Các phương pháp điều trị đau khớp gối cho người cao tuổi
Đau khớp gối ở người cao tuổi là biểu hiện của nhiều bệnh lý, trong đó có các bệnh lý như: thoái hóa khớp gối, viêm khớp dạng thấp, tràn dịch khớp gối… Đau khớp gối là một tình trạng khá phổ biến ở người cao tuổi, gây trở ngại trong việc vận động, đi lại cũng như trong đời sống sinh hoạt, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Nội dung bài viêt
1. Đau khớp gối do thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa tổng hợp và hủy hoại của sụn và xương dưới sụn. Biểu hiện cuối cùng là nứt, loét và mất sụn khớp, xơ hóa xương dưới sụn, tạo gai xương và hốc xương dưới sụn.
- Đau khớp gối ở người cao tuổi là tình trạng rất thường gặp (Nguồn: Internet)
Điều trị đau khớp gối ở người cao tuổi
– Điều trị nội khoa
- Vật lý trị liệu bằng phương pháp nhiệt trị liệu: chườm nóng, phương pháp siêu âm, hồng ngoại…
- Thuốc điều trị triệu chứng tác dụng nhanh: dùng khi đau khớp gối
+ Thuốc giảm đau: Paracetamol 1 – 2 g/ ngày
+ Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Meloxicam 7,5 – 15 mg/ngày, Celecoxib 200 mg/ngày, Etoricoxia 30 – 60 mg/ngày, Diclofenac 50 – 100 mg/ngày…
+ Thuốc bôi ngoài da: Voltaren Emugel bôi tại khớp đau 2 – 3 lần/ngày.
+ Corticosteroid.
- Thuốc điều trị triệu chứng tác dụng chậm (DMARDs): dùng kết hợp với các thuốc điều trị triệu chứng tác dụng nhanh
+ Glucosamine sulfate: 1,5g/ngày.
+ Acid hyaluronic kết hợp Chondroitin sulfate: 30ml uống mỗi ngày.
+ Thuốc ức chế Interleukin 1: Diacerein 50mg x 2 viên/ngày.
– Điều trị ngoại khoa: Đối với thoái hóa khớp nặng, bằng các phương pháp như điều trị dưới nội soi khớp hay phẫu thuật thay khớp nhân tạo
2. Đau khớp gối do viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn điển hình với diễn biến mạn tính. Cơ thể tự sản xuất ra kháng thể chống lại mô liên kết tại bao khớp, làm cho khớp bị viêm, sưng đỏ và đau đớn khi cử động. Bệnh thường gặp ở phụ nữ, bùng phát thành từng đợt và có khả năng phá hủy, làm biến dạng khớp về lâu về dài.
Điều trị
– Các thuốc DMARDs kinh điển (Hydroxychloroquine, Methotrexate, Sulfassalazine)
– Thuốc giảm đau: Paracetamol
– Thuốc NSAIDs:
- chọn lọc (Celecoxib, Meloxicam, Etoricoxib);
- không chọn lọc (Diclofenac, Piroxicam + Cyclodextrin)
– Corticosteroids: Prednisolon, Prednison, Methylprednisolon … thường sử dụng ngắn ngày trong lúc chờ đợi các thuốc điều trị cơ bản có hiệu lực.
– Sulfasalazine) có vai trò quan trọng trong việc ổn định bệnh, cần điều trị kéo dài
– Thuốc DMARDs sinh học được chỉ định với thể kháng điều tri với DMARDs kinh điển hoặc thể nặng
- Anti – TNF: Infiximab, Etanercept, Adalimumb.
- Non – TNF: Rituximab, Tocillizumab.
3. Đau khớp gối do tràn dịch khớp gối
Tràn dịch khớp gối là tình trạng lượng dịch trong khớp gối nhiều lên. Khớp gối sưng nề, đau, hạn chế vận động là những dấu hiệu đặc trung của tràn dịch khớp gối. Trong một số trường hợp, tràn dịch khớp gối do nhiễm khuẩn có thể có sốt.
Điều trị
– Điều trị nội khoa là biện pháp ưu tiên hàng đầu đối với những bệnh đang ở giai đoạn đầu tiên
- Sử dụng thuốc giảm đau: Paracetamol.
- Thuốc kháng viêm Corticosteroids: sử dụng đường uống hoặc tiêm trực tiếp vào khớp gối.
- Dùng thuốc kháng sinh khi có nguy cơ hoặc đang bị nhiễm khuẩn.
– Điều trị ngoại khoa đối với các tình trạng nặng nề như: chọc hút dịch khớp, nội soi khớp, thay khớp.
DS. Nguyễn Gia Hân