Cách nhận biết đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ là tình trạng viêm lớp màng trong suốt ở bề mặt nhãn cầu (dân gian gọi là lòng trắng). Bệnh phổ biến vào mùa mưa, dễ gây thành dịch, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà có những triệu chứng và cách điều trị khác nhau.

Bệnh đau mắt đỏ có biểu hiện như thế nào?

Do vi khuẩn

Do vi khuẩn thông thường

Đau mắt đỏ do vi khuẩn thông thường

Đau mắt đỏ do vi khuẩn thông thường

Bệnh gây nên do các loại vi khuẩn như Proteus, phế cầu, tụ cầu vàng, não mô cầu…, vi khuẩn vào mắt gây ô nhiễm thông qua bụi bặm, dụng cụ bẩn, tay bẩn hoặc viêm nhiễm ở các cơ quan khác rồi lan tới mắt. Bệnh có các biểu hiện:

  • Mắt đỏ do cương tụ mạch máu, rõ nhất ở cùng đồ và nhạt dần khi ra đến rìa.
  • Ban đầu dịch tiết có dạng trong loãng như tiết tố trong đau mắt đỏ do nguyên nhân virus, sau đó chuyển sang dạng mủ làm cho mắt khó mở, mắt dính vào buổi sáng khi ngủ dậy.
  • Tăng tiết nước mắt, chảy nước mắt.
  • Có cảm giác lộm cộm trong mắt như có sạn.
  • Thường bị ở một mắt rồi lan sang mắt thứ 2.
  • Nếu bệnh nặng có thể xuất hiện màng giả trên kết mạc, dẫn đến viêm loét giác mạc, giảm thị lực không phục hồi.

Do lậu 

Ở người lớn

Các triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ do lậu thường xuất phát sau khi bị nhiễm khoảng 2-5 ngày, một số trường hợp xuất hiện sớm sau 1 ngày hoặc muộn tới 14 ngày, với các triệu chứng sau: 

  • Sưng nề mí mắt và các tổ chức quanh mắt.
  • Khó mở mắt nhất là vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.
  • Xung huyết, đỏ mắt.
  • Mắt chảy dịch số lượng nhiều, liên tục, đóng thành một lớp vảy trên mắt. Dịch mủ màu trắng, vàng hoặc xanh lá cây.
  • Đau, rát mắt nhiều.
  • Độ nhạy với ánh sáng giảm
  • Bệnh diễn biến cấp tính, rầm rộ, nếu bỏ sót chẩn đoán hoặc chẩn đoán muộn lâu ngày có thể gây một số biến chứng như viêm loét, tổn thương giác mạc và để lại sẹo; nặng hơn có thể bị mất một phần thị lực hoặc toàn bộ.
Ở trẻ em

Trẻ sơ sinh là đối tượng có thể mắc bệnh đau mắt đỏ do lậu nếu người mẹ bị mắc bệnh lậu trong quá trình mang thai và truyền sang con qua ngả âm đạo trong quá trình sinh nở. Ngay cả trẻ sinh mổ cũng có khả năng bị nhiễm. Đau mắt đỏ do lậu ở trẻ sơ sinh có các biểu hiện sau: 

  • Sau sinh mắt nhắm nghiền. 
  • Mắt đỏ, phù nề mi mắt; chảy nước mắt.
  • Ghèn mắt dạng mủ màu vàng hoặc xanh, đóng dày.
  • Nổi hạch trước não thất; có thể kèm theo tình trạng nhiễm trùng máu, viêm màng não.

Do virus

Do Adenovirus

Đau mắt đỏ do Adonevirus

Đau mắt đỏ do Adenovirus

Adenovirus gây đau mắt đỏ là nguyên nhân hay gặp nhất, chiếm khoảng 90% trong các căn nguyên gây ra do virus. Virus phân bố trên toàn thế giới và có thể gây bệnh quanh năm. Bệnh lây trực tiếp qua tiếp xúc với dịch tiết từ mắt người bệnh hoặc qua đường hô hấp hoặc qua dùng chung các đồ dùng sinh hoạt (khăn mặt, đồ trang điểm,..)

Thể sốt viêm kết mạc họng hạch
  • Nhiều gỉ mắt, thường kèm theo đau họng hoặc sốt, cảm cúm, người mệt mỏi, đuối sức.
  • Chảy nước mắt nhiều, cảm giác cộm như vật lạ ở trong mắt.
  • Có thể chảy máu ở tròng trắng, tiết tố nước trong và dính.
  • Có hạch trước tai hoặc dưới hàm gây đau.
  • Kết mạc đỏ, phù mọng, có khi có xuất huyết và xuất hiện nhiều hột to xếp thành dãy ở cùng đồ.
  • Họng đỏ, amidan sưng to.
  • Giác mạc ít bị viêm, chiếm khoảng 30% các trường hợp, thường rất nhẹ. 
Thể viêm kết – giác mạc dính

Bệnh biểu hiện qua 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: trong vòng 7 ngày khi bệnh khởi phát, giác mạc xuất hiện những chấm viêm biểu mô lan tỏa, và bệnh thường khỏi sau hai tuần.
  • Giai đoạn 2: sau 1 tuần bệnh khởi phát, xuất hiện viêm giác mạc đốm tạm thời, sau khi điều trị có thể biến mất hoàn toàn.
  • Giai đoạn 3: xuất hiện các ổ thẩm lậu giác mạc dạng đốm dưới biểu mô. Các ổ viêm có thể tồn tại hàng tháng hoặc hàng năm nếu không được điều trị, cuối cùng gây giảm thị lực.

Do Herpes

Đau mắt đỏ do virus herpes

Đau mắt đỏ do virus herpes

Virus Herpes thuộc loại virus có acid nhân là AND, sống trên vật chủ duy nhất là con người. Khi loại virus này xuất hiện ở mắt sẽ nhiễm vào mí mắt, giác mạc, kết mạc gây bệnh đau mắt đỏ với các biểu hiện: 

  • Đỏ mắt, đau mắt.
  • Nhìn mờ, nhạy cảm với ánh sáng.
  • Tăng tiết nước mắt, tiết tố kết mạc loãng như nước.
  • Có thể xuất hiện mụn rộp Herpes quanh vùng mép miệng hoặc quanh mi mắt, kèm theo phù đỏ vùng da quanh đó.
  • Bệnh sẽ tự lành và không để lại sẹo nếu bị nhẹ. Trong trường hợp nặng có thể gây sẹo giác mạc, giảm thị lực, có thể mù mắt.

Do dị ứng

Chiếm khoảng 15-40% nguyên nhân gây đau mắt đỏ. Bệnh thường khó xác định được nguyên nhân gây dị ứng, chủ yếu do các tác nhân như phấn hoa, lông vật nuôi, thời tiết, thuốc, thức ăn, hóa chất. … bệnh biểu hiện với các thể sau: 

  • Dị ứng cấp: nguyên nhân là do phản ứng viêm cấp tính ngay sau khi bệnh nhân tiếp xúc với các dị nguyên trong môi trường. kết mạc và mi mắt sưng lên làm cho bệnh nhân cảm giác lo lắng, tình trạng này kéo dài trong vài giờ.
  • Dị ứng theo mùa hoặc quanh năm: bệnh có thể xuất hiện quanh năm, có kèm theo viêm mũi dị ứng. Tình trạng dị ứng nặng hơn nếu xảy ra theo mùa, thường là mùa xuân hay hè ở các nước xứ lạnh bởi có sự thay đổi về thời tiết và môi trường.

Bên cạnh đó các biểu hiện chung của đau mắt đỏ do dị ứng là:

  • Đau và đỏ ở cả 2 mắt.
  • Ghèn lỏng, có cảm giác cộm trong mắt.
  • Phù tròng trắng, phù mi mắt, mắt đỏ.
  • Nhiều gai nhú xếp thành hình gạch lát ở kết mạc sụn mi trên.
  • Bệnh xuất hiện nhiều ở lứa tuổi thiếu niên, thường hay tái phát.
  • Bệnh không có khả năng lây lan

Biểu hiện của đau mắt đỏ dễ nhầm với bệnh gì?

Viêm củng mạc

Là tình trạng viêm ảnh hưởng đến lòng trắng của mắt, được gọi là củng mạc làm lòng trắng của mắt bị đỏ và sưng lên. Bệnh thường liên quan đến một số bệnh tự miễn như: viêm khớp dạng thấp, lupus, hội chứng Sjogren…

Viêm loét giác mạc

Là những vết loét ảnh hưởng đến phần bên ngoài của mắt, được gọi là giác mạc. Bệnh gây nên bởi các tác nhân vi khuẩn, virus (herpes simplex, varicella-zoster,..), nấm, ký sinh trùng Acanthamoeba,…

Viêm nội nhãn

Là tình trạng viêm nghiêm trọng các loại mô ở trong mắt. Bệnh thường xuất hiện khi cơ thể giảm sức đề kháng. 

Xem thêm: Trị đau mắt đỏ như thế nào cho mau khỏi

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận