Biểu hiện của suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Số lượng bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới đã và đang tăng lên không ngừng hàng năm. Thế nhưng, có đến 70% người bệnh không biết mình bị bệnh và bỏ qua triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch chi dưới cho đến khi bệnh phát nặng và mới đi khám.

Bệnh tắc động mạch mạn tính chi dưới 

Hội chứng rối loạn mạch máu bẩm sinh Klippel – Trénaunay – Weber

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới có thể để lại những hậu quả nặng nề. Nguy hiểm nhất là tình trạng viêm tĩnh mạch đi kèm và hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch. Khi có điều kiện thuận lợi như thay đổi áp lực khi đi máy bay, ngồi quá lâu… cục máu đông sẽ theo tĩnh mạch chạy về tim gây tắc động mạch phổi tạo nên tình trạng đột tử. Một số các biến chứng hay gặp khác là phù chân, đau chân làm bệnh nhân khó chịu, giảm đi chất lượng của cuộc sống.

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới để lại những hậu quả nặng nề
 Suy giãn tĩnh mạch chi dưới để lại những hậu quả nặng nề

Vì vậy, việc tìm hiểu về nguyên nhân của bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới để có giải pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời là rất quan trọng.

Triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Tùy vào từng giai đoạn của bệnh mà có những biểu hiện khác nhau:

Giai đoạn mới mắc bệnh

Ngứa chân, đau mỏi chân có thể là biểu hiện của suy giãn tĩnh mạch chi dưới 

Biểu hiện của bệnh ở giai đoạn này thường mờ nhạt, lúc ẩn lúc hiện. Người bệnh sẽ có các biểu hiện: ngứa chân, đau mỏi chân, nặng chân khi đứng hoặc ngồi lâu. Vào ban đêm hiện tượng vọp bẻ, cảm giác kiến bò trong ống chân xuất hiện. Lúc này các mạch máu chưa nổi lên nên chúng ta thường không chú ý và có suy nghĩ nghỉ ngơi rồi sẽ khỏe lại.

Giai đoạn bệnh tiến triển

Các mạch máu nổi lên trên da và thành từng búi
Các mạch máu nổi lên trên da và thành từng búi

Ở giai đoạn này, các biểu hiện của bệnh sẽ rõ ràng hơn. Người bệnh bị phù ở mắt cá hoặc bàn chân, mang  giày dép có cảm giác chật hơn bình thường. Các mạch máu nổi lên trên da và thành từng búi, có những đường vằn mạch máu nhỏ hay những đường gân xanh nổi trên da. Chúng ta có thể kiểm tra độ phù bằng cách ấn ngón tay vào da và thấy xuất hiện vết lõm của ngón tay trên da. Không chỉ có vậy, màu sắc da sẽ bị thay đổi, đen sậm hơn bình thường.

Giai đoạn bệnh nặng

Biểu hiện ở giai đoạn bệnh nặng

Bệnh thường biểu hiện rõ rệt nhất ở việc bị lở loét trên chân vào giai đoạn này. Vết loét sẽ ngày càng to và sâu. Bên cạnh vết loét chính còn có các vết loét nhỏ bao quanh. Da sạm và phù. Bạn cần nhập viện để các bác sĩ chuyên khoa chăm sóc và hướng dẫn điều trị.

Có thể thấy rằng, nếu không sớm nắm bắt được các biểu hiện của bệnh thì sẽ rất nguy hiểm. Lời khuyên tốt nhất cho những ai chưa mắc giãn tĩnh mạch chi dưới là hãy thực hiện lối sống khoa học, lành mạnh, hạn chế các thói quen gây ảnh hưởng xấu đến sự lưu thông của các mạch máu. Tập thể dục và đi bộ 30 phút/ngày là một cách rất tốt để phòng ngừa căn bệnh này.

Lưu ý phòng bệnh

Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý liên quan nhiều đến chế độ ăn uống và làm việc. Vì vậy, để phòng bệnh, cần chú ý những điều sau:

– Tránh đứng lâu, ngồi lâu, nhất là nhân viên văn phòng.

– Không nên ngồi làm việc một chỗ liên tục trong suốt buổi làm việc, tranh thủ giải lao, đi lại vận động vài phút trong khoảng thời gian làm việc từ 30 – 60 phút.

– Có thể phối hợp các bài tập vận động chân như co duỗi các ngón chân, gập duỗi cổ chân, nhón gót… trong lúc ngồi làm việc để máu lưu chuyển tốt hơn.

– Ăn nhiều rau củ quả, chất xơ, vitamin.

– Nên tập thể dục để giảm cân như: bơi lội, đi xe đạp, tập dưỡng sinh.

Viễn Trinh (Thầy thuốc Việt Nam)

Xơ vưã động mạch: Những nét nhận diện 

Giá trị dinh dưỡng của đậu nành đối với bệnh tim mạch 

 

 

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận