Cảm nhận của bệnh nhân sau khi dùng thuốc Smecta trị tiêu chảy

1. Giới thiệu về bệnh nhân A đã bị tiêu chảy

Bệnh nhân N.V.A, 26 tháng tuổi, giới tính nam, ở Hà Nội. Cách đây 1 ngày khoảng 8h tối, bé sốt cao, nhiệt độ 39.2 độ, bố mẹ đã cho bé uống thuốc hạ sốt nhưng không hết sốt. Bé không nôn, không tiêu lỏng, không ho, bỏ bú.

Hôm nay, bé bắt đầu có triệu chứng tiêu chảy, phân lỏng nhầy, màu vàng, không lẫn máu, trẻ đi khoảng 5-6 lần/ngày, lượng phân ít, bé còn sốt 38-39 độ

Cân nặng bé trước khi tiêu chảy: 15.5kg

9h tối bố mẹ lo lắng nên đưa trẻ nhập viện

Tình trạng khi nhập viện:

  • Nhiệt độ: 38 độ, nhịp thở 32 lần/ phút, mạch 80 lần/ phút, huyết áp 110/ 60 mmHG, nặng 12kg, cao 83 cm.
  • Bụng hơi chướng, đầy hơi, gan lách không to. Mắt không trũng, môi hồng không khô.

Nếp véo dưới da bụng bình thường, bệnh nhân mệt mỏi nhưng vẫn còn tỉnh táo.

Tiền sử bệnh: Bệnh nhân khỏe mạnh, không có tiền sử bệnh, không dị ứng thuốc

Chẩn đoán: bệnh nhân bị tiêu chảy cấp

1.1 Sự nguy hiểm của tiêu chảy nếu không chữa trị

Tiêu chảy là bệnh lý có nhiều biến chứng nguy hiểm 

Có nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy như bệnh nhân dị ứng hay không hấp thu được một số thành phần, do tác dụng phụ của thuốc,.. Nhưng phổ biến nhất là do các vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc các bệnh lý về đường tiêu hóa như viêm đại tràng, viêm ruột,…

Tiêu chảy cấp là bệnh lý có thể xảy ra ở mọi đối tượng, mà nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Tiêu chảy có thể khiến cho cơ thể mất nước và các chất điện giải qua quá trình đào thải phân. Việc này kéo dài khiến cho cơ thể đối diện với nguy cơ rối loạn thăng bằng kiềm toan, bệnh suy thận cấp, hạ đường huyết ở bệnh nhân, và gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác như suy hô hấp, trụy mạch, xuất hiện tình trạng hôn mê, co giật,.. thậm chí nếu không điều trị kịp thời còn đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Bên cạnh đó, một số biến chứng có thể gặp phải như loét, hăm đỏ hậu môn do đi ngoài liên tục, suy dinh dưỡng ở trẻ bị tiêu chảy kéo dài,..

1.2 Đi khám tại bệnh viện sau đó được tư vấn dùng thuốc Smecta

Bệnh nhân tiêu chảy được tư vấn dùng Smecta

Sau khi chẩn đoán, bố mẹ trẻ được bác sĩ tư vấn dùng sản phẩm Smecta cho bé với liều dùng 2 gói/ ngày trong 3 ngày đầu, 4 ngày tiếp theo 3 gói/ ngày.

Theo tư vấn của các bác sĩ và dược sĩ tại cơ sở y tế về sản phẩm thì:

Đây là sản phẩm có chứa thành phần chính là Diosmectite dạng bột với hàm lượng 3g/gói. Khi dùng thì cần pha bột với 50ml nước để tạo thành hỗn dịch.

Diosmectite là một chất hấp phụ có trong đất sét được cấu tạo từ Aluminum Magnesium silicate, thuốc được dùng trong điều trị tiêu chảy do có khả năng hấp phụ các độc tốt, tác nhân gây bệnh, vào tạo thành một lớp màng bao phủ để bảo vệ niêm mạc.

2. Hiệu quả sau khi sử dụng thuốc Smecta

Sau khi dùng sản phẩm Smecta, bệnh nhân thấy những thay đổi đáng kể, cải thiện rõ rệt tình trạng tiêu chảy.

2.1. Cảm nhận khi hết tiêu chảy

Trong quá trình dùng thuốc, bệnh nhân dùng trong ngày thứ 3 đã đi được phân có khuôn lần đầu tiên, phân không có nhầy. Trong 3 ngày đó số lần tiêu chảy và số lượng phân cũng giảm dần đi. Các triệu chứng khó chịu như chướng bụng cũng giảm dần.

2.2. Khỏe mạnh hoàn toàn

Sau 7 ngày dùng thuốc, hiện tại bệnh nhân đã khỏe mạnh bình thường, bố mẹ bệnh nhân chia sẻ: “Nghe theo tư vấn của bác sĩ, tôi cho con uống Smecta trong 3 ngày đầu đã đi được phân cứng, hiện tại thì bé đã hoàn toàn khỏe mạnh, ăn uống và đi đại tiện bình thường. Các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng cũng biến mất. Trước đây trẻ hay quấy khóc, bỏ bú, còn bây giờ tôi thấy bé đã khỏe hơn rất nhiều, chịu chơi đùa, bú tốt hơn trước.”

Xem thêm

Smecta là thuốc gì? Công dụng, cách sử dụng và lưu ý khi dùng

3. Lợi ích và sự cần thiết phải tuân thủ liều điều trị và khuyến cáo cho người dùng

Quá trình dùng thuốc nên tuân thủ liều điều trị của bác sĩ 

Quá trình điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ đúng như hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ về liều dùng, thời điểm và thời gian dùng thuốc.

Việc dùng đúng và đủ liều khuyến cáo sẽ không những giúp giảm các triệu chứng đi ngoài, đại tiện nhiều so với bình thường, mà còn giúp quá trình phục hồi của niêm mạc ruột tốt hơn. Thuốc gắn vào các độc tố bên trong lòng ruột, đồng thời tạo một lớp bao phủ niêm mạc ruột, do đó giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng tiêu chảy. Trong quá tình tiêu chảy, ruột rất yếu, dễ bị tác động, mặc dù các triệu chứng tiêu chảy đã thuyên giảm nhưng niêm mạc ruột vẫn chưa khôi phục hoàn toàn. Khi ngừng thuốc đột ngột, hay dùng không đúng liều điều trị, ruột chưa đủ thời gian phục hồi, khiến bệnh tái phát.

Liều điều trị theo khuyến cáo là 10 gói/ 7 ngày, bệnh nhân  dùng 2 gói/ngày trong 3 ngày đầu, 4 ngày sau mỗi ngày một gói. Như vậy dùng thuốc tuân thủ liều điều trị sẽ đảm bảo hiệu quả điều trị, tránh trường hợp bệnh tái phát sau khi ngừng thuốc.

Một số khuyến cáo của các chuyên gia trong quá trình sử dụng Smecta:

  • Điều trị tiêu chảy không được bỏ qua bước bù nước, bù điện giải. Bệnh nhân có thể bổ sung bằng cách sử dụng Oresol, nước dừa,…
  • Tùy theo độ tuổi, mức độ tiêu chảy, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, thì sẽ bù  lượng dịch thích hợp bằng đường uống hoặc đường tĩnh mạch
  • Khi bị tiêu chảy, bệnh nhân nên uống nhiều nước để bù lại lượng dịch đã mất đi.
  • Hằng ngày, bệnh nhân nên duy trì chế độ ăn bình thường, lúc này bụng chúng ta rất yếu, rất dễ kích ứng vì vậy nên hạn chế một số loại thực phẩm dễ gây tiêu chảy như rau sống và trái cây, rau xanh, đồ tươi sống hay thực phẩm đông lạnh.
  • Rượu bia, thuốc lá đều không tốt cho bệnh nhân tiêu chảy và chúng cũng có thể ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc
  • Tránh dùng Smecta lâu dài
  • Đối với phụ nữ có thai và cho con bú, không khuyến cáo sử dụng Smecta, cần hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng thuốc.
  • Thận trọng đối với bệnh nhân có tiền sử táo bón, trẻ dưới 2 tuổi
  • Khi dùng thuốc mà xuất hiện các dấu hiệu bất thường như mề đay, phù mạch, quá mẫn… thì cần liên hệ ngay với các cơ sở y tế để được thăm khám.

Như vậy qua tình huống tiêu chảy của bệnh nhân A, chúng ta cũng thấy được phần nào hiệu quả của sản phẩm Smecta. Đây chính là một trong những sản phẩm đầu tay được nhiều chuyên gia, bác sĩ lựa chọn.

DS Cao Thị Cẩm Tú

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận