Các triệu chứng viêm mũi dị ứng thường gặp

Viêm mũi dị ứng là một trong những bệnh lý đường hô hấp phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, đa số mọi người thường chủ quan hoặc không nhận biết được bệnh. Thực chất,nhận biết bệnh không hề khó chỉ cần chú ý đến những triệu chứng viêm mũi dị ứng điển hình.

Viêm mũi dị ứng là bệnh gì?

Viêm mũi dị ứng là sự phản ứng hệ miễn dịch của mũi xoang trước các tác nhân gây kích ứng như bụi bẩn, thời tiết, hóa chất,mùi lạ, phấn hoa, nấm mốc…Những tác nhân này có thể thâm nhập vào mũi thông qua hít thở, ăn uống hoặc qua da. Ngoài những tác nhân đó, viêm mũi dị ứng cũng được gây nên bởi tính di truyền.

Viêm mũi dị ứng
Hình ảnh mô tả bệnh viêm mũi dị ứng

Tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng viêm mũi dị ứng gây ra những khó chịu kéo dài cho người bệnh. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, công việc và học tập của họ.Viêm mũi dị ứng có thể gặp ở nhiều lứa tuổi, không phân biệt nam hay nữ. Trong đó, đa số những người bị viêm mũi dị ứng là dưới 45 tuổi, nhiều nhất ở độ tuổi từ 21 đến 30 tuổi.

Theo những thông báo về dịch tễ học, tỉ lệ mắc các bệnh dị ứng đường hô hấp chiếm từ 10 -15% dân số thế giới. Còn ở Việt Nam, theo điều tra của Khoa Dị ứng – miễn dịch Bệnh viện Tai – Mũi – Họng Trung ương thì viêm mũi dị ứng chiếm 32,2% trong các bệnh về tai mũi họng.

Hiện nay, do sự biến động của khí hậu ngày càng khắc nghiệt cùng với ô nhiễm môi trường tăng dẫn đến tỉ lệ mắc bệnh dị ứng cũng tăng theo. Và viêm mũi dị ứng là một trong số đó.

Những đối tượng nào dễ mắc bệnh viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng có thể xảy ra ở tất cả mọi người, không phân biệt tuổi tác hay giới tính. Tuy nhiên các đối tượng có tiền sử bị dị ứng thức ăn, dị ứng thời tiết, bị mắc hen suyễn, chàm da, nổi mề đay trước đó hoặc trong gia đình có người thân có tiền sử mắc bệnh viêm mũi dị ứng, … sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn.

Ngoài ra, một số yếu tố bên ngoài có thể là yếu tố thuận lợi làm khởi phát hoặc làm tình trạng bệnh viêm mũi dị ứng tồi tệ hơn, bao gồm: Hóa chất, khói thuốc lá, nhiệt độ quá lạnh, nước hoa, bụi gỗ, keo xịt tóc, không khí bị ô nhiễm, gió, độ ẩm,..

Vì vậy, những đối tượng trên cần tránh xa những chất gây dị ứng để có thể hạn chế được tối đa nguyên nhân dẫn đến bệnh. 

Những biểu hiện của viêm mũi dị ứng

Khi bị viêm mũi dị ứng người bệnh sẽ gặp các bất thường liên quan đến mũi. Cụ thể:

Trên lâm sàng, viêm  mũi dị ứng được chia làm hai loại:

Viêm mũi dị ứng theo mùa

Các triệu chứng có thể xảy ra vào mùa xuân, mùa hè và đầu mùa thu. Chúng thường được gây ra bởi sự nhạy cảm với bào tử nấm mốc trong không khí hoặc phấn hoa từ cây cối, cỏ…

Viêm mũi dị ứng quanh năm

Các triệu chứng xảy ra quanh năm và thường gây ra bởi sự nhạy cảm với những chất trong nhà như bụi bẩn, lông thú cưng hoặc lông tơ, gián, nấm mốc…

Triệu chứng viêm mũi dị ứng
Triệu chứng viêm mũi dị ứng bao gồm: ho, hắt hơi, chảy nước mũi…

Khi cơ thể bạn tiếp xúc với chất gây dị ứng, histamine một loại hóa chất tự nhiên bảo vệ cơ thể bạn khỏi chất gây dị ứng sẽ được giải phóng. Hóa chất này có thể gây viêm mũi dị ứng và các triệu chứng của nó, bao gồm :

  • Nghẹt mũi do tắc nghẽn hoặc nghẹt mũi
  • Ngứa, thường ở mũi, miệng, mắt hoặc cổ họng
  • Mờ, sưng mí mắt
  • Hắt xì
  • Ho

Biểu hiện của viêm mũi dị ứng có thể gặp

  • Giảm tập trung, đau đầu thường xuyên
  • Quầng thâm dưới mắt
  • Các triệu chứng của bệnh chàm da như da khô, ngứa có thể phồng rộp da
  • Phát ban
  • Giảm khả năng ra quyết định
  • Giảm khả năng phối hợp tay-mắt
  • Giảm trí nhớ
  • Cáu gắt
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Mệt mỏi

Biểu hiện của viêm mũi dị ứng nặng bao gồm

  • Chảy nước mũi: Nước mũi dạng lỏng, trong suốt, chảy liên tục và đôi khi có dạng đặc nhầy, có mủ trong trường hợp có nhiễm khuẩn.
  • Nghẹt mũi: Là biểu hiện phổ biến trong bệnh viêm mũi dị ứng, gây ra bởi nước mũi chảy nhiều cản trở sự lưu thông không khí trong khoang mũi.
  • Đau đầu: bệnh nhân chảy nước mũi quá nhiều sẽ khó thở, dẫn đến biểu hiện đau đầu, chóng mặt, ù tai ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng

Những lưu ý về các triệu chứng của viêm mũi dị ứng

Một hoặc nhiều triệu chứng này thường xảy ra ngay lập tức sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Một số triệu chứng khác như đau đầu tái phát và mệt mỏi chỉ xảy ra sau khi tiếp xúc lâu với chất gây dị ứng.

Sốt không phải triệu chứng của viêm mũi dị ứng. Ở một số trường hợp xuất hiện triệu chứng hiếm khi xảy ra khi tiếp xúc với lượng lớn chất gây dị ứng.

Theo một nghiên cứu, nhiều bậc cha mẹ của trẻ bị viêm mũi dị ứng đã nói rằng con cái của họ thường xuyên ủ rũ và dễ cáu kỉnh trong mùa dị ứng. Vì trẻ em không thể luôn thể hiện các triệu chứng của chúng bằng lời nói, chúng có thể biểu lộ sự khó chịu của chúng bằng cách hành động ở trường và ở nhà. Ngoài ra, một số trẻ cảm thấy dị ứng là một sự kỳ thị phân biệt chúng với những người khác.

Các triệu chứng viêm mũi dị ứng cũng có nguyên nhân khác, thông thường nhất là cảm lạnh.

Nhiều người bị nghẹt mũi thường xuyên hoặc mãn tính, sản xuất chất nhờn dư thừa, ngứa và các triệu chứng mũi khác tương tự như triệu chứng viêm mũi dị ứng. Trong những trường hợp đó, dị ứng có thể không phải là nguyên nhân nên người bệnh cần theo dõi kỹ hoặc đến gặp bác sĩ sớm.

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh viêm mũi dị ứng

Các triệu chứng viêm mũi dị ứng cũng có thể được kích hoạt bởi các chất kích ứng thông thường như:

Khói thuốc lá là yếu tố nguy cơ gây viêm mũi dị ứng hàng đầu

Khói thuốc lá là yếu tố nguy cơ gây viêm mũi dị ứng hàng đầu 

  • Khói thuốc lá
  • Mùi mạnh, chẳng hạn như nước hoa, hoặc xịt tóc và khói…
  • Mỹ phẩm
  • Chất tẩy rửa
  • Khí thải xe và các chất gây ô nhiễm không khí khác (ví dụ, ozone)

Trên đây là những triệu chứng viêm mũi dị ứng điển hình giúp bạn nhận biết sớm bệnh. Nếu nghi ngờ mình mắc viêm mũi dị ứng bạn nên tránh xa tác nhân gây kích ứng. Nếu sau khi tránh tác nhân gây kích ứng mà các triệu chứng vẫn xảy ra hoặc kèm theo các triệu chứng khác thì bạn nên đến gặp bác sĩ  sớm.

Hạn chế sự tiến triển của bệnh viêm mũi dị ứng bằng cách nào?

  • Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh (giữ môi trường thông thoáng, sạch sẽ, tránh lông thú cưng, khói thuốc lá, bụi nhà…)
  • Dùng các loại thuốc chữa viêm mũi dị ứng (các loại thuốc uống, các loại thuốc xịt…)
  • MIễn dịch liệu pháp: Làm test để xác định chính xác người bệnh dị ứng với kháng nguyên nào
  • Phẫu thuật: Khi áp dụng các phương pháp trên nhưng không hiệu quả, hoặc các những bất thường về mặt giải phẫu…bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để loại bỏ các yếu tố này.
  • Một số phương pháp khác như dùng các bài thuốc Nam trị viêm mũi dị ứng (thành phần gồm các cây thuốc như kim ngân, hoa ngũ sắc, lá bạc hà, hoa cúc vàng…)
  • Ngoài ra việc bổ sung dinh dưỡng, chế độ ăn hợp lý và tập luyện thể dục thể thao hợp lý giúp cơ thể tăng sức đề kháng, miễn dịch tốt hơn và khỏe mạnh hơn.

Xem thêm: Phân loại và điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả