Cách chữa co thắt đại tràng tại nhà an toàn và hiệu quả
Viêm đại tràng co thắt có rất nhiều tên gọi, bao gồm hội chứng đại tràng kích thích, đại tràng thần kinh và viêm đại tràng co cứng. Bệnh làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng sống. Vậy có các cách chữa co thắt đại tràng tại nhà nào chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viêt
1. Thế nào là viêm đại tràng co thắt?
Viêm đại tràng co thắt – vị trí thường gặp
Đại tràng là một phần của ruột già chịu trách nhiệm lưu trữ và bài tiết phân. Viêm đại tràng co thắt là sự gia tăng các cơn co thắt cơ của ruột già tạo ra cảm giác co thắt, đại tiện thường xuyên và tiêu chảy.
- Đau: Điều này thường xảy ra ở bụng và cơn đau quặn dọc theo khung đại tràng có thể thay đổi theo cường độ kích thích.
- Đột ngột muốn đi đại tiện: Các cơn co thắt của cơ đại tràng có thể gây ra nhu cầu đại tiện đột ngột.
- Phân lỏng: Co thắt đại tràng có thể ngăn phân hình thành hình, gây ra phân lỏng (tiêu chảy)
- Đi tiêu xen kẽ: Các kiểu tiêu chảy và táo bón có thể do đại tràng co thắt.
2. Cách chữa co thắt đại tràng tại nhà
Nếu tình trạng ở mức độ nhẹ, các cơn co thắt và rối loạn tiêu hóa không thường xuyên diễn ra, bạn có thể điều trị ở nhà. Bạn có thể áp dụng một trong các cách chữa co thắt đại tràng tại nhà dưới đây.
2.1 Massage vùng bụng
Massage bụng giúp điều hòa nhu động ruột, khiến cho toàn bộ lượng phân trên khung đại tràng sẽ dồn về trực tràng trong một lần đi đại tiện, giúp tạo nên thói quen đại tiện đặn. Từ đó giảm áp lực trong trực tràng và táo bón.
Tư thế đứng thẳng hoặc nằm, tay bên trái chống vào eo, tay phải đặt úp lên vùng rốn và bắt đầu xoa tròn theo chiều kim đồng hồ, từ vùng rốn lan dần ra xung quanh rồi xoa dọc theo khung đại tràng khoảng 100-150 vòng. Đặt tay phải chống vào eo và đặt tay trái vào ổ bụng. Tuy nhiên lần này lại xoa từ phía ngoài di chuyển dần vào bên trong rốn, cũng xoa liên tục khoảng 100-150 vòng. Thực hiện bất cứ lúc nào có thời gian, đặc biệt là vào mỗi buổi sáng để tạo thói quen sinh lý đi đại tiện mỗi ngày, giúp người bệnh hạn chế táo bón, kích thích tiêu hóa và điều hòa nhu động ruột.
2.2 Chườm ấm vùng bụng
Đây cũng là một cách chữa co thắt đại tràng tại nhà hiệu quả. Chườm ấm giúp giảm đau và kích thích các cơ quan ở ổ bụng trong đó có đại tràng, giúp thư giãn cơ thể, giảm stress.
2.3. Quản lý căng thẳng
Là một trong những cách chữa co thắt đại tràng tại nhà chính cho nhiều người mắc viêm đại tràng co thắt. Điều này có thể đạt được bằng nhiều cách, từ tập thể dục (đặc biệt là đi bộ và yoga), thay đổi hoặc thoát khỏi những tình huống căng thẳng và thực hành các liệu pháp thư giãn khác nhau. Đối với trầm cảm nghiêm trọng hoặc có tiền sử lạm dụng thể chất hoặc tình dục, nên tham khảo ý kiến của nhà tâm lý học. .
2.4. Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Cách chữa co thắt đại tràng tại nhà khác không thể không kể đến là việc thay đổi chế độ dinh dưỡng. Không có một chế độ ăn riêng biệt cho người bị viêm đại tràng co thắt. Người bệnh có thể tham khảo các hướng dẫn sau:
2.4.1. Người viêm đại tràng co thắt nên ăn gì?
Một số loại thực phẩm khuyến nghị cho người bị viêm đại tràng co thắt
- Chất xơ và men vi sinh: Vi khuẩn đường ruột có lợi có thể giúp tiêu hóa và giảm nhạy cảm với thức ăn, đồng thời cân bằng các vi khuẩn khác có thể gây viêm trong ruột của bạn, bạn có thể bổ sung qua các loại sữa chua, men vi sinh. Chất xơ trong rau xanh, hoa quả giúp nuôi các vi khuẩn có lợi, và kích thích nhu động ruột hạn chế táo bón, khiến phân của bạn lớn hơn và dễ thải ra ngoài hơn.
- Bạc hà: Trà bạc hà hoặc viên nang dầu bạc hà có thể giúp giảm co thắt ruột kết. Bạc hà là một chất chống co thắt tự nhiên.
- Chế độ ăn kiêng . Chế độ ăn kiêng ngắn hạn có thể giúp bạn xác định các loại thực phẩm gây ra co thắt ruột kết. Các bác sĩ thường khuyến nghị chế độ ăn kiêng Low-FODMAP – là chế độ ăn ít một số loại đường. Chế độ ăn kiêng này được thiết kế để giúp những người mắc viêm đại tràng co thắt và giúp tìm ra loại thực phẩm nào có vấn đề và loại thực phẩm nào làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng co thắt.
2.4.2. Người viêm đại tràng co thắt không nên ăn gì?
Bạn nên để ý những gì bạn ăn và phản ứng của hệ tiêu hóa sau khi ăn. Nếu bạn nhận thấy các triệu chứng của mình gia tăng sau khi ăn một loại thực phẩm nào đó, hãy cân nhắc dừng sử dụng thực phẩm đó trong khoảng thời gian khoảng ba tháng để xem thử đó có phải là loại thực phẩm gây kích thích đại tràng không.
Một số loại thực phẩm có thể gây kích thích đại tràng
Một số thực phẩm và đồ uống thường gây kích thích đại tràng:
- Thực phẩm giàu chất béo, thức ăn chế biến sẵn
- Rau sản sinh khí: đậu tự nhiên vì hàm lượng chất xơ không bị phân hủy và vi khuẩn lên men. Các loại trái cây và rau quả như bắp cải, đậu, bông cải xanh, súp lơ trắng, hành tây, mận khô và táo.
- Chất làm ngọt nhân tạo
- Rượu, bia: thường gây kích thích hệ tiêu hóa, là lý do gây nên các đợt tiêu chảy sau khi uống rượu, bia đối với người bị viêm đại tràng co thắt.
- Trà, café.
- Các loại thức ăn cay, nóng
- Thực phẩm tươi sống chưa nấu chín
2.5. Thay đổi thói quen sinh hoạt
Một số thói quen cần thay đổi nhằm giảm tình trạng táo bón và cải thiện tình trạng stress, giúp điều trị viêm đại tràng co thắt như:
- Uống đủ nước giúp làm mềm phân tránh táo bón.
- Hạn chế ngồi nhiều nhằm ngăn ngừa táo bón
- Ngủ sớm và đủ giấc giúp giảm stress và tăng cường miễn dịch
2.6. Luyện tập thể dục
Luyện tập thể dục có tác động đa chiều đến sức khỏe đường ruột và cải thiện tình trạng viêm đại tràng co thắt:
- Hỗ trợ nhu động ruột: Các vận động của cơ thể khi bạn luyện tập góp phần giúp nhu động ruột mạnh mẽ hơn, làm giảm táo bón, đầy hơi, chướng bụng.
- Giảm stress: các chất chống oxy hóa sinh ra trong quá trình vận động giúp nâng cao hệ miễn dịch, kích thích sản xuất endorphin làm giảm căng thẳng – một trong những nguyên nhân gây viêm đại tràng kích thích. Bên cạnh đó vận động giúp cơ thể ngủ ngon góp phần nâng cao sức khỏe tinh thần.
Các bộ môn được khuyến nghị: tập bơi, đi dạo, đạp xe đạp và Yoga.
Luyện tập thể dục giúp cải thiện tình trạng viêm đại tràng co thắt
2.7. Viêm đại tràng co thắt uống thuốc gì?
Nếu các phương pháp điều trị trên không hiệu quả, bác sĩ của bạn có thể kê đơn thuốc cho các triệu chứng của bạn, bao gồm:
- Thuốc chống co thắt: giúp ngăn ngừa co thắt cơ trơn đường tiêu hóa.
- Thuốc kháng cholinergic: giúp chặn một chất dẫn truyền thần kinh gọi là acetylcholine, chịu trách nhiệm truyền các xung thần kinh kích hoạt các cử động các cơ trơn đường tiêu hóa.
- Thuốc chống tiêu chảy: khi xuất hiện tình trạng tiêu chảy.
- Kháng sinh: để điều trị nhiễm trùng hoặc vi khuẩn có hại phát triển quá mức trong hệ tiêu hóa.
3. Khi nào thì cần đi khám bác sĩ?
Nếu bạn thường xuyên bị co thắt đại tràng, hãy đến gặp bác sỹ để được chẩn đoán và xác định nguyên nhân. Từ đó có chiến lược chăm sóc sức khỏe phù hợp.
BS. Trần Tuấn Anh