Các loại nám da phổ biến ở người Việt Nam và cách phân biệt

Nám da là một tình trạng bệnh da liễu thường gặp ở phụ nữ Việt Nam, đặc biệt là phụ nữ từ 35 tuổi trở lên. Nhìn chung các loại nám hình thành do sự tăng hắc sắc tố trên da. Những mảng sẫm màu hoặc nốt sậm màu xuất hiện ở trên khuôn mặt gây giảm đi tính thẩm mỹ của khuôn mặt. Do vậy các loại nám là một trong những nguyên nhân gây mất tự tin ở chị em phụ nữ. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về các loại nám da và cách ngăn ngừa tình trạng nám da thông qua bài viết dưới đây.

1. Các loại nám phổ biến thường gặp

Nám da là tình trạng hay gặp ở phụ nữ trung niên.

Nguyên nhân gây ra các loại nám có thể là các nguyên nhân từ bên ngoài hoặc từ bên trong cơ thể. Nguyên nhân từ bên ngoài: khói bụi, ô nhiễm, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi không hợp lý, sử dụng thuốc, mỹ phẩm không đúng dễ gây ra bệnh nám mặt. Nguyên nhân từ bên trong cơ thể: do di truyền, thay đổi nội tiết tố từ bên trong, mắc các bệnh phụ khoa mạn tính hoặc do tâm trạng, tâm lý tinh thần, stress kéo dài…

Những nguyên nhân này dẫn đến tăng tổng hợp Melanin ở da, từ đó hình thành các loại  nám da. Tùy vào nguyên nhân gây ra nám thì trên từng người khác nhau sẽ xuất hiện các loại nám riêng.

Các loại nám da thường xuất hiện ở vị trí hay tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trên khuôn mặt. Vị trí thường thấy là hai bên má, môi trên, cằm hoặc trán.

Có thể chia nám thành 3 loại:

1.1 Nám mảng

Nám mảng

Nguyên nhân: môi trường nắng nóng, ô nhiễm, dùng mỹ phẩm kém chất lượng, sử dụng thuốc tránh thai, thay đổi nội tiết tố cho thai kỳ…

Vị trí: Chân nám mảng nằm nông ở lớp thượng bì và lớp ngoài cùng của tế bào da. Nám mảng thường mọc ở gò má, mũi, trán, cằm.

Đặc điểm nhận biết: Xuất hiện thành mảng lớn, có diện tích rộng, nám mảng có thể nhạt màu tới sậm màu. Ranh giới của nám mảng với vùng da bình thường rõ ràng.

1.2 Nám chân sâu

Nám chân sâu

Nguyên nhân: do di truyền, thay đổi nội tiết tố do thai kỳ, ảnh hưởng bởi môi trường nắng nóng, ô nhiễm, tác động lão hóa ở độ tuổi trên 30 tuổi…

Vị trí: Chân nám nằm ở dưới lớp thượng bì của da. Nám chân sâu hay gặp nhất ở hai bên má, sau đó là ở trán, cằm.

Đặc điểm nhận biết: Những chấm tròn sậm màu kích cỡ bằng khoảng đầu đũa, xuất hiện theo từng đốm tròn nhỏ hoặc từng chùm.

1.3  Nám hỗn hợp

Nguyên nhân: Do nám hỗn hợp gồm cả nám mảng và nám chân sâu nên nguyên nhân gây ra nám hỗn hợp là tất cả nguyên nhân từ bên trong và bên ngoài có thể gây ra tình trạng nám.

Vị trí: Hay gặp ở má, trán, cằm,…

Đặc điểm nhận biết: Trên da xuất hiện cả hai loại nám, vừa có mảng nám, vừa có đốm sậm màu.

Nám hỗn hợp

2. Cách ngăn ngừa tình trạng nám

Với sự hiểu biết về tình trạng nám, ngày nay đã có nhiều cách để hạn chế hình thành các loại nám da. Cần phải phối hợp các biện pháp ngăn ngừa nám để đạt hiệu quả chống nám tốt nhất. Có thể kể đến các biện pháp ngăn ngừa các loại nám đơn giản mà hiệu quả sau:

2.1. Sử dụng kem trị nám chuyên sâu

Hiện nay có nhiều loại kem trị nám chuyên sâu có thể giúp bạn giải quyết tình trạng mắc các loại nám da. Kem trị nám có tác dụng ức chế sự hình thành melanin, từ đó giảm sắc tố đen trên da, làm mờ đi các mảng nám nông cho tới chấm nám sâu dưới da. Việc sử dụng kem trị nám cần có thời gian để kem phát huy tác dụng, đặc biệt với những chân nám sâu và diện tích lớn cần kiên trì để đạt hiệu quả điều trị các loại nám như mong muốn.

2.2. Chống nắng kỹ

Ánh nắng mặt trời là nguyên nhân chủ yếu gây ra các loại nám, vì vậy sử dụng các sản phẩm chống nắng giúp giảm tình trạng mắc nám da. Trước khi ra ngoài cần sử dụng kem chống nắng để chống lại tia UVA, UVB trong ánh nắng mặt trời. Chọn kem chống nắng có chỉ số SPF ( chỉ số chống tia UVB) từ 30 trở lên, PA ( chỉ số chống lại tia UVA) từ 3+ trở lên. Nếu bạn đổ mồ hôi nhiều hoặc đi bơi, cần thường xuyên bôi lại kem chống nắng hơn: nên bôi lại kem chống nắng sau mỗi 2 tiếng.

Mặc dù đã sử dụng kem chống nắng tuy nhiên không phải kem chống nắng sẽ giúp bảo vệ da bạn hoàn toàn khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời. Cần hạn chế ra ngoài vào khoảng thời gian từ 10 giờ sáng tới 3 giờ chiều vì ánh nắng mặt trời hoạt động mạnh nhất trong khoảng thời gian này. Nếu cần phải ra ngoài, bạn nên bôi kem chống nắng và che chắn cơ thể tối đa.

Bôi kem chống nắng giúp ngăn ngừa nám da.

2.3. Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt thích hợp

Ngoài việc sử dụng những loại thuốc, kem bôi để ngăn ngừa các loại nám thì giữ cho cơ thể trong trạng thái khỏe mạnh cũng là cách cải thiện tình hình sức khỏe chung và tình trạng nám da nói riêng. Thức khuya, stress, thay đổi nội tiết tố,… là những nguyên nhân gây ra và làm nặng hơn các loại nám da. Vì vậy để ngăn ngừa các loại nám, chúng ta nên:

Bổ sung rau củ, hoa quả trong các bữa ăn để cung cấp thêm chất xơ, vitamin, giúp cho làn da khỏe mạnh từ bên trong.

Bổ sung rau củ, hoa quả trong bữa ăn hàng ngày

Uống đủ nước giúp da căng bóng, đủ ẩm, khỏe mạnh, cơ thể được cung cấp đủ nước cũng giúp giảm stress, mệt mỏi, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng.

Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya cũng giúp ngăn ngừa các loại nám.

Luyện tập thể dục thể thao với cường độ hợp lý giúp cơ thể sản sinh Dopamine, làm giảm stress, từ đó ngăn ngừa nám xuất hiện.

Tóm lại nám da là một bệnh lý không nguy hiểm nhưng có ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Nhận biết về loại nám mình mắc phải và chọn ra cách ngăn ngừa nám phù hợp với bản thân giúp mỗi chúng ta tự tin hơn, ngăn ngừa nguy cơ ung thư da và các bệnh lý da liễu kèm theo.

BS Hoàng Ngọc Anh

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận