Những điều nên biết về chứng cảm lạnh ở phụ nữ mang thai

Trong thời kì mang thai, các bà mẹ đặc biệt phải giữ gìn sức khỏe. Bất kì bệnh nào trong giai đoạn này cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Cảm lạnh ở phụ nữ mang thai như thế nào? Các vấn đề liên quan đến cảm lạnh sẽ được trình bày dưới bài viết này.

1. Nguyên nhân đẫn dến cảm lạnh khi mang thai

Cảm lạnh khi mang thai
Cảm lạnh khi mang thai (Ảnh internet)

Nguyên nhân gây cảm lạnh là do vi-rút. Có tới hơn 200 loại vi-rút gây bệnh cảm lạnh. Đây là một loại nhiễm trùng đường hô hấp trên. Vi-rút cảm lạnh lan truyền trong không khí, qua tiếp xúc trực tiếp.Thường thì phụ nữ mang thai sẽ mắc một lần bị cảm lạnh. Phụ nữ mang thai dễ bị mắc cảm lạnh hơn. Bởi khi mang thai, hệ miễn dịch của họ bị suy yếu, dễ bị tấn công bởi vi-rút.

2. Triệu chứng cảm lạnh khi mang thai

Mệt mỏi là triệu chứng điển hình khi bị cảm lạnh
Mệt mỏi là triệu chứng điển hình khi bị cảm lạnh (Ảnh internet)

Thường  các triệu chứng cảm lạnh khi mang thai cũng giống như các triệu chứng cảm lạnh thông thường khác. Các biểu hiện thường bắt đầu từ nhẹ như hắt hơi, ngạt mũi hoặc sổ mũi, ho khan. Các triệu chứng có thể nặng hơn như ho tăng, đau đầu, sốt cao, người mệt mỏi, chán ăn… Ho nhiều có thể gây cảm giác tức, đau ở ngực. Các triệu chứng có thể kéo dài liên tục trong vòng 2 tuần. Nhưng sau đó bạn sẽ khỏi hoàn toàn, thường từ 5-10 ngày.

Xem thêm

https://thaythuocvietnam.vn/meo-hay-chua-cam-lanh-cam-cum-mua-dong-khong-can-dung-thuoc/

3. Biến chứng: ảnh hưởng gì đến mẹ và thai nhi, các biến chứng khác

Thai kì là giai đoạn vô cùng nhạy cảm của mỗi người phụ nữ. Cảm lạnh trong thời kì mang thai có thể gây nhiều biến chứng cho mẹ và thai nhi. Đặc biệt là cảm lạnh khi mang thai 3 tháng đầu, nhiều nguy cơ xảy ra với cả mẹ và bé.

3.1. Đến mẹ bầu

Cảm lạnh khi mang thai có thể tiến triển lên bệnh viêm phế quản, viêm phổi thậm chí viêm tai giữa, sốc nhiễm khuẩn và viêm màng não. Gây suy nhược, mệt mỏi nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của phụ nữ. Cảm lạnh khi mang thai có thể gây co bóp tử cung sớm, gây nhiều biến chứng cho thai nhi.

3.2. Đến thai nhi

Cảm lạnh khi mang thai 3 tháng đầu có nguy cơ bị sảy thai, thai chết lưu, sinh thiếu tháng, cản trở sự phát triển của trẻ, hệ miễn dịch của thai nhi suy yếu. Mẹ bầu bị suy kiệt sức lực làm cản trở sự phát triển toàn diện của thai nhi. Việc sử dụng thuốc khi bị cảm lạnh có thể gây nhiều biến chứng: Dị tật ở trẻ sau này như sứt môi, hở hàm ếch, con sinh ra có thể mắc hội chứng Down, bệnh tim…

4. Cách xử trí cảm lạnh khi mang thai

Nhiều chị em phụ nữ khi có dấu hiệu cảm lạnh đã vội vàng dùng thuốc để đẩy lùi triệu chứng. Tuy nhiên việc quá lạm dụng thuốc có thể gây nhiều biến chứng cho cả mẹ và thai nhi. Khi bị cảm lạnh, trước tiên cần đi khám bác sĩ và có thể làm một số xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân. Tuyệt đối không sử dụng thuốc nếu không có sự kê đơn từ bác sĩ.  Bên cạnh thuốc bác sĩ đã kê đơn, bạn có thể đẩy lùi các triệu chứng bằng các liệu pháp tự nhiên sau.

4.1. Xông hơi

Xông hơi giúp giảm các triệu chứng của bệnh cảm lạnh
Xông hơi giúp giảm các triệu chứng của bệnh cảm lạnh (Ảnh internet)

Có thể xông hơi mặt bằng tinh dầu, giúp thông thoáng mũi họng, giảm nghẹt mũi khó thở. Đồng thời, xông hơi giúp giải cảm, ngừa đau đầu, hạ sốt.

4.2. Cung cấp đủ nước

Cung cấp đủ nước cho cơ thể, đặc biệt nước ép hoa quả bổ sung thêm vitamin cho bà bầu
Cung cấp đủ nước cho cơ thể, đặc biệt nước ép hoa quả bổ sung thêm vitamin cho bà bầu (Ảnh internet)

Bà bầu nên uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể, bởi sốt có thể gây mất nước. Chị em nên uống các loại nước sinh tố bởi nó chứa nhiều vitamin. Điều này giúp tăng cường hệ miễn dịch đồng thời cung cấp chất dinh dưỡng cho mẹ và bé.

4.3. Điều trị ho

Dùng các biện pháp tự nhiên để điều trị ho khi bà bầu bị cảm lạnh
Dùng các biện pháp tự nhiên để điều trị ho khi bà bầu bị cảm lạnh (Ảnh internet)

Có thể sử dụng chanh, mật ong, húng quế, lá hẹ, tỏi, gừng, súc miệng bằng nước muối, uống nước ấm… điều trị cơn ho, rát họng. Đặc biệt, mẹ bầu cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Nên chọn thực phẩm lỏng, mềm như cháo, soup…  giúp bà bầu tiêu hóa tốt và dễ nuốt.

4.4. Nghỉ ngơi tại gia

Nghỉ ngơi tại nhà để phục hồi sức khỏe
Nghỉ ngơi tại nhà để phục hồi sức khỏe (Ảnh internet)

Nên nghỉ ngơi tại nhà, tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm vì có thể khiến bệnh nặng hơn. Các mẹ cần có chế độ sinh hoạt điều độ, tránh lao động nặng, mất sức có thể gây suy kiệt.

5. Cách phòng bệnh cảm lạnh khi mang thai

Cảm lạnh thời kì mang thai gây nhiều biến chứng cho thai nhi. Chính vì vậy mẹ bầu nên có các cách phòng bệnh cảm lạnh khi mang thai. Để tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ, một số cách phòng bệnh như sau:

5.1. Tránh tiếp xúc với người bị bệnh

Nếu ai đó bị cảm, hãy tránh tiếp xúc trực tiếp với họ. Giữ khoảng cách với người bị cảm lạnh. Tuyệt đối không dùng chung đồ đạc, cốc chén, bát đũa, thậm chí là nói chuyện vì vi-rút cảm lạnh lây qua không khí. Nếu đã tiếp xúc với người bị cảm lạnh, nên rửa tay với xà phòng.

5.2. Bổ sung vitamin C

Bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
Bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể (Ảnh internet)

Tăng cường hệ miễn dịch giúp bạn có khả năng phòng bệnh tốt hơn. Nên ăn nhiều trái cây hoa quả để bổ sung vitamin C. Hoặc bạn có thể sử dụng các thực phẩm chức năng theo hướng dẫn của bác sĩ cho. Hệ miễn dịch khỏe là tiền đề cho sự phát triển toàn diện của bào thai.

5.3. Súc miệng bằng nước muối ấm

Bạn có thể súc miệng bằng nước muối để ngừa viêm họng, diệt khuẩn 2 lần mỗi ngày.

5.4. Giữ ấm cho cơ thể

Mẹ nên giữ ấm cơ thể vào mùa đông để tránh cảm lạnh
Mẹ nên giữ ấm cơ thể vào mùa đông để tránh cảm lạnh (Ảnh internet)

Cảm lạnh đặc biệt hay xảy ra vào lúc giao mùa và mùa đông. Cơ thể nên luôn được giữ ấm. Khi cơ thể gặp lạnh là yếu tố thuận lợi cho vi-rút xâm nhập gây bệnh.

Tóm lại, mặc dù cảm lạnh không phải là căn bệnh quá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu để nặng sẽ gây nhiều biến chứng cho cả mẹ và thai nhi. Hãy bảo vệ cơ thể bạn và bào thai bằng những biện pháp phòng ngừa sớm nhất có thể.

BS. Nguyễn Thị Ngọc Thúy

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận