Cách chữa rối loạn tiêu hóa nhanh nhất tại nhà mà bạn nên biết

Rối loạn tiêu hóa bao gồm nhiều loại bệnh khác nhau, từ nhẹ đến nặng. Các rối loạn tiêu hóa phổ biến bao gồm bệnh trào ngược dạ dày thực quản, ung thư, hội chứng ruột kích thích, không dung nạp đường sữa. Một cách chữa rối loạn tiêu hóa nhanh nhất tại nhà có thể giúp bạn cải thiện tình trạng này ngay tại nhà.

1. Nguyên nhân nào gây rối loạn tiêu hóa? 

Rối loạn tiêu hóa có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó bao gồm:

1.1.Mắc bệnh lý đường tiêu hóa

trào ngược thực quản và viêm loét dạ dày có mối liên quan chặt chẽ với nhau

Nguyên nhân nào gây rối loạn tiêu hóa?

Một số bệnh lý đường tiêu hóa có thể gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa bao gồm:

  • Bệnh lý dạ dày: ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu. 
  • Bệnh Celiac – không dung nạp gluten: do không dung nạp gluten, dẫn đến viêm niêm mạc và teo nhung mao, gây kém hấp thu. Các triệu chứng thường là tiêu chảy.
  • Bệnh Crohn là một nhóm các vấn đề tiêu hóa được gọi là bệnh viêm ruột (IBD). Crohn có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của đường tiêu hóa nhưng thường ảnh hưởng nhất đến hồi tràng và ruột già, nối phần cuối của ruột non với phần đầu của ruột già hoặc ruột kết.
  • Viêm loét đại tràng: là một bệnh viêm ruột, với các triệu chứng của  tương tự như bệnh Crohn , nhưng phần đường tiêu hóa bị ảnh hưởng chỉ là đại tràng..
  • Viêm túi thừa: Các túi nhỏ được gọi là túi thừa có thể hình thành ở bất cứ nơi nào trong đường tiêu hóa, nhưng thường thấy nhất ở ruột kết. ở khoảng 5% dân số, các túi bị viêm hoặc nhiễm trùng, được gọi là viêm túi thừa. 
  • Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một chứng rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng đến ruột non và ruột già, gây ra các triệu chứng như đau quặn bụng và rối loạn đại tiện.
  • Mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột: trong ống tiêu hóa luôn có vi khuẩn tốt và xấu. Khi hai nhóm vi khuẩn này mất cân bằng dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Tình trạng này thường xảy ra khi sử dụng kháng sinh ở trẻ em., 
  • Các bệnh lý gan mật, tụy cũng góp phần làm rối loạn tiêu hóa do đây là các cơ quan hỗ trợ hoạt động tiêu hóa.
  • Các bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến nhất là ung thư thực quản, dạ dày và đại tràng dẫn đến các rối loạn tiêu hóa

1.2. Chế độ ăn uống không khoa học

  • Thức ăn uống không lành mạnh, nhiều chất béo, nhiều gia vị kích thích. 
  • Ăn uống không điều độ, ăn vào lúc quá đói, hoặc ăn quá no, ăn nhanh, không nhai kỹ
  • Chế độ ăn ít chất xơ

1.3. Những thói quen thiếu lành mạnh

Thói quen lười vận động

Một số thói quen có thể gây rối loạn tiêu hóa như:

  • Uống ít nước và lười vận động có thể dẫn đến táo bón
  • Thức khuya
  • Hút thuốc, sử dụng rượu bia và các chất kích thích

1.4. Nguyên nhân khác

  • Do dùng một số loại thuốc, chẳng hạn như các thuốc kháng viêm không steroid.
  • Dùng một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamine, sắt và một số loại thuốc giảm đau NSAID.
  • Các vấn đề về dây thần kinh hoặc bệnh xung quanh ruột già hoặc trực tràng.
  • Uống quá nhiều thuốc nhuận tràng
  • Không dung nạp hoặc dị ứng thực phẩm đều dẫn đến rối loạn tiêu hóa

2. Những triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp

Các triệu chứng phổ biến nhất của rối loạn tiêu hóa bao gồm đi ngoài ra máu hoặc phân có màu đen sẫm, chướng bụng, táo bón, tiêu chảy, ợ nóng, đau, buồn nôn và nôn.

3. Cách chữa rối loạn tiêu hóa nhanh nhất tại nhà

Nếu tình trạng rối loạn tiêu hóa diễn ra không thường xuyên, bạn có thể điều trị tại nhà bằng các phương pháp sau

3.1. Thay đổi chế độ ăn

3.1.1. Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?

Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?

  • Sữa chua: giúp bổ sung men vi sinh, cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột.
  • Các loại thực phẩm giàu chất và vitamin: các loại rau củ quả như táo, hạt chia, đu đủ chín, ngũ cốc  nguyên hạt, củ dền, rau xanh. Vitamin có tác dụng nâng cao sức đề kháng của cơ thể và đường tiêu hóa. Chất xơ giúp kích thích nhu động ruột và đại tiện dễ dàng hơn.
  • Gừng và bạc hà thúc đẩy quá trình tiêu hóa và làm giảm kích ứng hệ tiêu hóa.
  • Các loại thực phẩm chứa Omega 3 như các loại hạt và cá hồi, làm giảm viêm hệ thống tiêu hóa.

3.1.2. Không nên ăn gì khi rối loạn tiêu hóa?

Người bị rối loạn tiêu hóa nên chú ý đến thực phẩm mà mình ăn uống. cần tránh:

  • Cà phê, trà, rượu bia
  • Các loại thức ăn cay nóng
  • Hạn chế những loại thức ăn chứa nhiều chất béo không lành mạnh như phủ tạng động vật, thịt đỏ, thức ăn chế biến sẵn.

3.2. Điều chỉnh thói quen sinh hoạt

  • Ngừng hút thuốc lá hoặc uống rượu, cà phê, hoặc giảm bớt các chất gia vị gây kích thích, giảm bớt lượng chất béo trong bữa ăn, nhất là mỡ động vật.
  • Giữ chế độ ăn uống điều độ, không để quá đói, không ăn quá no, ăn chậm, nhai kỹ thức ăn.
  • Loại bỏ các yếu tố gây căng thẳng tinh thần hoặc nghỉ ngơi thư giãn hợp lý để vượt qua những vấn đề cảm xúc tiêu cực..
  • Có thói quen đi vệ sinh khoa học: tư thế ngồi bệt hoặc ngồi thẳng lưng tạo góc 90 độ so với mặt thành bồn cầu; Không ngồi bồn cầu quá lâu. Tránh rặn quá mạnh và không nhịn đại tiện.

3.3. Bổ sung chất giúp hỗ trợ tiêu hóa

  •  Bổ sung Lactase . nếu bạn mắc hội chứng không dung nạp lactose ngay trước khi ăn sẽ giúp bạn tiêu hóa đường sữa và giảm đầy hơi.
  • Alpha-galactosidase . Thuốc hỗ trợ tiêu hóa này có dạng lỏng hoặc viên nén. Bạn uống nó trước khi ăn để giúp cơ thể phân hủy các loại carbs hoặc đường phức như những loại có trong đậu, bông cải xanh và bắp cải. Thận trọng: Những người mắc bệnh di truyền galactosemia không nên sử dụng. Nó cũng giảm tác dụng một số loại thuốc trị tiểu đường như acarbose  (Precose) hoặc miglitol (Glyset) . Nếu bạn dùng thuốc điều trị bệnh tiểu đường , cần tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi dùng thuốc hỗ trợ này.
  • Simethicone  (Mylicon) giúp làm giảm chứng đầy hơi khó chịu và đau do đầy hơi.
  • Men vi sinh . Những chất bổ sung này chứa vi khuẩn “thân thiện” có thể giúp tiêu hóa. Ngoài dạng viên và dạng bột bạn rắc vào thức ăn, các loại thực phẩm như sữa chua, kefir và dưa cải bắp có chứa men vi sinh
  • Bổ sung men tiêu hóa trong các trường hợp cắt dạ dày, viêm tụy mạn….

4. Khi nào người bị rối loạn tiêu hóa cần đi khám tại cơ sở y tế?

Thăm khám khi có các biểu hiện của suy tim

Khi nào người bị rối loạn tiêu hóa cần đến gặp bác sĩ

Mặc dù là một bệnh lành tính, tuy nhiên một số trường hợp bạn cần đến gặp bác sỹ như:

  • Ợ nóng dai dẳng hoặc nghiêm trọng
  • Khó nuốt, đau khi nuốt
  • Khàn tiếng dai dẳng hoặc đau họng
  • Cảm giác có thức ăn mắc kẹt trong cổ họng hoặc ngực của bạn
  • Nôn hoặc buồn nôn dai dẳng
  • Tiêu chảy mãn tính
  • Phân có máu hoặc đen kéo dài
  • Táo bón mãn tính
  • Mất cảm giác ngon miệng
  • Giảm cân ngoài ý muốn
  • Đầy hơi mãn tính

BS Trần Tuấn Anh

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận