Cách giữ ấm chân trong mùa lạnh
Một trong những bộ phận trên cơ thể nhạy cảm với lạnh chính là bàn chân. Lạnh chân thường gây ra những vấn đề xấu tới sức khỏe. Lạnh chân khiến con người khó ngủ, vậy phải làm gì để chữa bàn chân lạnh hay giữ ấm chân khi ngủ?
Nội dung bài viêt
1. Chân lạnh ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe?
Một trong những bộ phận trên cơ thể nhạy cảm với lạnh chính là bàn chân. Tác động tích cực lên đôi chân có thể giúp phòng ngừa nhiều bệnh cho toàn thân và ngược lại.
Theo đông y, bàn chân có nhiều đường kinh ba âm ba dương, có các mạch xung và mạch kiểu chịu trách nhiệm điều hòa âm dương cho toàn cơ thể.
Chân ở dưới cùng hệ tuần hoàn, nằm xa tim, máu chảy ngược lên khiến dinh dưỡng cho chân có phần khó khăn hơn so với các bộ phận khác. Trong điều kiện nóng lạnh thất thường của miền Bắc, chân càng dễ bị thương tổn hơn.
- Giữ ấm chân mùa đông (Ảnh: Internet)
Vì thế ngoài việc giữ ấm cơ thể cần phải đặc biệt chú ý chăm sóc và giữ ấm chân. Giữ cho đôi chân khỏe mạnh chính là cách để bảo vệ sức khỏe trong mùa đông.
2. Các biện pháp giữ ấm chân trong mùa đông để đảm bảo sức khỏe
2.1. Luôn vận động
Không nên ngồi ì một chỗ vì thời tiết lạnh mà nên thường xuyên vận động. Buổi sáng và buổi tối bạn có thể tập thể dục, đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày. Đi bộ cũng là cách tốt nhất để cải thiện lưu thông máu cho bàn chân. Việc đặt áp lực lên đôi chân khi bạn đi bộ đã là một động tác để dồn lưu lượng máu trong các tĩnh mạch của bạn lên đôi chân. Trong khi ngồi làm việc hoặc xem ti vi bạn có thể gập các ngón chân lại và lại duỗi các ngón chân ra. Cứ lặp đi lặp lại động tác này khi có thể hoặc làm ít nhất 10 phút mỗi ngày sẽ giúp chân khỏe mạnh và giảm đau.
2.2. Hạn chế tiếp xúc với nước lạnh, các chất tẩy rửa
Cần hạn chế tiếp xúc với nước lạnh, các chất tẩy rửa. Không nên dùng chân trần dẫm xuống chậu nước lạnh để giặt quần áo hay chăn màn. Nếu phải làm ruộng, bạn nên đi ủng bảo vệ đôi chân.
2.3. Xoa bóp giúp lưu thông máu
Khi ra ngoài hay đi làm đồng về, nếu bàn chân lạnh cóng, bạn có thể thực hiện các động tác xoa bóp hồi phục và giúp cho tuần hoàn tốt. Xoa bóp lâu gan bàn chân và nắn sâu theo chiều chảy của tĩnh mạch, từ cuối các ngón chân đến gót chân. Hãy nhấn mạnh vào hõm của lòng bàn chân và bóp lên mắt cá, tiếp lên cẳng chân.
2.4. Ngâm chân bằng nước ấm
Mùa đông, mỗi tối trước khi đi ngủ bạn nên ngâm chân vào chậu nước ấm cho chút muối ăn khoảng 10-15 phút. Nếu có điều kiện có thể dùng nước ấm pha chút tinh dầu bạc hà, hoắc hương hoặc nấu nước lá chanh, lá bạch đàn,… Ngâm chân bằng nước ấm sẽ giúp “sưởi ấm” cho cả chân và cơ thể, giúp bạn có giấc ngủ ngon. Nếu thời tiết không quá lạnh, có thể thực hiện ngâm chân trong nước nóng rồi sau đó cho vào nước mát sẽ làm các mạch máu mở rộng và thu hẹp lại tương ứng. Việc này sẽ kích thích cho việc lưu thông máu tốt hơn.
- Ngâm chân giúp giữ ấm chân mùa đông hiệu quả (Ảnh: Internet)
Chú ý, khi đi ra ngoài lạnh về bạn không nên hơ ngay bàn chân gần bếp lửa, lò sưởi dù là sưởi điện, không dùng túi chườm nóng, kể cả chăn sưởi ấm quá nóng. Dùng bít tất ngắn có chất liệu sợi bông, len. Nên đi giày đế dày và có tấm lót. Nên thường xuyên thay tất, giữ vệ sinh cho đôi chân.
Khi bị lạnh mạch máu co lại, tuần hoàn máu chậm lại, bàn chân và các đầu ngón chân lạnh, có khi rất lạnh. Không những chỉ có cảm giác khó chịu mà còn có thể bị cước: Các ngón chân đỏ lên, bị kích thích, da bong, nếu các ngón chân chuyển màu trắng, chính là triệu chứng của hội chứng Raynaud, các ngón chân thiếu máu nuôi dưỡng, cảm giác da bì bì.
2.5. Làm cho chân hoạt động
Buổi chiều tối khi đi làm về chớ vội sưởi chân hoặc ngâm chân vào nước nóng. Nếu làm thế rất nguy hại đối với da và mạch máu. Bạn nên nhúng chân vào nước lạnh. Tăng dần nhiệt độ bằng cách cho thêm chút nước nóng, nhưng không vượt quá 37 độ C. Có thể đi bộ chân trần, sau đó xoa bóp gan bàn chân.
Phương Anh
Thầy thuốc Việt Nam