Các giai đoạn của suy thận mạn
Suy thận mạn gồm nhiều giai đoạn với mức độ tăng nặng dần. Theo đó, khi phát triển đến giai đoạn cuối, người bệnh có thể phải điều trị thay thế thận như: chạy thận nhân tạo, thẩm phân phúc mạc.. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin tương ứng các giai đoạn của suy thận mạn.
Nội dung bài viêt
Suy thận mạn có mấy giai đoạn?
National Kidney Foundation – Kidney Disease Outcomes Quality Initiatives ( NKF- KDOQI) phân suy thận mạn thành 5 giai đoạn dựa vào mức lọc cầu thận (GFR). Vào 2012 , Kidney Disease Improving Global Outcomes ( KDIGO) của Hội Thận học Quốc Tế tách giai đoạn 3 thành 3a và 3b.
Các giai đoạn suy thận mạn
Suy thận giai đoạn 1
Dấu hiệu nhận biết suy thận giai đoạn 1 là gì?
Tổn thương thận ở giai đoạn này thường chưa nghiêm trọng và triệu chứng bệnh chưa rõ ràng, thường bệnh nhân chỉ tình cờ phát hiện bệnh khi đi kiểm tra sức khoẻ hay thăm khám bệnh lý khác, bệnh nhân có thể xuất hiện một số triệu chứng :
- Đi tiểu nhiều hơn bình thường, đặc biệt bệnh nhân có tiểu đêm nhiều. Nước tiểu có thể màu hồng lẫn máu hoặc đục mủ.
- Bệnh nhân thường xuyên mệt mỏi, cảm giác hụt hơi khó thở
- Ăn uống không ngon miệng và sụt kí
- Đôi khi có thể xuất hiện phù mắt cá chân, bàn chân, bàn tay, mi mắt
Chỉ số thể hiện suy thận giai đoạn 1?
- Tổn thương thận với mức lọc cầu thận (GFR) bình thường hoặc tăng >= 90ml/ phút/1.73 m2 da.
- Có bất thường cấu trúc của thận: có Albumin nước tiểu ( tỷ lệ albumin creatinine nước tiểu > 30mg/g hoặc albumin nước tiểu 24 giờ > 30mg/ 24 giờ), nước tiểu có hồng cầu, bạch cầu hoặc trụ niệu, bất thường về mô bệnh học thận, bất thường về hình ảnh học của thận và hệ tiết niệu trên siêu âm hoặc CLVT.
Suy thận giai đoạn 1 thì điều trị như thế nào?
Với suy thận độ 1 điều trị bảo tồn được lựa chọn đầu tiên
- Thay đổi lối sống: có lối sống lành mạnh,loại bỏ các yếu tố làm nặng thêm của suy thận như thuốc lá, bia rượu. Tập thể dục thường xuyên, kiểm soát tốt cân nặng.
- Chế độ ăn: không ăn mặn, nên ăn nhạt, ưu tiên đồ hấp luộc. tiêu thụ lượng protein phù hợp khoảng 1.3g/kg/ngày.
- Kiểm soát tốt các bệnh kèm theo: Bệnh tăng huyết áp:kiểm soát huyết áp <130/80mmHg. Bệnh tiểu đường: kiểm soát đường huyết với HbA1C = 7, kiểm soát mỡ máu với Triglycerid < 200mg/dl, LDL- Cholesterol < 100 mg/dL.
Suy thận giai đoạn 2
Dấu hiệu nhận biết suy thận giai đoạn 2 là gì ?
Cũng tương tự như suy thận độ 1 thì suy thận độ 2 khó để phát hiện ra. Bệnh nhân thường có 1 số triệu chứng:
- Bệnh nhân đi tiểu đêm nhiều hơn, lượng nước tiểu có thể ít hoặc nhiều hơn thường ngày, nước tiểu có thể có lẫn máu,…
- Ngứa, phát ban ở da
- Người mệt mỏi thường xuyên, đau đầu, khó ngủ
- Phù chân, tay, mặt
- Hơi thở có mùi hôi và thay đổi vị giác làm ăn uống không còn ngon miệng.
Chỉ số thể hiện suy thận giai đoạn 2?
Tương tự như suy thận độ 1 và chỉ khác nhau ở mức lọc cầu thận. Trong suy thận độ 2, tổn thương thận với mức lọc cầu thận dao động từ 60- 90 ml/ phút/1.73 m2 da.
Suy thận giai đoạn 2 thì điều trị như thế nào?
Với suy thận độ 2 bệnh nhân cũng tuân thủ hướng điều trị như suy thận độ 1
- Thay đổi lối sống: có lối sống lành mạnh,loại bỏ các yếu tố làm nặng thêm của suy thận như thuốc lá, bia rượu. Tập thể dục thường xuyên, kiểm soát tốt cân nặng.
- Chế độ ăn: không ăn mặn, nên ăn nhạt, ưu tiên đồ hấp luộc. tiêu thụ lượng protein phù hợp khoảng 1.3g/kg/ngày.
- Kiểm soát tốt các bệnh kèm theo: kiểm soát huyết áp <130/80mmHg, kiểm soát đường huyết với HbA1C = 7, kiểm soát mỡ máu với Triglycerid < 200mg/dl, LDL- Cholesterol < 100 mg/dL.
- Tái khám đúng hẹn để kiểm tra chức năng thận thường xuyên.
Suy thận giai đoạn 3
Dấu hiệu nhận biết suy thận giai đoạn 3 là gì?
Trong giai đoạn này, chức năng thận đã bị suy giảm rõ. Tuy nhiên triệu chứng có thể vẫn chưa rõ rang, nhiều trường hợp vẫn không xuất hiện bất cứ triệu chứng nào hoặc khá mơ hồ.Một số triệu chứng thường gặp:
- Bệnh nhân xuất hiện tình trang đau vùng thắt lưng hoặc mạn sườn.
- Mất ngủ, trằn trọc không yên cả đêm
- Cảm giác người mệt mỏi, da xanh xao thiếu máu, khó thở
- Phù tay chân, mi măt, mặt
- Đi tiểu nhiều lần, nước tiểu có bọt, cảm giác đi tiểu không hết. Nước tiểu có màu vàng đậm hoặc đỏ lẫn máu, bệnh nhân tiểu buốt, tiểu rắt.
Chỉ số thể hiện suy thận giai đoạn 3?
- 3a: trong giai đoạn 3a khả năng lọc của cầu thận giảm sâu so với giai đoạn 2, GFR từ 45-59 ml/phút/1.73 m2 da.
- 3b: thận bị tổn thương nghiêm trọng, mức lọc cầu thận giảm nặng, GFR từ 30- 44 ml/phút/1.73 m2 da
- Chỉ số ure và creatinine tăng cao rõ, có thể có rối loạn điện giải, rối loạn mỡ máu
- Bất thường nước tiểu : có protein, albumin nước tiểu, trụ niệu, hồng cầu niệu, bạch cầu niệu.
- Siêu âm có thể thấy hình ảnh thận dần mất phân biệt tuỷ vỏ
Điều trị suy thận giai đoạn 3 như thế nào?
- Theo dõi chức năng thận một cách thường xuyên ít nhất 2 lần/năm
- Thay đổi lối sống: có lối sống lành mạnh,loại bỏ các yếu tố làm nặng thêm của suy thận như thuốc lá, bia rượu. Tập thể dục thường xuyên, kiểm soát tốt cân nặng.
- Chế độ ăn: không ăn mặn, nên ăn nhạt, ưu tiên đồ hấp luộc. tiêu thụ lượng protein phù hợp khoảng 1.3g/kg/ngày. Bổ sung them sắt và acid folic nhằm cải thiện tình trạng thiếu máu.
- Dùng thuốc ức chế men chuyển hay ức chế thụ thể để giảm protein niệu và kiểm soát huyết áp.
- Kiểm soát tốt các bệnh kèm theo: kiểm soát huyết áp <130/80mmHg, kiểm soát đường huyết với HbA1C = 7, kiểm soát mỡ máu với Triglycerid < 200mg/dl, LDL- Cholesterol < 100 mg/dL.
- Cân nhắc khi sử dụng 1 số thuốc gây độc cho thận như kháng sinh, NSAID, ức chế bơm proton,… hoặc giảm liều khi cần thiết.
Suy thận giai đoạn 4
Dấu hiệu nhận biết suy thận giai đoạn 4 là gì?
Trong giai đoạn này, biểu hiện lâm sáng đã xuất hiện rõ rang. Người bệnh có thể gặp 1 số triệu chứng do suy giảm chức năng lọc máu của thận:
- Tiểu nhiều nhất là vào ban đêm, nước tiểu có màu đỏ hoặc vàng sậm hơn bình thường
- Bệnh nhân thay đổi vị giác, chán ăn, buồn nôn, có thể xuất huyết tiêu hoá.
- Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, suy nhược, thiếu sức sống.
- Xuất hiện phù trắng toàn thân, kèm theo ngứa da nhất là vùng tay chân
- Một số trường hợp nặng hơn bệnh nhân có thể có khó thở, co giật và hôn mê
Chỉ số thể hiện suy thận giai đoạn 4?
- Mức lọc cầu thận từ 15-29 ml/ phút/ 1.73 m 2 da, chức năng thận chỉ hoạt động được 10-15% so với bình thường.
- Hemoglobin giảm, ure, creatinine tăng cao, rối loạn điện giải.
Điều trị suy thận giai đoạn 4 như thế nào?
Thay đổi lối sống: đạt cân nặng lý tưởng, tránh béo phì, bỏ hút thuốc lá.
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân:
+Ăn nhạt: với lượng NaCl < 5g/ ngày. bệnh nhân được khuyên nên tự nấu ăn, ưu tiên thức ăn hấp, luộc, không chấm thêm, không ăn thức ăn có sẵn.
+ Giảm protein trong khẩu phần ăn 0,8g/kg/ ngày nếu bệnh nhân suy thận giai đoạn 4 trở đi. bệnh nhân nên chọn các loại đạm có giá trị sinh học cao.
Điều trị rối loạn điện giải: bệnh nhân thường có tăng Kali máu nên phải hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều Kali như chuối, khoai lang, cà chua, tránh dùng lợi tiểu giữ Kali. Tuỳ vào mức tăng của Kali máu cân nhắc dùng Kyaxela, Insulin nhanh, Calci gluconate, phun khí dung với salbutamol. Trong trường hợp bệnh nhân thường xuyên bị hạ Kali máu thì tránh dùng lợi tiểu thải Kali. Bù Natri nếu có hạ.
Điều trị thiếu máu: để Hb đạt được mục tiêu 11-12 g/dl. bổ sung thêm sắt, acid folic, erythropoietin,… cho bệnh nhân.
Điều trị biến chứng khác
+ Giảm protein niệu, albumin niệu : protein/creatinine niệu < 0,5 mg/g hoặc albumin/ creatinine niệu < 30mg/g. Bằng cách kiểm soát tốt huyết áp, điều trị bệnh căn nguyên, tiết chế protein trong khẩu phần ăn, dùng thuốc UCMC hoặc UCTT.
+ Kiểm soát huyết áp <130/80 mmHg
+ Kiểm soát đường huyết: với mức HbA1C = 7 ở bệnh nhân không có hạ đường huyết và > 7 với bệnh nhân có nguy cơ hạ đường huyết.
+ Kiểm soát rối loạn lipid máu: với mục tiêu đưa LDL- cholesterol < 100 mg/dl, HDL- cholesterol > 40mg/dl, Triglycerid < 200mg/dl. Cho bệnh nhân dung thuốc hạ mỡ máu như statin, fibrate, gemfibrozil.
Điều trị nguyên nhân: tuỳ theo nguyên nhân gây suy thận mà giải quyết nguyên nhân: như do sỏi tắc nghẽn thì tán sỏi,…
Suy thận giai đoạn 5
Dấu hiệu nhận biết suy thận giai đoạn 5?
- Tiểu đêm nhiều, nước tiểu màu vàng đậm hoặc đỏ
- Người mệt mỏi, uể oải
- Có thể nặng ngực, có thể ngưng tim
- Khó thở, thở nhanh, sâu
- Đau nhức xương khớp, loãng xương, xương dễ gãy
- Buồn nôn và nôn
- Rung vẫy, Clonus cơ, co giật và hôn mê
- Suy dinh dưỡng
- Da sạm, vàng xanh; xuất huyết dưới da; ngứa da
- Giảm khả năng tình dục
- Thiếu máu
Chỉ số thể hiện suy thận giai đoạn 5
- Mức lọc cầu thận < 15 ml/ phút/1.73 m2 da
- Tăng cao chỉ số ure và creatinine
- Bất thường nước tiểu
- Rối loạn điện giải
Điều trị suy thận độ 5 như thế nào?
Điều trị thay thế thận: chạy thận nhân tạo, thẩm phân phúc mạc, ghép thận
Thay đổi lối sống: đạt cân nặng lý tưởng, tránh béo phì, bỏ hút thuốc lá.
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân
+Ăn nhạt: với lượng NaCl < 3g/ ngày. bệnh nhân được khuyên nên tự nấu ăn, ưu tiên thức ăn hấp, luộc, không chấm them, không ăn thức ăn có sẵn.
+ Giảm protein trong khẩu phần ăn xuống 0,6g/kg/ ngày. Bệnh nhân nên chọn các loại đạm có giá trị sinh học cao.
Kiểm soát huyết áp: nếu người bệnh có ACR < 30mg/g thì huyết áp mục tiêu là <= 140/90mmHg, nếu ACR> 30mg/g thì huyết áp mục tiêu <=130/80mmHg. Dùng UCMC và UCTT angiotensin được ưu tiên chọn.
Điều trị rối loạn điện giải: bệnh nhân thường có tang Kali máu nên phải hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều Kali như chuối, khoai lang, cà chua, tránh dung lợi tiểu giữ Kali. Tuỳ vào mức tang của Kali máu cân nhắc dung Kyaxela, Insulin nhanh, Calci gluconate, phun khí dung với salbutamol. Trong trường hợp bệnh nhân thường xuyên bị hạ Kali máu thì tránh dung lợi tiểu thải Kali. Bù Natri nếu có hạ.
Điều trị thiếu máu: để Hb đạt được mục tiêu 11-12 g/dl. bổ sung them sắt, acid folic, erythropoietin,… cho bệnh nhân.
Điều trị biến chứng khác
+ Giảm protein niệu, albumin niệu : protein/creatinine niệu < 0,5 mg/g hoặc albumin/ creatinine niệu < 30mg/g. Bằng cách kiểm soát tốt huyết áp, điều trị bệnh căn nguyên, tiết chế protein trong khẩu phần ăn, dung thuốc UCMC hoặc UCTT.
+ Kiểm soát đường huyết: với mức HbA1C = 7 ở bệnh nhân không có hạ đường huyết và > 7 với bệnh nhân có nguy cơ hạ đường huyết.
+ Kiểm soát rối loạn lipid máu: với mục tiêu đưa LDL- cholesterol < 100 mg/dl, HDL- cholesterol > 40mg/dl, Triglycerid.
Các nguy cơ làm tăng tiến triển của suy thận mạn?
Những yếu tố nguy cơ thay đổi được
- Chế độ ăn: ăn nhạt hoàn toàn với lượng muối hàng ngày <5g, giảm đạm, giảm mỡ, tăng rau và quả đặc biệt là những loại rau quả giàu vitamin C,B,…trừ những loại rau quả chứa nhiều Kali sẽ giảm tốc độ tiến triển suy thận. Ngoài ra nên hạn chế ăn các chất béo “xấu” để giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.
- Thói quen sinh hoạt: hút thuốc lá, uống rượu bia sẽ làm nặng hơn suy thận mạn, tập thể dục phù hợp để duy trì cân nặng lý tưởng sẽ kéo dài thời gian tiến triển bệnh.
- Kiểm soát bệnh nền: kiểm soát tốt bệnh nền kèm theo như tăng huyết áp với mục tiêu < =130/80mmHg , đái tháo đường với đường huyết mức HbA1c = 7, rối loạn mỡ máu tốt sẽ làm giảm tiến triển xấu của bệnh.
- Protein niệu
Rượu bia làm nặng hơn tình trạng suy thận mạn
Những yếu tố nguy cơ không thay đổi được
- Tuổi: với tuổi càng tăng cao thì số lượng Nephron sẽ bị mất chức năng càng nhiều dẫn tới suy thận càng nặng hơn.
- Giới tính: theo nhiều nghiên cứu thì bệnh nhân nam sẽ có tiến triển suy thận nhanh hơn so với bệnh nhân nữ.
- Yếu tố di truyền: với những bệnh nhân có gia đình mắc bệnh di truyền về thận thường sẽ nặng hơn.
- Chức năng thận: lúc phát hiện bệnh mà chức năng thận đã suy giảm nhiều thì sẽ tiến triển nhanh hơn.
Làm thế nào để làm chậm tiến triển suy thận mạn?
Để làm chậm tiến triển của suy thận mạn, bệnh nhân cần có thói quen sinh hoạt lành mạnh bỏ hút thuốc lá hay rượu bia, vận động phì hợp để đạt cân nặng lý tưởng. Cần tuân thủ chế độ ăn phù hợp với từng giai đoạn của bệnh. Kiểm soát tốt các bệnh nền kèm theo như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn chuyển hoá lipid máu.
Vây, chế độ dinh dưỡng như thế nào phù hợp với người bị suy thận?
Xem thêm: Chế độ ăn cho người suy thận