Các vấn đề sức khỏe có thể gặp khi mãn kinh

Mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp giữa sinh sản đến ngừng sinh sản. Đây là một quá trình biến đổi rất dài, từ suy giảm chức năng rụng trứng, buồng trứng ngừng sản sinh tế bào trứng, kinh nguyệt từ rối loạn đến ngừng hẳn, lượng hormone thay đổi, teo cơ quan sinh dục,….Các vấn đề sức khỏe thường gặp ở tuổi mãn kinh gồm:

Căng thẳng, lo lắng, trầm cảm

Nhiều phụ nữ tuổi mãn kinh bị căng thẳng, lo lắng (Sưu tầm).
Nhiều phụ nữ tuổi mãn kinh bị căng thẳng, lo lắng (Sưu tầm).

Trong một nghiên cứu ở Canada, căng thẳng, lo lắng và trầm cảm là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất ở phụ nữ mãn kinh.

Nguyên nhân do thay đổi nội tiết ra trong thời kỳ mãn kinh. Estrogen làm tăng tác dụng của serotonin và norepinephirine (hiện được cho là các chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến trầm cảm). Estrogen làm giảm hoạt động monoamin oxydase (MAO) trong hệ thần kinh trung ương (CNS), cản trở sự phân hủy serotonin và norepinephrine. Ngoài ra, estrogen làm tăng tổng hợp serotonin và làm tăng hoạt động của norepinephrine trong não, bằng cách giảm tái hấp thu và thoái hóa thông qua ức chế các enzym MAO và catechol O – methyltransferase.

Một nguyên nhân gây tăng căng thẳng, lo lắng, trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh là căng thẳng cuộc sống, điều kiện kinh tế, tăng ở những người có tiền sử trầm cảm.

Mất ngủ

Mất ngủ làm cuộc sống của bạn xuống dốc (Ảnh: Internet).
Mất ngủ làm cuộc sống của bạn xuống dốc (Ảnh: Internet).

Rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến mất ngủ ở phụ nữ mãn kinh, có thể kể đến:

  • Mất ngủ do suy giảm sản xuất hormon Melatonin.
  • Mất ngủ do rối loạn nội tiết tố Estrogen.
  • Mất ngủ do stress, căng thẳng, mệt mỏi.
  • Mất ngủ do chế độ sinh hoạt, ăn uống không hợp lý.
  • Mất ngủ từ các ảnh hưởng đến từ môi trường sống.

Sa cơ quan vùng chậu

Đến giai đoạn mãn kinh, các thớ cơ dần yếu đi, có thể khiến bàng quang, tử cung, trực tràng hay âm đạo bị sa xuống. Trường hợp này gây rất nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống. Nếu nghiêm trọng, một vài cơ quan sa ra ngoài cơ thể tạo thành búi, cọ vào quần áo dẫn đến chảy máu, đau rát. Những đối tượng thường có nguy cơ cao là phụ nữ sinh con tự nhiên, béo phì.

Loãng xương

Những bữa ăn giàu calci và vitamin D giúp xương chắc khỏe (Ảnh: Internet).
Những bữa ăn giàu calci và vitamin D giúp xương chắc khỏe (Ảnh: Internet).

Sau 50 tuổi là giai đoạn mất xương nhanh. Ở nữ giới, mỗi năm giảm 1- 1,5% khối lượng xương do thiếu hụt estrogen tương đối đột ngột. Thiếu estrogen gây giảm hoạt động của các tế bào tạo xương, giảm tích tụ calcium và phophat trong xương. Từ đó dẫn đến bệnh loãng xương.

Cách khắc phục là bổ sung thêm calci cho cơ thể bằng chế độ dinh dưỡng giàu calci. Siêng năng tập thể dục, thể thao, phơi năng vào sáng sớm. Có thể xem xét sử dụng liệu pháp thay thể hormon cho phụ nữ mạn kinh nếu cần thiết.

BS Nguyễn Thùy

Nguồn Nội khoa Việt Nam

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận