Cách thức mới giúp phụ nữ sinh đẻ an toàn mà không đau
“Đau như đau đẻ” là câu cửa miệng của tất cả mọi người bất kể nam nữ. Cá nhân tôi khi chứng kiến cuộc “vượt cạn” của các chị em mồ hôi cũng túa ra như thể chính mình đang trải nghiệm cơn đau. Y học đã tìm ra các cách thức mới để giúp phụ nữ sinh đẻ an toàn mà không đau.
Nội dung bài viêt
1. Cơn đau đẻ
- Đau đẻ – Nỗi ám ảnh của chị em phụ nữ (ảnh minh họa)
Cơ thể con người chịu đựng được tối đa 45 đơn vị đau. Nhưng khi phụ nữ sinh con, họ phải chịu đựng tới 57 đơn vị đau. Điều đó tương đương với việc bạn bị gãy 20 cái xương cùng 1 lúc.
Đọc đến đây chắc các bạn đã tưởng tượng được sự đau đớn của việc “vượt cạn”. Đẻ thường thì chịu đau khi rặn đẻ, đẻ mổ thì đau vết mổ mà vẫn phải gắng đi lại vận động nhẹ nhàng.
Nhưng với sự tiến bộ của y học, phụ nữ thời nay có thể sinh đẻ an toàn mà không đau nhờ phương pháp Giảm đau ngoài màng cứng.
2. Nguyên nhân gây đau trong đẻ
– Đẻ thường: do cơn co tử cung đẩy đầu thai nhi xuống làm giãn nở khung chậu hình thành ống đẻ.
– Đẻ mổ: sau mổ đau do vết mổ ở bụng và thành tử cung cùng lớp cơ bụng.
3. Gây tê ngoài màng cứng
3.1. Khoang ngoài màng cứng là gì
– Khoang ngoài màng cứng là một khoang kín, nằm giữa màng cứng và màng nhện cùng màng nuôi có nhiệm vụ bao bọc và bảo vệ tủy sống.
– Trong khoang ngoài màng cứng chủ yếu là các rễ thần kinh tủy sống, hệ mạch bạch huyết,động mạch sống và đám rối tĩnh mạch.
3.2. Tiến hành phương pháp gây tê ngoài màng cứng
– Bác sĩ Gây mê Hồi sức sẽ tiến hành thủ thuật đưa một dây nhỏ vô khuẩn vào khoang ngoài màng cứng qua vùng lưng của sản phụ để bơm thuốc tê vào bao phủ các sợi rễ thần kinh chi phối vùng gây đau. Qua đó ức chế dẫn truyền cảm giác đau.
- Phương pháp gây tê ngoài màng cứng giúp phụ nữ sinh đẻ an toàn mà không đau (Ảnh internet)
– Cảm giác đau sẽ giảm ít nhất 70 % cho đến 100% tùy kiểm soát của bác sĩ và giai đoạn của cuộc đẻ:
- Với đẻ thường: sẽ thực hiện khi cổ tử cung mở từ 2 – 3 cm. Chỉ làm giảm đau không làm mất cảm giác đau hoàn toàn để có thể rặn đẻ được bình thường.
- Với đẻ mổ: tiến hành cùng lúc gây tê tủy sống để mổ, giảm đau sau mổ liên tục từ lúc mổ xong. Có thể lưu giá trị giảm đau tối đa 3 ngày đầu sau mổ.
3.3. Ai không thể làm được phương pháp này
– Người không hợp tác, không đồng ý gây tê ngoài màng cứng.
– Bệnh nhân có rối loạn đông máu, sử dụng thuốc chống đông máu.
– Không có phương tiện hô hấp nhân tạo.
– Nhiễm trùng da vùng lưng, nhiễm trùng huyết.
– Suy tim mất bù, hẹp khít van hai lá.
3.4. Lợi ích đem lại khi không phải chịu đau nhiều
– Tránh stress, sang chấn tâm lý.
– Phục hồi sau mổ tốt:
- Sớm tập đi lại vận động tránh nguy cơ bế sản dịch.
- Sớm phục hồi nhu động ruột về bình thường, ăn uống tốt nhanh liền vết mổ và chất lượng sữa tốt.
BS Lưu Hoàng Anh
Giảng viên Đại học Y Hải Phòng