương, nhất là vùng loét chân bị giảm, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, chậm lành vết thương.
Nguy cơ mắc bệnh động mạch ngoại biên ở người tiểu đường cao hơn gập 2-8 lần so với người bình thường. Khoảng một nửa số bệnh nhân bị loét bàn chân có liên quan đến bệnh động mạch ngoại biên.
2. Các mức độ loét bàn chân tiểu đường
Mức độ nghiêm trọng của vết loét có thể được phân loại theo độ sâu vết loét hoặc theo giai đoạn tiến triển. Có nhiều hệ thống phân loại khác nhau nhưng phân loại của Đại học Texas là hệ thống được sử dụng rộng rãi nhất.
Độ sâu của vết loét | Giai đoạn tiến triển |
Độ 0: Vết thương trước và sau phẫu thuật | Vết thương sạch |
Độ 1: Vết thương nông, ngoài da, không thâm nhập vào gân, xương, khớp | Vết thương nhiễm trùng |
Độ 2: Vết thương thâm nhập vào gân nhưng chưa ảnh hưởng đến xương khớp | Vết thương bị thiếu máu cục bộ |
Độ 3: Vết thương sâu thâm nhập vào gân, xương, khớp | Kết hợp đồng thời nhiễm trùng và thiếu máu cục bộ |
3. Điều trị vết loét bàn chân tiểu đường thế nào?
Loét bàn chân tiểu đường có thể tiến triển thành viêm mô tế bào, loét nhiễm trùng hoặc viêm tủy xương nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.
Vì vậy khi bị loét bàn chân do tiểu đường, người bệnh cần được điều trị bằng kháng sinh, chống nhiễm trùng càng sớm càng tốt. Với các trường hợp chân bị loét, nhiễm trùng nặng, can thiệp phẫu thuật nạo vét vùng tổn thương hoặc cắt bỏ xương bị nhiễm trùng sẽ được áp dụng để đảm bảo an toàn tính mạng cho người bệnh.
Dưới đây là các biện pháp thường được áp dụng để chăm sóc vết loét bệnh nhân tiểu đường:
- Loại bỏ các vùn.g da dày sừng, hoại tử hoặc đã bị nhiễm trùng và không thể phục hồi
- Vệ sinh vết loét và thay băng hàng ngày.
- Sử dụng thuốc kháng sinh điều trị loét bàn chân, ví dụ như Cephalexin, amoxicillin, clavulanate kali, moxifloxacin và clindamycin.
- Sử dụng liệu pháp tế bào, yếu tố tăng sinh, áp lực âm (nếu có điều kiện) để tăng tốc độ lành vết thương.
- Giảm áp lực vùng bị loét bằng cách cho người bệnh đeo các dụng cụ chăm sóc chân đặc biệt như nẹp, bó bột chuyên dụng hoặc cho ngồi xe lăn.
- Điều trị loét bàn chân tiểu đường càng sớm, nguy cơ phải cắt cụt chi càng giảm
Xem thêm
Những tác hại nguy hiểm của bệnh tiểu đường và cách phòng tránh
4. Phòng ngừa biến chứng loét bàn chân tiểu đường
Khi mắc bệnh tiểu đường người bệnh phải luôn cảnh giác với tình trạng loét bàn chân. Cách tốt nhất là chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa loét nhiễm trùng bàn chân tiểu đường dưới đây:
Chăm sóc bàn chân hàng ngày
Mỗi ngày, bạn hãy dành thời gian rửa chân bằng nước ấm và xà phòng có độ pH trung tính. Lưu ý, không ngâm chân lâu hơn 5 phút trong nước và phải lau khô bàn chân, các kẽ chân sau khi rửa.
Nếu da bàn chân bị khô, nứt nẻ, bạn có thể dùng kem dưỡng ẩm nhưng nhớ tránh bôi vào các vùng dễ chảy mồ hôi như kẽ chân. Ngoài ra, bạn cần chọn giày từ chất liệu mềm, không bó sát chân để tránh cọ xát làm trầy xước da. Trước khi mang cần kiểm tra bên trong giày có dị vật không và đeo tất sạch.
Vì tiểu đường sẽ làm giảm khả năng nhận biết cơn đau nên bạn cần thường xuyên kiểm tra xem chân có xuất hiện các vết thương, vết lở loét hay không để xử lý kịp thời. Bạn cũng cần chú ý đến các triệu chứng loét bàn chân ở người bệnh tiểu đường như:
- Thay đổi màu và nhiệt độ da chân.
- Bàn chân và mắt cá chân sưng lên.
- Da nứt nẻ nhiều, đặc biệt là quanh gót chân.
- Chân có mùi hôi khó chịu và không biến mất sau khi rửa.
- Chảy nước từ bàn chân làm bẩn tất.
- Chăm sóc bàn chân hàng ngày sẽ giúp giảm nguy cơ loét bàn chân bệnh tiểu đường
Kiểm soát tốt đường huyết
Đây là cách giúp bạn giảm nguy cơ gặp biến chứng tiểu đường ở chân. Theo đó, bạn sẽ cần thực hiện đúng các chỉ dẫn của bác sĩ nhất là trong việc dùng thuốc. Đồng thời có chế độ ăn và sinh hoạt khoa học, không nhịn ăn nhưng cũng không ăn nhiều các loại thực phẩm có chứa nhiều chất bột đường.
Bổ sung sản phẩm chuyên biệt cho biến chứng
Tổn thương mạch máu, thần kinh là gốc rễ sinh ra tình trạng loét bàn chân tiểu đường và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Vì vậy, bổ sung các sản phẩm chuyên biệt cho biến chứng có tác dụng bảo vệ tính toàn vẹn của mạch máu thần kinh cũng là giải pháp được các chuyên gia đánh giá cao.
Nghiên cứu còn cho thấy, những sản phẩm này giúp cân bằng lại rối loạn chuyển hóa đường – đạm – mỡ trong cơ thể, từ đó giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt hơn.
Loét bàn chân tiểu đường là một trong những biến chứng hay gặp và nguy hiểm nhất do tiểu đường gây ra. Thế nhưng người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát và phòng tránh được biến chứng này nếu điều trị và ngăn ngừa sớm.
BS. Nguyễn Thị Nga