Các triệu chứng của bệnh giang mai
Bệnh giang mai lây truyền qua đường tình dục, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Để điều trị kịp thời, ta cần phải nhận biết được các triệu chứng của bệnh giang mai ?
Nội dung bài viêt
1. Phân loại bệnh giang mai
Theo giai đoạn, giang mai được chia làm 2 loại: giang mai mắc phải và giang mai bẩm sinh
- Giang mai mắc phải gồm 4 loại:
- Giang mai giai đoạn 1
- Giang mai giai đoạn 2
- Giang mai giai đoạn 3
- Giang mai giai đoạn kín hoặc giang mai giai đoạn tiềm ẩn.
- Giang mai bẩm sinh :Thai nhi bị lây bệnh của mẹ khi còn nằm trong tử cung, nên khi đẻ ra đã mắc bệnh.
- Giang mai bẩm sinh sớm: bắt đầu trong 2 năm đầu sau sinh.
- Giang mai bẩm sinh muộn: khi trẻ > 2 tuổi.
- Giang mai bẩm sinh (Ảnh: internet)
2. Các triệu chứng của bệnh giang mai
Triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn 1 (bệnh giang mai giai đoạn đầu): bao gồm săng giang mai và hạch giang mai, đây là giai đoạn quan trọng để phát hiện kịp thời và điều trị.
- Săng giang mai:
- Vết trợt lở nông, hình tròn hoặc hình bầu dục, chỉ mất một phần thượng bì, không có bờ nổi gờ lên hoặc lõm xuống, bờ mặt phẳng, màu đỏ thịt tươi.
- Săng giang mai thường cứng, không ngứa, không đau, không điều trị cũng tự khỏi.
- Thường kèm viêm hạch vùng lân cận
- Ngoài ra, săng giang mai còn xuất hiện ở một số vị trí khác như: môi, lưỡi, amidan, ngón tay…
- Hạch giang mai
- Xuất hiện 5-6 ngày sau săng ở bộ phận sinh dục
- Các hạch vùng bẹn bị viêm, trong đó một hạch to hơn gọi là hạch “chúa”.
- Hạch rắn, không viêm, không đau, không mủ, không dính vào nhau và các tổ chức xung quanh, di động dễ
- .
- Triệu chứng bệnh giang mai (Ảnh: internet)
Triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn 2: khoảng 6 – 8 tuần sau khi có săng giang mai. Xoắn khuẩn đi vào máu đi đến các cơ quan trong cơ thể, tổn thương có thể lây lan rất nhanh như giang mai ở miệng, giang mai ở lưỡi, giang mai ở họng, giang mai ở mắt, giang mai thần kinh…
- Giang mai sơ phát: xuất hiện các triệu chứng như đào ban, mảng niêm mạc, vết loang trắng đen, viêm hạch lan tỏa.
- Giang mai tái phát: triệu chứng của giang mai sơ phát tồn tại trong một thời gian rồi biến mất. Qua một thời gian giai đoạn kín lại phát ra các tổn thương ở da, niêm mạc. Đó là giai đoạn giang mai tái phát.
-
- Đào ban tái phát ít vết hơn nhưng kích thước to hơn.
- Sẩn giang mai xuất hiện ở những vùng da khác nhau như sẩn giang mai dạng vẩy nến, dạng trứng cá, dạng thủy đậu..
- Biểu hiện khác của giang mai giai đoạn 2: viêm mống mắt, viêm gan, viêm họng, viêm thận, biểu hiện thần kinh…
- Triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn 2 ở lòng bàn tay (nguồn: internet)
-
Triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn 3: bắt đầu vào năm thứ 3 của bệnh.
- Các tổn thương giang mai: đào ban giang mai, củ giang mai, gôm giang mai.
- Ngoài ra, giang mai giai đoạn 3 cũng thường khu trú vào phủ tạng như tim mạch, mắt, thần kinh…
Giang mai tiến triển qua các giai đoạn, giữa các giai đoạn có thời kỳ im lặng, gọi là giang mai kín.
- Giang mai kín sớm: các thương tổn biến mất, không có triệu chứng thực thể và cơ năng.
- Giang mai kín muộn: trên da không có thương tổn, có thể kéo dài vài tháng hay rất nhiều năm (có thể 10 – 20 năm hoặc lâu hơn).
3. Phân biệt bệnh giang mai với các bệnh khác
- Herpes sinh dục: Mụn nước mọc thành chùm, khi mụn nước vỡ vết chợt bờ nhiều cung, hơi đau rát, hay tái phát, tự lành sau 10 – 14 ngày.
- Săng ghẻ: Tại bộ phận sinh dục (quy đầu, thân dương vật hay âm hộ) xuất hiện những nốt mụn nước nhỏ rất ngứa. Do gãi, chà xát lên các mụn nước, luống ghẻ dễ bị hóa mủ và hình thành vết loét dạng săng.
- Săng hạ cam mềm: Sẩn mềm, xung quanh có quầng đỏ, 24 giờ sau tiến triển thành mụn mủ, loét. Vết loét thường mềm và đau, bờ vết loét rõ, sói mòn và không cứng.
DS. Nguyễn Thị Bạch Tuyết