Các cách điều trị sỏi mật giúp tan sỏi, giảm đau đầy trướng
Bệnh sỏi mật là một trong các bệnh lý tương đối phổ biến trong các bệnh lý gan mật tại Việt Nam. Bệnh có thể diễn biến âm thầm nhưng lại có khả năng gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm đường mật, xơ gan, ung thư đường mật, nhiễm trùng huyết… Việc phát hiện và điều trị sớm sỏi mật giúp giảm nguy cơ biến chứng và nguy cơ tái phát. Hiện nay các phương pháp điều trị sỏi mật vẫn đang được cập nhật liên tục nhằm tìm ra phương pháp điều trị tối ưu nhất.
Nội dung bài viêt
1. Dùng thuốc điều trị sỏi mật
Điều trị nội khoa dùng thuốc được chỉ định đối với những bệnh nhân không thể phẫu thuật hoặc không muốn phẫu thuật. Bên cạnh đó việc lựa chọn phương pháp điều trị và thuốc điều trị phụ thuộc nhiều vào kích thước, số lượng, vị trí và tính chất của sỏi mật.
Thuốc điều trị sỏi mật bao gồm thuốc giảm đau và thuốc tác động lên sỏi mật.
- Điều trị sỏi mật uống thuốc gì là băn khoăn của nhiều người bệnh
Thuốc điều trị giảm đau
Sự hiện diện của sỏi mật dù là loại nào và kích thước nào cũng đều có thể khiến bệnh nhân có nguy cơ bị cơn đau quặn mật. Có khoảng 30% số bệnh nhân có cơn đau bụng vùng gan. Cơn đau quặn mật thường được mô tả ngưỡng đau 9/10 trên thang điểm đau do vậy giảm đau là loại thuốc đầu tiên trong phác đồ điều trị sỏi mật.
- Thuốc giảm đau: Cơn đau mật nhanh chóng đáp ứng với thuốc giảm đau gây mê (meperidine) hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID như feldene, ketorolac hoặc ibuprofen…) cũng có thể làm giảm nguy cơ tiến triển thành viêm túi mật cấp tính.
- Liệu pháp thứ hai bao gồm việc sử dụng các chất chống co thắt cơ trơn như papaverin, Visceralgin, thuốc kháng cholinergic… nhưng thường ít hiệu quả giảm đau hơn NSAID.
Thuốc làm tan sỏi mật
- Khoảng 2/3 số sỏi mật ở các nước phương tây có thành phần chủ yếu là cholesterol. Tuy nhiên, liệu pháp hòa tan bằng cách uống axit mật ưa nước (UDCA), 7β-epimer của chenodeoxycholate chỉ thích hợp cho một nhóm nhỏ (khoảng 15%) bệnh nhân có triệu chứng. Bên cạnh đó sỏi ở các nước Đông Á trong đó có Việt Nam lại chủ yếu là sỏi sắc tố với thành phần chính là bilirubin và xác ký sinh trùng nên các thuốc làm tan sỏi mật cholesterol hiệu quả thấp hơn.
- Thuốc làm tan sỏi mật cholesterol bằng UDCA thường được dùng kết hợp với phương pháp tán sỏi mật bằng sóng xung kích ngoài cơ thể
- Thuốc được chỉ định trong trường hợp sỏi đơn lẻ, kích thước <5mm, không bị vôi hóa và giàu cholesterol (thành phần cholesterol >80%)
- Tỷ lệ tái phát sỏi vào khoảng 30-50% các trường hợp 5 năm sau khi điều trị bằng acid mật.
- Thuốc chữa sỏi mật Rowachol chỉ hiệu quả với sỏi túi mật cholesterol <15mm
Một số loại thuốc mới được đưa vào phác đồ điều trị sỏi mật
Do sự hành thành của sỏi mật có liên quan đến cholesterol vì thế gần đây các bác sĩ lâm sàng cũng đang cân nhắc đưa các thuốc ức chế tổng hợp cholesterol ở gan và thuốc ức chế hấp thu cholesterol ở ruột vào điều trị sỏi mật. Mặc dù vậy các thuốc này vẫn chưa chính thức nằm trong phác đồ điều trị sỏi mật.
Thuốc Ức chế tổng hợp cholesterol ở gan bởi statin
- Statin dường như cũng làm giảm sự bài tiết cholesterol và nồng độ trong mật độc lập với khả năng ngăn chặn sự tổng hợp cholesterol ở gan.
- Vai trò của statin đối với cân bằng nội môi cholesterol trong gan và mật có thể có khả năng làm giảm nguy cơ sỏi mật do cholesterol. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu lâm sàng vẫn còn tranh cãi về lợi ích này của statin.
Thuốc Ức chế hấp thu cholesterol ở ruột bởi ezetimibe
- Tầm quan trọng của các yếu tố đường ruột trong cơ chế bệnh sinh của sỏi mật cholesterol gần đây đã thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia.
- Phát hiện gần đây cho rằng điều trị bằng ezetimibe làm giảm đáng kể nồng độ cholesterol, chỉ số bão hòa cholesterol và làm chậm quá trình kết tinh cholesterol ở bệnh nhân sỏi mật.
Thuốc điều trị sỏi mật có nguồn gốc thảo dược
Bên cạnh các thuốc Tây y điều trị sỏi mật, việc sử dụng các loại thảo dược có tác dụng làm tan sỏi, giảm nguy cơ hình thành sỏi cũng được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Một số loại thảo dược được các chuyên gia tin dùng như kim tiền thảo, diệp hạ châu, nhân trần, hoàng bá, sài hồ…
2. Điều trị sỏi mật không dùng thuốc
Điều trị sỏi mật không dùng thuốc tập trung vào mục tiêu
- làm giảm kích thước sỏi mật
- làm giảm số lượng sỏi mật
- giảm nguy cơ tái phát sỏi
Với 3 mục tiêu này thì chế độ ăn, tập luyện và thói quen sống là những yếu tố hỗ trợ điều trị sỏi mật có hiệu quả.
Do bản chất sỏi mật phần lớn là cholesterol, bilirubin và xác ký sinh trùng nên lời khuyên về dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt dành cho người sỏi mật:
- Ăn chín uống sôi
- Đảm bảo an toàn thực phẩm trong sơ chế biến thức ăn
- Hạn chế các thực phẩm giàu chất béo bão hòa, nên ăn các loại thực phẩm từ thịt gia cầm, cá béo, hạt dinh dưỡng.
- Bổ sung rau xanh và trái cây tươi
- Tập thể dục thể thao thường xuyên
Giảm cân, kiểm soát cân nặng hợp lý. Tuyệt đối không giảm cân quá nhanh theo các hình thức tiêu cực như nhịn ăn, bỏ bữa.
- Nhiều người lựa chọn điều chỉnh chế độ ăn và bổ sung thảo dược hỗ trợ điều trị sỏi mật
Được tinh chế từ 8 thảo dược quý Uất kim, Chi tử, Sài hồ, Hoàng bá, Diệp hạ châu, Nhân trần, Chỉ xác, Kim tiền thảo, TPCN Kim Đởm Khang giúp bài sỏi mật (sỏi túi mật, sỏi ống mật chủ, sỏi gan) hiệu quả hơn qua 3 tác động:
- Tăng cường chức năng gan, giúp làm mềm sạn sỏi.
- Tăng vận động đường mật, tăng khả năng tống xuất sỏi.
- Kháng khuẩn, kháng viêm, giảm nguy cơ hình thành sỏi mới.
- TPCN Kim Đởm Khang – Giải pháp toàn diện cho bệnh sỏi mật, sỏi gan
Không chỉ giúp bài sỏi mật, TPCN Kim Đởm Khang còn giúp:
- Giảm đau, đầy trướng, khó tiêu, chán ăn, sợ mỡ, vàng da, vàng mắt.
- Ngăn biến chứng và phòng sỏi tái phát sau can thiệp phẫu thuật.
Điểm khác biệt của Kim Đởm Khang là hiệu quả được khẳng định qua nghiên cứu tại Viện 103. Kết quả nghiên cứu được giới thiệu tại Hội nghị Gan mật Toàn quốc và đăng tải trên nhiều Tạp chí lớn.
Để hiểu hơn về sản phẩm, bạn có thể đọc bài viết: TPCN Kim Đởm Khang – Giải pháp vàng giúp bài sỏi mật, sỏi gan hoặc gọi tới hotline 0963.022.986.
*Lưu ý: sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Thông tin do nhãn hàng cung cấp
Xem thêm
3. Can thiệp và phẫu thuật điều trị sỏi mật
Đối với bệnh lý sỏi mật nhất là sỏi sắc tố khi có triệu chứng hoặc biến chứng phần đa sẽ được chỉ định các phương pháp phẫu thuật can thiệp để điều trị.
Phẫu thuật cắt bỏ túi mật
- Mổ nội soi cắt bỏ túi mật:
- Đây là chỉ định thường được áp dụng nhất hiện nay. Người bệnh có thể ra viện ngay trong ngày và mau chóng quay trở lại với cuộc sống sinh hoạt bình thường sau khoảng 1 tuần.
- Cắt túi mật mở:
- Thường áp dụng trong trường hợp túi mật viêm nặng, có tình trạng nhiễm trùng hoặc các trường hợp người bệnh từng phẫu thuật gan mật, các phẫu thuật vùng bụng khác hoặc trong trường hợp phẫu thuật nội soi gặp trục trặc…
- Đối với phẫu thuật mổ mở, người bệnh lưu tại viện thời gian lâu hơn, tốc độ hồi phục chậm hơn mổ nội soi.
Tất cả các cuộc phẫu thuật đều có nguy cơ biến chứng có thể xảy ra; tuy nhiên, biến chứng phẫu thuật cắt túi mật là rất hiếm. Biến chứng thường gặp nhất là tổn thương đường mật, có thể gây nhiễm trùng. Ngoài ra người bệnh có thể gặp một số vấn đề về tiêu hóa do cắt túi mật như chậm tiêu, rối loạn đại tiện.
Trong các trường hợp không thể phẫu thuật do tình trạng sức khỏe người bệnh có thể được chỉ định các phương pháp can thiệp ít xâm lấn như
Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP):
- Áp dụng trong các trường hợp sỏi mật gây tắc ống mật chủ.
- Phương pháp này thường không gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Số ít gây ra biến chứng chảy máu; thủng hoặc rách thành ruột, ống dẫn mật; viêm tuyến tụy; nhiễm trùng ống mật…
Tán sỏi bằng sóng xung kích (ESWL):
Làm tan sỏi mật thành các mảnh nhỏ
Đặc điểm của sỏi, độ rỗng của túi mật và mức độ mảnh vỡ của sỏi là những yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thanh thải của tất cả các mảnh vỡ ra khỏi túi mật sau ESWL.
- Các tác dụng phụ nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm tụy mật và tụ máu gan, thường hiếm gặp và không có trường hợp tử vong nào liên quan đến thủ thuật này đã được báo cáo. Một hoặc nhiều đợt đau đường mật đã được quan sát thấy ở khoảng 30% số bệnh nhân trong vòng 3-4 tháng đầu tiên sau ESWL.
- Sự tái phát của sỏi sau ESWL là một trong những lý do tại sao phẫu thuật cắt túi mật nội soi đã trở thành phương pháp điều trị tiêu chuẩn của sỏi túi mật có triệu chứng hiện nay. ESWL chỉ giữ vai trò của nó trong điều trị sỏi ống mật chủ không thể phẫu thuật.
BS. Uông Mai