Cách giúp hệ tiêu hóa hấp thu tốt và khỏe mạnh
Hệ tiêu hóa đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ và chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Thế nhưng, việc ăn uống thiếu khoa học lại ảnh hưởng tiêu cực đến các bộ phận thuộc hệ cơ quan này. Vậy hãy cùng nhau tìm hiểu các cách giúp hệ tiêu hóa hấp thu tốt và khỏe mạnh qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viêt
1. Vì sao cần phải có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hấp thu tốt?
Vì sao cần phải có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hấp thu tốt?
Hệ tiêu hóa là một hệ thống được vận hành bởi nhiều cơ quan trong cơ thể như miệng, họng, thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng, trực tràng, hậu môn cùng với các tuyến tiêu hóa. Các cơ quan phối hợp nhịp nhàng, hỗ trợ nhau trong nhiệm vụ phá vỡ cấu trúc và hấp thu các chất dinh dưỡng thiết yếu từ thức ăn, từ đó cơ thể sẽ sử dụng cho các hoạt động sống.
Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hấp thu tốt không chỉ có tác dụng tích cực cho đường ruột mà còn giúp cơ thể luôn trong trạng thái ổn định và ngăn ngừa được nhiều bệnh lý nguy hiểm liên quan đến hệ tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, viêm dạ dày… Vì vậy, mỗi người chúng ta cần phải ý thức được việc chăm sóc bản thân, quan tâm đến chế độ ăn uống hằng ngày, phải bổ sung đa dạng các loại thực phẩm, đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, hỗ trợ hệ tiêu hóa hấp thu tốt và khỏe mạnh
2. Cách giúp hệ tiêu hóa hấp thụ tốt và khỏe mạnh
2.1. Có chế độ ăn uống khoa học
Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh là một trong những cách giúp hệ tiêu hóa hấp thu tốt và khỏe mạnh hơn. Mỗi người sẽ có một nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe…Tuy nhiên, cần chắc chắn rằng cơ thể luôn được đảm bảo bổ sung đủ dưỡng chất về mặt số lượng cũng như chất lượng để có đủ năng lượng giúp cơ thể tăng trưởng, khỏe mạnh về cả thể chất lẫn tinh thần.
Lợi ích của thói quen ăn uống khoa học sẽ giúp cơ thể ngăn ngừa tình trạng thiếu chất, suy dinh dưỡng hay thừa cân. Đồng thời làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng như bệnh tim mạch, ung thư…
2.1.1. Uống đủ nước mỗi ngày
Nước giúp hấp thu các chất dinh dưỡng và chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Đồng thời, nước còn đóng vai trò là trợ thủ đắc lực giúp dạ dày co bóp thức ăn một cách nhẹ nhàng, ngăn ngừa nguy cơ táo bón, đào thải chất độc ra khỏi cơ thể. Vì vậy, uống đủ nước cũng là một cách giúp hệ tiêu hóa hấp thu tốt và khỏe mạnh hơn.
Bạn cũng có thể cung cấp nước cho cơ thể bằng các loại trà thảo mộc không chứa cafein hoặc ăn các loại trái cây và rau quả mọng nước như cà chua, bưởi, cần tây…
Uống đủ nước mỗi ngày giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh và hấp thu tốt hơn
2.1.2. Cân đối thực phẩm thuộc 4 nhóm dinh dưỡng
Cân đối thực phẩm thuộc 4 nhóm dinh dưỡng
Cách giúp hệ tiêu hóa hấp thu tốt không thể không kể đến đó là việc cân đối đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cần thiết, bao gồm: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Mỗi nhóm thực phẩm đều có vai trò riêng, hỗ trợ nhau để nuôi dưỡng cơ thể. Ba nhóm đầu có tác dụng cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống, nhóm thứ tư không cung cấp năng lượng nhưng nếu thiếu sẽ để lại những hậu quả xấu cho sức khỏe.
Tùy vào từng giai đoạn phát triển mà cơ thể sẽ có nhu cầu cung cấp dưỡng chất từ 4 nhóm thực phẩm này với tỉ lệ khác nhau. Điều quan trọng là cần phải bổ sung cân bằng cả 4 nhóm này, không nên dung nạp quá nhiều hay quá ít thực phẩm của một nhóm chất. Một cơ thể với đầy đủ dưỡng chất cần thiết sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, sức khỏe luôn đạt trạng thái tốt nhất và phòng ngừa trước sự xâm nhập của các tác nhân gây hại cho sức khỏe.
2.1.3. Ăn đủ bữa, đúng bữa
Ăn uống đủ bữa, đúng bữa, đúng giờ cũng là một trong những cách giúp hệ tiêu hóa hấp thu tốt hơn. Nhiều nghiên cứu cho rằng bạn không nên bỏ qua bất kỳ bữa ăn nào trong 3 bữa chính (bữa sáng. bữa trưa, bữa tối). Bạn nên sắp xếp thời gian cho mỗi bữa hợp lý. Khoảng cách giữa các bữa ăn từ 4-5 giờ là hợp lý. Lưu ý không ăn tối trước giờ đi ngủ ít hơn 2 tiếng.
2.1.4. Ăn chậm, nhai kỹ
Tuyến nước bọt có vai trò hỗ trợ tiêu hóa thức ăn và là chất lỏng giúp trộn thức ăn ở dạ dày trước khi chuyển vào ruột non. Khi càng nhai lâu, nhai kỹ, nước bọt tiết ra càng nhiều giúp thức ăn được tiêu hóa dễ dàng hơn, cơ thể từ đó sẽ dễ hấp thu các chất dinh dưỡng hơn, làm giảm các triệu chứng như khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng. Hơn nữa, việc ăn chậm, nhai kỹ còn được chứng minh là giúp giảm căng thẳng, từ đó bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
2.1.5. Chế biến và bảo quản thực phẩm đúng cách
Bảo quản thực phẩm đúng cách
Bảo quản thực phẩm là quá trình xử lý thực phẩm để ngăn ngừa và làm giảm sự hư hỏng. Nếu bảo quản không đúng cách sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, thực phẩm dễ bị ôi thiu, làm giảm chất lượng cũng như giá trị dinh dưỡng có trong thực phẩm. Vì vậy, thực phẩm tươi mua về phải bảo quản tốt, đúng cách bằng một số cách sau:
- Đối với rau, quả cần bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh. Dùng giấy bảo quản gói lại và đặt trong khay đựng rau. Lưu ý không lấy bao nilon để buộc lại vì túi kín, nước đọng lại làm cho rau, quả dễ bị héo và thối.
- Các loại thực phẩm như ngũ cốc, hạt cần để nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ẩm mốc.
- Nhóm thực phẩm trứng, sữa thì để ngăn mát tủ lạnh hoặc nơi thoáng mát trong nhà, tránh ánh nắng trực tiếp.
- Đối với nhóm thịt, cá, hải sản nếu chưa chế biến ngay, cần bảo quản trong tủ đông lạnh.
Bên cạnh đó, việc chế biến thực phẩm đúng cách cũng được xem là một cách giúp hệ tiêu hóa hấp thu tốt. Mỗi loại thực phẩm có cách chế biến khác nhau. Chế biến đúng cách sẽ đảm bảo được giá trị dinh dưỡng trong thức ăn. Đối với một số loại thức ăn thì hấp hoặc ăn sống được cho là tốt hơn cả vì giữ được nhiều chất dinh dưỡng, trong khi đó cách chế biến theo kiểu luộc, nướng, rán, chiên lại làm mất đi chất dinh dưỡng cần thiết.
Từng loại thực phẩm sẽ có cách bảo quản phù hợp để đảm bảo được giá trị dinh dưỡng không bị mất đi
2.1.6. Thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hóa cần tránh
Để giúp hệ tiêu hóa ngày một khỏe mạnh, bạn cần tránh những loại thực phẩm có hại cho sức khỏe như:
- Thực phẩm không rõ nguồn gốc.
- Các món tái, sống, bảo quản lâu ngày.
- Rượu, bia, chất kích thích.
- Trái cây có vị chua, nhiều axit.
- Thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng.
2.2. Bổ sung men vi sinh, men tiêu hóa khi có chỉ định
Men vi sinh, men tiêu hóa giúp bổ sung các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn có hại. Đồng thời hỗ trợ khắc phục tình trạng loạn khuẩn đường ruột, hạn chế các bệnh lý nhiễm trùng đường tiêu hóa hay làm giảm các triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu…
2.3. Bổ sung các nhóm vitamin, khoáng chất
Vitamin và khoáng chất đóng vai trò như chất xúc tác giúp biến đổi thức ăn thành năng lượng. Để duy trì một hệ tiêu hóa khỏe mạnh và hấp thu tốt, cần cung cấp đủ vitamin và khoáng chất theo từng lứa tuổi và từng giai đoạn phát triển của chúng ta.
Các nhóm vitamin bao gồm nhóm vitamin tan trong dầu (A, D, E, K), vitamin tan trong nước (B, C, F) và các khoáng chất như kẽm, sắt, canxi… Bổ sung đa dạng các loại thực phẩm như trứng, sữa, rau, củ, quả…
Vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho hệ tiêu hóa của chúng ta
2.4. Có chế độ sinh hoạt lành mạnh
Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao
Xây dựng một chế độ sinh hoạt lành mạnh cũng là cách giúp hệ tiêu hóa hấp thu tốt và khỏe mạnh hơn. Stress được xem như là nhân tố xấu liên quan đến các vấn đề sức khỏe như loét dạ dày, tiêu chảy, táo bón và hội chứng ruột kích thích.
Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, lựa chọn những bộ môn như yoga hay ngồi thiền để giúp đầu óc được thư giãn, tinh thần thoải mái, kiểm soát căng thẳng, từ đó cải thiện được các triệu chứng do các bệnh lý đường tiêu hóa gây ra.
Nguyễn Thùy Ngân